Nguyễn Văn Do
Posted by adminbasam on
05/04/2017
Formosa là hiểm họa quá đỗi to lớn, mà khi nghĩ đến
nó, bất kỳ ai cũng đều rùng mình, xem có dám cho bản thân hay con cái ra biển
miền Trung du ngoạn, tắm biển nữa hay không?!
Trước đó có nhiều vụ ô nhiễm lớn, nhưng có lẽ do thế
mạnh truyền thông và công cụ kiểm soát của chế độ còn hữu dụng, nên đã giấu nhẹm.
Cho đến nay, nhờ có mạng xã hội, cộng với nhiều ức chế trong dân chúng, nên có
thêm nhiều tiếng nói độc lập, tạo ra các mối liên kết, khiến chế độ Hà Nội
không còn kiểm soát được nữa. Sự chuyển biến này còn có tính cộng hưởng từ việc
suy thoái kinh tế mà chế độ Hà Nội điều hành yếu kém trong hàng thập kỷ qua.
Tôi không phải là người có chuyên môn để nói rộng
hơn về tác hại của các ô nhiễm mà người Việt gánh chịu. Phần đó xin để các
chuyên gia có tâm huyết và có “chuyên môn thực thụ” lên tiếng. Trước đó, về ô
nhiễm, từng có vụ rúng động ở TP HCM liên quan đến Vedan. Thực tình mà nói, người
dân Sài Gòn nếu không suy xét kỹ, sẽ phải trả giá cho việc này vì có thể chính
họ đang sử dụng nguồn nước ô nhiễm cho bản thân hay con cái họ. Đã có một cơ
quan độc lập nào thử lấy mẫu nước sinh hoạt ở nơi ô nhiễm đó, mang đi xét nghiệm
chưa?
Vedan cũng là công ty của Đài Loan và vụ việc đó
Vedan đã không bị dẹp bỏ. Bào chữa đơn giản là giải quyết lao động. Chế độ luôn
cho rằng đây là lý do chính đáng để “nói với” người dân và người trong đảng của
họ. Nhưng đứng dưới góc độ là người hoạch định chiến lược phát triển cho quốc
gia, chúng ta có thể thấy người Cộng Sản cực yếu kém và ngu dốt về chuyện này.
Hãy cứ hỏi họ định hình nước Việt 20-30 năm nữa là gì, thì sẽ không có câu trả
lời. Họ chỉ nghĩ đến việc chạy theo làn khói công nghiệp của các nước phát triển.
Cộng Sản không chú tâm vào giáo dục và đào tạo, họ để
phần lớn người dân trở nên ngu dốt, thất học, hoặc đào tạo không ra gì, rồi
chính họ đi thỏa thuận với những nhà máy, chủ nô khu vực – toàn cầu.
Hoạch định chiến lược phát triển quốc gia là công việc
không hề dễ, không chỉ đòi hỏi có học thức chuyên biệt, kinh nghiệm sâu rộng,
mà đòi hỏi ở người đó một thứ tình cảm với đất nước nồng nàn. Xuất phát nguồn của
công việc hoạch định đòi hỏi phải hiểu rõ bản thân mình trước! Nhưng người Cộng
Sản không có được những tính cách này, họ hoang tưởng về bản thân, vội hào hứng
và vội buông xuôi, điều này khiến họ chán nản không còn hướng đến một lý tưởng
nào nữa.
Mỗi quốc gia đều có một đặc điểm về dân số, về địa
hình, về tài nguyên, về thiên nhiên và đặc điểm riêng về tính cách mà chúng ta
gọi là nét văn hóa. Nếu không hiểu được những giá trị nền tảng này, sẽ không thể
định hình được con đường quốc gia ấy sẽ đi về đâu. Nó không phải là việc chạy
theo hay bắt chước như Cộng Sản đang cố làm mà vẫn thất bại, nó là sự lựa chọn
con đường đi phù hợp cho tất cả các giá trị trên, cho quốc gia ấy có một con đường
phát triển riêng biệt.
Hãy nhìn vào những quốc gia ở Tây Âu, có những quốc
gia điển hình về sự phát triển và giàu có như Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan nhưng thử hỏi
khủng hoảng công nghiệp toàn cầu có vươn tới họ? Họ đâu có một hãng xe hơi nào
“có tiếng toàn cầu”, nhưng họ vẫn có những nghiên cứu giành giải Nobel về Hóa học,
Sinh học, Y tế…
Thay vì đầu tư cho giáo dục, đào tạo kỹ nghệ, cởi
trói chính trị để cởi mở con đường khai sáng cho dân tộc, thì Cộng Sản đi con
đường mà trăm năm nữa cũng không thấy nó thế nào! Nếu trăm năm nữa cũng không
thấy mình thế nào thì thế giới này đã ở đâu khi mà công trình kỹ nghệ toàn cầu
AI (Artificial Intelligence – thông minh nhân tạo) đang dần phát triển!
AI là một công trình kỹ nghệ sẽ làm thay đổi thế giới
này trong 20-30 năm nữa. Sự chuyển dịch thời đại này sẽ dẫn con người bước sang
một thời đại mới. Thời đại mà con người lập ra nhà nước để bảo đảm sự công bằng
xã hội, kiểm soát xã hội sẽ chuyển thành một xã hội không cần đến chính phủ,
con người sẽ kiểm soát xã hội theo một phương thức khác. Và Cộng Sản vẫn loay
hoay với sự ngu dốt của họ.
Tôi không phê phán lý tưởng Mark – Engel, vì bất cứ
một lý tưởng nào cũng bắt nguồn từ nền tảng Chân – Thiện – Mỹ. Nhưng tôi phê
phán sự bế tắc của lý tưởng này và phương thức xây dựng hệ thống của nó, bởi nó
chỉ cao đẹp trên giấy, ngoài thực tế nó dìm nhiều con người vào vũng lầy sa đọa,
ai oán. Sự bế tắc về lý tưởng thường dẫn con người đi ngược lại mục tiêu ban đầu
của chính nó.
Nhìn về thực tại, Cộng sản Hà Nội không đủ khả năng
để giải quyết các vấn đề xã hội nữa. Suy nghĩ không đủ tầm, bế tắc lý tưởng,
không có khả năng hoạch định chiến lược phát triển cho một khối dân tộc, không
định hình rõ ràng con đường đang đi, phá nát hầu hết các nền tảng xã hội, về
các nét văn hóa, về hệ thống tài nguyên và thiên nhiên có sẵn, Xã hội Cộng Sản
đang trở nên rỗng tuếch về tất cả, về nền tảng kinh tế, về đường lối chính trị,
về giá trị con người, về đường nét văn hóa mờ nhạt, về duy trì bản sắc dân tộc,
về lối sống và gắn kết xã hội… tất cả đều tan nát.
Chính những thứ này làm cho dân tộc yếu đi, con đường
ngoại xâm trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sự kém cỏi về cái đầu làm kinh tế dẫn đến lụn bại và
nợ nần đang đè lên dân chúng qua các sắc thuế, bây giờ không khác gì thời phong
kiến, nhiều loại sưu thuế cao và vô lý.
Ý nghĩa của Thuế là rất quan trọng, nó là tập hợp sức
dân để xây dựng đất nước thông qua nhà nước chung, nhưng dưới chế độ Cộng sản
Hà Nội, hoạt động này không đúng với cấu trúc và ý nghĩa của nó. Không ai hiểu
nó đã sử dụng vào việc gì? Mua vũ khí? Người Nga bán thiếu cho Hà Nội qua các hợp
đồng dầu mỏ và số tiền mặt mà Hà Nội vay mượn. Làm đường xá? Những con đường
làng – hẻm mỗi lần làm là mỗi lần kêu gọi đóng góp, những con đường lớn đã có
mô hình BOT – BT… Còn đầu tư cho giáo dục và y tế?! Không, người dân vẫn thiếu
giường bệnh và trả phí dịch vụ cao và người nghèo vẫn nằm chờ chết.
Bảo hiểm hay lương hưu? Nó sắp vỡ rồi, và chỉ công
chức mới có, đa phần người dân không liên quan đến. Đầu tư làm đẹp cho cảnh
quan, môi trường sống, nguồn nước, không khí, nguồn đất đai? Cá vẫn chết, nước
ngày càng ô nhiễm, không khí các thành phố lớn dần xuất hiện các lớp sương mù
khô, đất đai bị các hóa chất, phân bón làm chết dần và phụ thuộc vào phân bón,
hóa chất.
Vậy tiền thuế của dân đang đi đâu? Tòa nhà hành
chính? Các tượng đài? Làm những con đường chĩa thẳng vào các khu đất “được qui
hoạch sẵn cho ai đó”? Những khoản chi hội nghị này nọ? Những khoản bớt xén, kê
thêm hàng chục lần cho những công trình xây lên rồi đập bỏ? Những khoản thua lỗ
của các tập đoàn nhà nước có chủ ý? …
Những khoản tiền thuế không đúng mục đích xây dựng đất
nước, người dân có cần đóng góp không? Dân có cần góp tiền nuôi nó không?
Nghĩ đến việc cho bản thân hay ai đó ra biển Miền
Trung tắm thôi, cũng đã thấy ghê sợ lắm rồi!
--------------------
Những ngày qua, báo chí đồng loạt dẫn lời các quan
chức Hà Tĩnh và Bộ Tài nguyên Môi trường khẳng định rằng Công ty TNHH gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được 52/53 lỗi vi phạm bị phát hiện
trước đó của họ.
Con số này tạo cảm giác trong công chúng rằng
Formosa đã tích cực sửa chữa sai lầm, từ đó ủng hộ hoặc ít nhất là không phản đối
đề xuất của Bộ Tài nguyên Môi trường rằng: “Formosa đã đáp ứng được các yêu cầu
để cho phép lò cao số 1 đi vào vận hành.” [1] Còn nhớ rằng tháng 11 năm ngoái khi trả lời
Reuters, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh Trương Phục Ninh đã cho biết nhà máy dự
kiến sẽ đi vào sản xuất thương mại trong quý I năm 2017, nghĩa là không quá xa so
với đề xuất trên đây của Bộ Tài nguyên Môi trường.[2]
Tuy nhiên, câu hỏi ở đây là, ngay cả khi Formosa đã
khắc phục được 52/53 lỗi đúng như nhận định của Bộ Tài nguyên Môi trường, thì lỗi
còn lại là gì? Tầm quan trọng của lỗi này ra sao? Vì sao tới nay vẫn chưa được
khắc phục?
Các báo dẫn lời Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết hạng
mục cần khắc phục còn lại là chuyển đổi từ công nghệ dập cốc ướt sang cốc khô -
như cam kết ban đầu, sẽ chỉ được hoàn thành vào năm 2019. Không thấy Bộ Tài
nguyên Môi trường hay các báo nói gì thêm về tầm quan trọng của lỗi này cũng
như lý do nó chưa được khắc phục.
Không quá khó hiểu cho sự im lặng này, vì lẽ nếu Bộ
Tài nguyên Môi trường nói ra sự thật rằng lỗi này là nguyên nhân chính gây ra
thảm họa hồi năm ngoái dĩ nhiên công chúng sẽ phản đối đề xuất của Bộ cho
Formosa hoạt động trở lại.
Báo cáo chính thức hồi tháng 7 năm ngoái của Bộ Tài
nguyên Môi trường, tuy không được công khai nhưng không hiểu sao Reuters lại có
trong tay, đã cho biết khi Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải đã ngưng
hoạt động khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng
ra biển làm cá chết. Nếu Formosa luyện cốc khô như cam kết ban đầu, thảm họa đã
không xảy ra vì công nghệ này không dùng đến nước. [3]
Reuters còn dẫn lời chuyên gia người Đức Friedhelm
Schroeder được chính phủ Việt Nam mời lúc đó, nhận định rằng "Formosa lẽ
ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi sự việc xảy ra” để ngăn
chặn thảm họa. Đại diện của Formosa, theo Reuters, đã từ chối bình luận về nhận
định này của chuyên gia Đức. [4]
Với câu hỏi còn lại là vì sao lỗi này chưa được khắc
phục ngay mà phải chờ đến năm 2019, thì dù chưa có bên nào trả lời song cũng có
thể đoán được ngay là bởi công nghệ cốc khô tốn chi phí cao hơn. Ngay từ đầu
Formosa đã chủ động phá bỏ cam kết, sử dụng công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hơn để
tìm kiếm lợi nhuận từ việc tiết giảm chi phí xử lý chất thải, thì việc họ kéo
dài thời gian chuyển đổi công nghệ lâu nhất có thể để tối đa hóa lợi nhuận là
việc không có gì khó hiểu.
Điều khó hiểu duy nhất ở đây là dù kết luận Formosa
sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít)
sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu
sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này
đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận
một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu
Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý
lẽ để làm điều đó?
Tuy nhiên, nếu theo dõi toàn bộ quá trình ứng phó với
thảm họa của chính quyền, điều khó hiểu trên cũng không còn khó hiểu nữa.
Ảnh: Formosa Hà Tĩnh nhìn từ biển (Nguồn: Thanh
Niên)
No comments:
Post a Comment