Đầu
tháng 4. 2016-2017. Đúng 1 năm trôi qua với thảm họa môi trường lớn nhất và trầm
trọng nhất trong lịch sử Việt Nam. Danlambao gửi đến bạn đọc tài liệu đúc kết một
năm về đại họa này. Xin được xem đây là một bản cáo trạng còn dang dở khi
Formosa vẫn còn tiếp tục là tử thần của biển cả, các dự án và công trình khác vẫn
đang âm thầm nhiễm độc bầu trời, lòng đất, sông ngòi; và cuộc tranh đấu của người
Việt vẫn còn bị khống chế, đàn áp bởi tập đoàn cai trị đã và đang dung dưỡng,
tiếp tay cho Formosa và các tập đoàn thủ phạm hủy hoại môi trường.
Dân
Làm Báo tổng hợp sự kiện này dưới góc nhìn của một trong những trang mạng lề
dân đứng về phía ngư dân các tỉnh bị thiệt hại do thảm họa biển gây ra. Mục
tiêu là để dư luận phần nào thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của người dân Việt Nam và cũng để mọi người thấy rõ bản chất hèn với giặc, ác với
dân của nhà cầm quyền cộng sản khi ra sức bao che, bảo vệ Formosa, thủ phạm gây
ra bao tang thương cho dân tộc qua việc xả hàng tấn chất thải độc hại ra biển.
Vào
những ngày đầu tháng 4/2016, hiện tượng cá chết bất thường xuất hiện tại vùng
biển Hà Tĩnh, sau đó lan rộng đến các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Chính người dân và truyền thông mạng xã hội đã phát hiện hệ thống xả thải của
công ty gang thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh là nơi xả chất thải độc hại ra
biển thông qua hệ thống đường ống ngầm được chôn dưới biển.
Kể
từ ngày phát hiện, hàng trăm loại cá và hàng trăm ngàn cá chết bất thường, trôi
giạt vào bờ cho đến khi nhà cầm quyền công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra thảm
họa biển tại 4 tỉnh miền Trung đến nay đã tròn một năm. Trong một năm qua, hàng
trăm ngàn ngư dân và người dân tại khu vực này đã đối diện với một cuộc sống vô
cùng khó khăn do biển nhiễm độc đã cướp đi công việc đánh bắt thủy sản cũng như
khai thác, kinh doanh hải sản. Thảm họa môi trường biển hiện vẫn đang gây biết
bao khốn đốn cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung nói riêng và nhân dân cả nước nói
chung. Trong khi đó nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn cố tình bao che, bảo vệ kẻ
đã gây ra thảm họa, tiếp tục ra sức trấn áp các đợt biểu tình phản đối thủ phạm
gây ra ô nhiễm môi trường biển.
Khởi
đi từ ngày ngày 04/04/2016, ngư dân Nguyễn Xuân Thành tại thôn Ba Đồng, Kỳ Anh,
Hà Tĩnh đã bất ngờ phát hiện một đường ống xả thải với đường kính 1,5m dài
1,5km đang xả nước có màu vàng dưới biển. Đường ống ngầm này sau đó được xác định
là của tập đoàn Formosa chôn dưới đáy biển với mục đích xả thải trong việc sản
xuất thép.
Vào
ngày 06/04/2016 hàng trăm loại cá, trong đó có những con nặng 40-50 kg được ngư
dân phát hiện trôi giạt vào bờ và chết tại khu vực vùng biển Vũng Áng-Hà Tĩnh.
Sau đó hiện tượng cá chết hàng loạt đã lan nhanh sang vùng biển các tỉnh thành
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Không chỉ cá tự nhiên, cá nuôi trong lồng
bè của nhiều hộ dân khu vực Kỳ Anh-Kỳ Lợi, Hà Tĩnh cũng chết hàng loạt khi sắp
đến ngày thu hoạch.
Sự
việc cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung và các lồng bè của ngư
dân nơi đây kéo dài liên tục suốt nhiều ngày. Tuy nhiên nhà cầm quyền cộng sản
vẫn chưa vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ việc. Về phía người dân đã bắt đầu lo
lắng về vấn đề môi trường biển bị ô nhiễm, bên cạnh đó xuất hiện những thông
tin cho rằng một số người vì lòng tham đã vớt xác cá chết bán cho thương lái.
Dù chưa biết mục đích thu mua cá chết để làm gì, nhưng động thái này của thương
lái đã khơi dậy sự lo lắng về vấn đề an toàn thực phẩm trong cả nước.
Đến
ngày 11/04/2017, Trung tâm Quan trắc Môi trường biển và Bệnh thủy hải sản miền
Bắc thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy hải sản 1-Bộ NN&PTNT đã ra thông
báo về kết quả của việc thực hiện quan trắc hiện tượng cá chết bất thường và
kéo dài nhiều ngày tại khu vực Hà Tĩnh. Trong thông báo, Trung tâm này nhận định “cá
chết hàng loạt là do độc tố trong môi trường nước tại khu vực Vũng
Áng và nhiều nơi tại miền Trung”.
Ngày
19/04/2016, đã xảy ra sự việc người dân ăn cá nhiễm độc dẫn đến tử vong. Thông
tin từ người dân tại xã Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình cho biết nạn nhân là
em Trần Thanh Thủy sau khi ăn cá được vớt tại biển thì bị nôn, tiêu chảy. Người
nhà đã đưa em đến trạm xã để chữa trị nhưng đã không qua khỏi. Từ sự việc trên,
dư luận cả nước đã rất phẫn nộ và lo lắng khi hàng loạt thông tin về việc nhiều
người dân ăn cá biển gặp phải triệu chứng nguy hiểm phải cấp cứu. Đến lúc này
thì nhà cầm quyền mới chính thức cho phép báo chí lề đảng đưa tin về tình hình
môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Không
chỉ người dân miền Trung tỏ ra lo lắng và phẫn nộ trước sự việc môi trường biển
bị Formosa đầu độc. Trên trạng mạng xã hội đã lan tỏa nhanh chóng những thông
tin, bình luận phân tích cáo buộc Formosa chính là thủ phạm gây ra thảm họa.
Quan trọng hơn nữa là những phân tích vạch trần Bắc Kinh - qua bàn tay của nhà
thầu Trung Quốc đã đứng đằng sau cố tình gây ra thảm họa môi trường. Từ đó đưa
đến rất nhiều lời kêu gọi toàn dân biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu nhà cầm
quyền cộng sản điều tra và minh bạch nguyên nhân cá chết.
Ngày
22/04/2016, trước sức ép của dư luận cả nước, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã
giao cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các thông tin đã nêu “nghi vấn ống xả
thải khổng lồ dưới biển Vũng Áng”. Phó thủ tướng Trương Đình Dũng cũng đã chỉ
thị Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (NN&PTNT) cùng với 4 UBND Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế điều tra nguyên nhân cá chết.
Ngày
22/4/2016 Tổng bí thư đảng CSVN là Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo “không đề
cập tới vụ cá chết hàng loạt” khi thăm tỉnh Hà Tĩnh, và tới “kiểm
tra mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư mẫu nông thôn mới và
tiến độ dự án Formosa”, cũng như “đến thăm một số công trình, nhà
máy thuộc dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà
Tĩnh”. Chính Nguyễn Phú Trọng sau này cũng tuyên bố rằng "sự cố"
cá chết đã làm ảnh hưởng đến cuộc đảng cử dân bầu quốc hội của đảng.
Báo
Đảng Cộng sản online tường trình buổi làm việc của Nguyễn Phú Trọng ở Hà Tỉnh
nhưng không nhắc gì đến thảm họa môi trường biển Miền Trung.
Chiều
tối ngày 22/4/2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký văn bản gửi Công
ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa về việc cử đoàn công tác vào Formosa làm việc để kiểm
tra việc sản xuất và kiểm soát ô nhiễm của công ty này.
Chiều
23/4/2016, trả lời phỏng vấn về việc có nên tiếp tục sử dụng cá biển, tắm biển ở
những vùng nước không còn xảy ra hiện tượng cá chết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà
Tĩnh là Đặng Ngọc Sơn tuyên bố: "Hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng
thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường.
Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn
được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển
này." Phát biểu của Đặng Ngọc Sơn đã khiến người dân phẫn nộ, nhiều
người cho rằng câu trả lời của ông ta là rất vô trách nhiệm, qua loa và hời hợt.
Sau
những chỉ đạo điều tra nguyên nhân cá chết của lãnh đạo cộng sản, trong các
ngày 23 và 24/04/2016 các bộ ngành liên quan vẫn khẳng định cá chết bất thường
là do thời tiết, do tảo biển nở hoa, do tiếng ồn v.v... Sau đó phó thủ tướng Trịnh
Đình Dũng cùng nhiều quan chức cộng sản đã đến Thị xã Kỳ Anh trực tiếp kiểm tra
và chỉ đạo các bộ ngành liên quan phải tìm ra nguyên nhân cụ thể tại sao cá chết,
nếu cần thiết thì mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ. Những chỉ đạo của nhà cầm
quyền cộng sản càng chứng minh sự lúng túng trong cách xử lý vụ việc. Cá chết
thì vẫn chết, du lịch thì điêu đứng, ngư dân thì không dám xuống biển.
Cũng
trong ngày 24/04/2016, ông Lê Văn Ngày, sinh năm 1970, quê quán Khánh Hòa, là
thợ lặn của Công ty Nibelc (nhà thầu thi công đê chắn sóng cho cảng Sơn Dương của
Formosa) đã tử vong không rõ nguyên nhân. Tiếp đó, 5 thợ lặn khác của công ty
trên cũng có những dấu hiệu khó thở, mệt mỏi sau khi lặn tại khu vực đê chắn
sóng tại cảng Sơn Dương. Những thợ lặn này đã được đưa đi khám và điều trị tại
bệnh viện Trung ương Huế nhưng nhà cầm quyền đã giấu nhẹm về tình trạng thật sự
của các nạn nhân.
Vào
thời điểm này thì hầu hết hoạt động du lịch tại 4 tỉnh miền Trung đều bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Hàng loạt các tour du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng đã bị hủy, rất
nhiều nhà hàng, khách sạn cùng những dịch vụ liên quan đến du lịch bị ế ẩm bởi
tâm lý lo sợ của du khách. Ngay cả đến thành phố Đà Nẵng cũng bị ảnh hưởng nặng
nề khi hiện tượng cá chết cũng đã xuất hiện tại một số bãi tắm du lịch tại đây.
Ngày
25/05/2016, Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN cũng đã có văn bản yêu cầu làm rõ
nguyên nhân cá chết và báo cáo lên chính phủ. Trong lúc chờ kết luận điều tra của
cơ quan chức năng, một sự việc khá sốc đã xảy ra làm dư luận phẫn nộ. Chu Xuân
Phàm, giám đốc đối ngoại của Công ty Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh đã phát biểu
trong buổi họp báo: “Muốn bắt cá tôm hay nhà máy thép, cứ chọn đi. Nếu
chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.
Câu
nói gây sốc của Chu Xuân Phàm đã được báo chí lề đảng đăng tải ngay sau cuộc họp
báo diễn ra. Điều này càng làm cho người dân cả nước hết sức bất bình. Nhiều khẩu
hiệu phản đối Formosa, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra yêu cầu nhà cầm quyền
cộng sản xử lý Formosa đã gây ra thảm họa biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Sáng
ngày 26/4/2016, UBND tỉnh Quảng Bình họp khẩn cấp và đưa ra chỉ đạo cấm du
khách cũng như người dân tại đây tắm biển nhằm tránh xảy ra những hệ luỵ đáng
tiếc. Sở TN-MT tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã cho biết kết quả phân tích mẫu nước
tại khu vực Lăng Cô. Kết quả đưa ra nguyên nhân cá chết là một do tác nhân cực
độc, cực mạnh trong môi trường nước, xuất hiện từ phía bắc của tỉnh.
Chiều
cùng ngày, Chu Xuân Phàm và lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức buổi họp báo. Tại
đây, Chu Xuân Phàm cùng ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu xin lỗi về phát
biểu phản cảm và xúc phạm người dân Việt vào ngày 25/4/2016. Sau đó Chu Xuân
Phàm đã được Formosa thuyên chuyển về nước. Trong khi đó hàng trăm ghe, thuyền
của ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh cùng nhiều thuyền, thúng của ngư dân 4 tỉnh
miền Trung đã chịu cảnh “trùm mền” trắng bờ tại các bãi tập trung neo đậu thuyền
thúng của ngư dân. Tình trạng này đã kéo dài hơn 20 ngày kể từ khi xuất hiện sự
việc cá chết hàng loạt và người dân tử vong khi ăn cá biển.
Chiều
ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi họp kín cùng các Bộ,
ngành về báo cáo nguyên nhân cá chết bất thường tại miền Trung. Tham dự buổi họp
kín gồm các bộ: Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học
và Công nghệ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
để cùng nhau đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân cá chết.
Tối
ngày 27/4, nhà cầm quyền đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả điều tra
nguyên nhân cá chết. Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “hiện
chưa có bằng chứng để kết luận công ty Formosa liên quan tới cá chết bất thường
ở miền Trung. Các nhà khoa học thống nhất nhận định sơ bộ có 2 nguyên nhân có
thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt: do tác động của các độc tố hóa học thải
ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển; do hiện tượng dị thường
tự nhiên kết hợp với tác động của con người nên hiện tượng tảo nở hoa của nước
mà trên thế giới gọi là hiện tượng thủy triều đỏ”. Một nữ phóng viên sau đó
đã đưa ra câu hỏi về việc tìm ra kim loại nặng trong nước biển theo báo cáo của
sở TN-MT Thừa Thiên Huế. Lập tức Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân ngắt lời: “Đừng
hỏi câu hỏi đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình”.
Buổi
họp báo công bố nguyên nhân cá chết do Bộ TN-MT chủ trì đã không đem lại kết quả
minh bạch và thỏa đáng như người dân cả nước mong đợi. Bốn tỉnh miền Trung vẫn
chưa có được câu trả lời xác đáng và thủ phạm gây ra thảm họa đang được nhà cầm
quyền cố tình bao che. Tất cả hoạt động liên quan đến biển đều bị cấm, tình trạng
ngư dân mất việc, thất thu đã khiến họ bắt đầu rơi vào cảnh túng quẫn. Đà Nẵng
dù không nằm trong tâm chấn của thảm họa cá chết bất thường nhưng người dân Đà
Nẵng cũng bị ảnh hưởng lớn khi du lịch biển là một trong những ngành nghề chính
đem lại tài chính cho người dân đang gặp khó khăn.
Đến
lúc này thì sức chịu đựng của người dân Việt Nam đã vượt quá mức khi các lãnh đạo
CSVN đã công bố kết quả điều tra hết sức vô lý. Hàng trăm trang facebook và
blog cá nhân đã đưa ra lời kêu gọi biểu tình toàn quốc về thảm họa môi trường
biển. Trong lúc đó tại Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng cá chết
hàng loạt trôi giạt vào bờ. Tuy nhiên lần này những cá thể cá chết lại là những
loài cá sống ở tầng đáy cũng bắt đầu chết hàng loạt. Trước tình trạng ô nhiễm
biển nghiêm trọng cùng với sự bao che thủ phạm của nhà cầm quyền, người dân cả
nước đã chọn ngày 1/5/2016 là ngày Tổng Biểu tình phản đối Formosa,
yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.
Ngày
28/4/2016, Quảng Bình đã nổ ra cuộc biểu tình phản đối Formosa với cả ngàn người
tham dự. Cùng thời điểm này, tại Hà Tĩnh đã xuất hiện cả một trung đoàn cảnh
sát cơ động đứng dàn trận thị uy trước cổng Formosa. An ninh quanh khu vực nhà
máy đã được tăng cường nghiêm ngặt để ngăn ngừa nguy cơ Formosa bị người dân tấn
công. Đến trưa ngày 29/4/2016, nhà cầm quyền tiếp tục tăng cường thêm xe vòi rồng
cùng các phương tiện chống bạo động di chuyển theo hướng về Formosa.
Những
động thái trên cho thấy, thay vì tập trung tìm giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh
hưởng bởi thảm họa cá chết, nhà cầm quyền CSVN lại tiếp tục tiêu tốn tiền thuế
dân để bảo vệ cho những kẻ đầu độc chính nhân dân mình.
Phẫn
nộ trước sự bất tài và lươn lẹo của đảng CSVN trong thảm họa cá chết, trưa ngày
29/4/2016, hàng trăm người dân Quảng Bình đã biểu tình dữ dội nhằm phản đối
Formosa gây ô nhiễm môi trường. Đây là cuộc biểu tình ngày thứ 2 liên tiếp của
bà con ngư dân thuộc xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Video
và hình ảnh ghi lại cho thấy người dân căng lều bạt giữa đường khiến cho quốc lộ
1A - tuyến đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc bị tê liệt hoàn toàn. Hơn một
tấn cá chết đã bị đổ tràn ra mặt đường như một bằng chứng tố cáo tội ác của nhà
cầm quyền CSVN đã bao che cho Formosa tàn phá môi trường. Nhiều biểu ngữ được
giăng cao thể hiện thái độ dứt khoát của người dân: “Chúng tôi chọn tôm
cá, không chọn nhà máy”, “Đuổi Formosa ra khỏi đất Việt Nam”, “Hãy trả lại biển
sạch cho chúng tôi”...
Sau
nhiều giờ biểu tình nhưng không được giới chức địa phương giải quyết, người dân
quyết định phong tỏa quốc lộ 1A vô thời hạn. Đáp lại, chế độ CS đã huy động một
lực lượng CA đông đảo nhằm ngăn chặn người dân.
Tại
Huế, một nhóm nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật đường phố cũng về vụ cá chết
nhưng bị công an can thiệp.
Tình
hình tiếp tục trở nên căng thẳng trong ngày 30/4/2016 khi nhà cầm quyền đã bắt
đầu trấn áp, đánh đập, bắt bớ những người tham gia biểu tình tại Quảng Bình. Rất
nhiều người dân đã bị cảnh sát cơ động cùng nhiều an ninh mật vụ dàn cảnh đánh
đập dã man. Hai phóng viên độc lập là Chu Mạnh Sơn và Trương Minh Tam đã bị bắt
vào lúc 18 giờ 30 trong lúc đang tác nghiệp đưa tin về sự việc.
Cũng
trong ngày 30/4/2016, các quan chức trong Bộ TN&MT tại Đà Nẵng bao gồm Nguyễn
Điểu - Giám đốc Sở TN&MT Đà Nẵng, Nguyễn Văn Anh - Giám đốc Trung tâm kỹ
thuật môi trường, Nguyễn Trần Quân - Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật môi trường),
Phạm Thanh Phúc - Chi cục phó bảo vệ môi trường và một số quan chức khác đã đi
tắm biển tại bãi Phạm Văn Đồng thuộc quận Sơn Trà. Mục tiêu là để nhằm khẳng định
nước biển Đà Nẵng không bị ô nhiễm. Cho đến thời điểm đó, cá vẫn chết rải rác,
giạt vào bờ biển Đà Nẵng.
Cùng
ngày, Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn sau khi tuyên bố láo khoét về nguyên
nhân cá chết do tảo nở hoa, thủy triều đỏ, đã mời các nhà báo đi ăn cá biển tại
một nhà hàng hải sản nằm trên đường du lịch ven biển Nhật Lệ thành phố Đồng Hới.
Tiếp
tay với Nguyễn Điểu và Trương Minh Tuấn để lừa và hại dân là Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Kim Tiến. Ngày 1/5/2016, trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
Nguyễn Thị Kim Tiến tuyên bố: “Tại Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy
mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư dân đánh bắt về như tôm, cá, ốc, sò, mực,
một số loại rau để phân tích thì các chỉ số đều an toàn đối với sức khỏe con
người. Thông tin rất quan trọng là hải sản tươi sống đều an toàn.”
Cũng
trong ngày này, Nguyễn Thị Kim Tiến, người trách nhiệm sức khỏe của nhân dân cả
nước, đã cùng với Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, Nghệ An, Phó Cục trưởng Cục An toàn
thực phẩm, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia, diễn màn lừa đảo, mị
dân khi ăn hải sản tại Hà Tĩnh.
Cùng
lúc, cũng vào ngày 1/5/2016 Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cùng Chủ tịch thành
phố Huỳnh Đức Thơ kéo nhau xuống biển Mỹ Khê tắm, sau đó ăn hải sản và chụp
hình để lừa đảo người dân.
Sau
đó, 10/5/2016, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế là ông Nguyễn
Hùng Long cho biết Bộ Y tế đã lấy 97 mẫu hải sản tươi sống và 43 mẫu rau ăn, nước
sử dụng tại 4 tỉnh có cá chết Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
để xét nghiệm. Kết quả từ các quan chức là cả 97 mẫu hải sản tươi sống, đều đạt
chỉ số an toàn, còn lại là các mẫu rau và nước sử dụng cũng đều nằm trong ngưỡng
cho phép.
Trong
bối cảnh lừa đảo và thái độ vô trách nhiệm đối với sự an toàn sức khỏe và tính
mạng của người dân từ giới cầm quyền, ngày Tổng biểu tình toàn quốc
1/5/2016 đã bắt đầu diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Các tỉnh
thành như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,
Vũng Tàu, Cần Thơ... đã đồng loạt xuống đường biểu tình, phản đối Công ty
Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt và hủy hoại môi trường ở các vùng biển
khu vực miền Trung.
Trong
cuộc tổng biểu tình này, công an và côn đồ đã trấn áp người biểu tình, dùng cả
thủ đoạn "đánh nguội" một số người nhằm giải tán cuộc biểu tình tại
Sài Gòn. Trong số đó một cô gái trẻ đã bị an ninh dàn cảnh đá vô bụng. Không
khí tại Hà Nội có phần “dễ thở” khi nhà cầm quyền chỉ theo dõi mọi hoạt động của
cuộc biểu tình. Tình hình tại các tỉnh thành khác cũng khá sôi động tuy nhiên
nhiều nhà hoạt động đã bị an ninh canh giữ ngay tại nhà, không thể tham gia biểu
tình.
Nhìn
chung cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 đã diễn ra thành công khi hàng ngàn người từ
các tỉnh thành lớn xuống đường phản đối Formosa và yêu cầu nhà nước minh bạch
công bố nguyên nhân cá chết.
Chiều
1/5/2016, làm việc tại Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cần làm rõ
nguyên nhân cá chết với tinh thần không bao che, mời các nhà khoa học nước
ngoài phối hợp với các nhà khoa học trong nước để làm rõ nguyên nhân cá chết.
Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi
phạm pháp luật đều phải điều tra làm rõ trên cơ sở khoa học, không ai được bao
che”.
Thủ
tướng yêu cầu Bộ TN-MT và UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo về việc cấp phép, giám sát
hệ thống xả thải của Formosa, trong đó làm rõ trách nhiệm của cơ quan, cá nhân
có liên quan. Hỗ trợ bằng gạo, tiền, lãi suất cho người dân bị ảnh hưởng. Cũng
trong buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “Tại
Quảng Bình và Hà Tĩnh, Bộ Y tế đã lấy mẫu nhiều loại hải sản tươi sống do ngư
dân đánh bắt về như: tôm, cá, ốc, sò, mực để phân tích thì các chỉ số đều an
toàn đối với sức khỏe.”
Có
mặt tại bãi tắm Nhật Lệ chiều ngày 1/5, Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường Quảng Bình cho biết: “Thời gian vừa rồi, do ảnh hưởng
của môi trường biển nên người dân cũng ngại xuống tắm, tuy nhiên sau khi có
thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc của Trung tâm
quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường, 25 chỉ số về môi trường ven biển đều
đáp ứng an toàn thì các bãi biển cũng đã sôi động trở lại. Hôm nay chúng tôi trở
lại tắm biển cũng thấy mát mẻ, sạch sẽ và có thể tham gia tắm cũng như các hoạt
động giải trí trong thời gian tới”.
Ngày
2/5/2016, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hà
Tĩnh phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cẩm Xuyên và Lộc Hà tổ chức lấy
16 mẫu thực phẩm gồm: Cá biển các loại, mực, tôm và ghẹ. Trong đó có 5 mẫu cá,
1 mẫu tôm và 1 mẫu mực được lấy tại chợ Gò Cá Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên và 7
mẫu cá, 1 mẫu ghẹ, 1 mẫu mực được lấy tại chợ cá xã Thạch Kim huyện Lộc Hà.
Cũng
trong ngày này, tại trụ sở Bộ TN&MT, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Thứ trưởng
Nguyễn Linh Ngọc đã tiếp và làm việc với các nhà khoa học được cho là đến từ
các quốc gia Đức, Mỹ, Israel và các nhà khoa học trong nước.
Trong
ngày 3/5/2016, nhiều Linh mục quản xứ tại khu vực Hà Tĩnh đã gửi đơn kiến nghị
lên thủ tướng chính phủ, yêu cầu minh bạch nguyên nhân cá chết tại 4 tỉnh miền
Trung.
Từ
chiều ngày 3/5/2016, tại phía bờ Bắc cửa Thuận An, thuộc xã Hải Dương, thị xã
Hương Trà, Thừa Thiên-Huế xuất hiện nhiều cá biển trong trạng thái lờ đờ trôi
giạt vào bờ và chết. Bên cạnh đó, rất nhiều cá lồng của người dân nuôi trong đầm
phá cũng bị chết cùng thời điểm trên.
Qua
phản ánh từ địa phương và người dân, trong ngày 4/5, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ
tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cùng Bí thư Thị ủy Hương Trà -
Trần Duy Tuyến về xã Hải Dương kiểm tra việc cá chết.
Sau
khi thu gom, cơ quan chức năng đã gom được khoảng 60 kg cá biển trong tình trạng
lờ đờ hoặc đã chết để tiến hành tiêu hủy. Còn lượng cá lồng, ước tính có khoảng
60 lồng nuôi với các loại cá có giá trị cao như mú, chẽm, hồng, vẩu… trọng lượng
gần 1 tấn bị chết.
Sáng
ngày 4/5/2016, đáp ứng lời mời của nhà cầm quyền CSVN, một đoàn "chuyên
gia quốc tế" gồm các "nhà khoa học" từ các quốc gia Đức, Mỹ,
Israel - những người đuợc cho là có kinh nghiệm trong lãnh vực hải dương học, địa
chất ven biển, kỹ thuật bờ biển và môi trường bền vững, đã đến Việt Nam để cùng
Bộ TN&MT tìm hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung. Phái
đoàn này đã phối hợp với nhà cầm quyền địa phương để lấy các mẫu nước, mẫu trầm
tích ở các vùng biển của Hà Tĩnh để "bảo đảm tính độc lập, khách quan khi
đánh giá cũng như tìm nguyên nhân dẫn tới cá chết."
Ngày
4/5/2016, Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã trả lời kết quả
kiểm nghiệm mẫu thực phẩm hải sản được lấy tại chợ Gò Cá, Cẩm Nhượng, huyện Cẩm
Xuyên và chợ cá Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Cùng
ngày 4/5/2016, UBND Đà Nẵng đã diễn màn trấn an dư luận trước thông tin biển và
Hải Sản tại Đà Nẵng cũng bị nhiễm độc từ vụ xả thải của Formosa. 200 cán bộ,
công chức đăng ký ăn cơm tại căng tin. Các loại hải sản trong bữa ăn được căng
tin mua tại cảng cá Thọ Quang. Thực đơn gồm cá nục, cà ngừ, cá mú, tôm và rau.
Chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ cho biết, trong lúc người dân đang hoang
mang, lãnh đạo thành phố phải hành động và nói lên sự thật: cá an toàn. Để chứng
minh điều đó, lãnh đạo thành phố tiên phong ăn cá ở ngư trường sạch. Huỳnh Đức
Thơ tuyên bố: “Chúng tôi làm việc đó là bình thường chứ không đánh
bóng. Thay vì ăn cá trong nhà thì hôm nay chúng tôi ăn cá trước công chúng”.
Cũng
trong ngày 4/5/2016, Viện Kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm quốc
gia (Bộ Y tế) đã có công văn trả lời về việc kiểm nghiệm 16 mẫu thực phẩm hải sản
tại Hà Tĩnh. Theo đó tất cả mẫu hải sản lấy từ chợ đều có hàm lượng kim loại nặng
nằm trong vượt ngưỡng cho phép.
Tại
buổi họp báo bế mạc Festival Huế 2016 sáng 5/5/2016, Hoàng Ngọc Khanh, Chánh
văn phòng kiêm người phát ngôn của tỉnh Thừa Thiên - Huế, thông tin vụ cá biển
và cá nuôi lồng ở cửa biển tỉnh này chết hàng loạt thời gian qua. Theo Hoàng Ngọc
Khanh, cá chết ở Thừa Thiên - Huế từ 15/4 đến thời điểm 5/5 có thể chia ra 3 đợt.
Đợt 1 từ 15 đến 21/4 cá chết nổi lên ở vùng ven bờ các huyện Phong Điền, Phú
Vang, Phú Lộc. Đợt 2 từ 26 đến 29/4 hải sản chết bất thường ở đầm Lập An (thị trấn
Lăng Cô) và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc). Đợt 3 từ ngày 2/5 đến 5/5, hiện tượng
cá chết bất thường trở lại ở Quảng Ngạn, Quảng Công (Quảng Điền), xã Hải Dương
(thị xã Hương Trà), xã Phú Thuận, Phú Hải, cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang).
Có khoảng 800 kg cá biển chết giạt vào bờ biển ở đợt 3. Riêng cá nuôi lồng chết
đang được thống kê cụ thể để còn hỗ trợ cho người dân, nhưng khối lượng lên đến
hàng tấn.
Tỉnh
Thừa Thiên - Huế cũng quan trắc tại các điểm, bãi tắm, cửa biển, bờ sông, một
ngày hai lần và công bố trên cổng thông tin điện tử. "Dù Huế có 3
đợt cá chết, nhưng tất cả điểm quan trắc đánh giá môi trường nước biển đều nằm
trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia về giới hạn an
toàn nước biển. Đến hôm nay, nước biển vẫn đạt chỉ số an toàn", ông
Khanh nói và khẳng định "mọi việc đang được kiểm soát".
Vào
ngày 6/5/2016, Lê Minh Ngân - Giám đốc Sở TN&MT Quảng Bình cho biết những
ngày qua nhiều ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch phản ánh, trong quá
trình lặn xuống biển cách bờ chừng 2 đến 3 hải lý đã phát hiện các rạn san hô
dưới đáy biển có một lớp màu trắng đục dày gần nửa mét, có nhiều cá chết chìm
đang phân hủy, nước có mùi hắc như mùi của các chất tẩy rửa...
Phan
Xuân Hào, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Bình cho
biết, ngày 7/5/2016, đoàn công tác của Trung tâm Điều tra tài nguyên - môi
trường biển (MGMC) thuộc Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (VASI) cùng một nhóm
thợ lặn là ngư dân người địa phương đã phối hợp với Sở TN-MT Quảng Bình lặn
khảo sát, lấy mẫu ở một số điểm được cho là có hiện tượng cá chết xếp
tầng, hải sản và rạn san hô chết dưới đáy biển.
Phan
Xuân Hào cho biết thêm, các mẫu đoàn đã lấy dưới đáy biển như bùn
đất, xác thủy hải sản, san hô và các trầm tích phải được phân tích rất
cẩn trọng, chuyên sâu. Ngoài ra, các mẫu nước biển ở tầng đáy, tầng
mặt cũng phải phân tích một cách kỹ lưỡng trước khi đưa ra kết luận cuối
cùng. Còn hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa thể đưa ra một nhận định cụ
thể nào.
Cũng
trong ngày 7/5/2016, Phóng viên báo Dân Trí đã cùng một nhóm thợ lặn ở xã Quang
Phú, TP Đồng Hới có thâm niên trên 30 năm mưu sinh trên biển, đi khảo sát vùng
biển cách cửa sông Nhật Lệ, TP Đồng Hới khoảng 3 hải lý. Kết quả sau khoảng 30
phút lặn tìm dưới đáy biển, nhóm thợ lặn đã mang lên một bao lưới trong đó có
những rạn san hô đổi màu hồng thành trắng, từng con hải sâm, vẹm, sò, hào... chết
và đang trong quá trình phân hủy.
Các
thợ lặn này cũng cho biết, khoảng hơn 2 tuần trước đó, trong lúc lặn dưới biển,
cách đất liền từ 2-3 hải lý, họ có thấy cá chết rất nhiều nằm dưới tầng đáy biển.
Tuy nhiên ở thời điểm này không còn thấy con cá nào, dù là cá sống hay cá chết.
Ngày
8/5/2016, không khí biểu tình tiếp tục được người dân ủng hộ tham gia. Lo sợ
trước sức mạnh của những cuộc biểu tình ngày càng lớn và lan rộng nhiều nơi,
nhà cầm quyền đã chỉ đạo đàn áp thẳng tay cuộc biểu tình. Tại Sài Gòn, hàng
trăm người biểu tình đã bị bắt đưa về sân vân động thể thao Hoa Lư và Trung tâm
Bảo trợ xã hội để giam giữ, tra tấn nhằm khủng bố tinh thần những người tham
gia biểu tình. Tại Hà Nội nhiều nhà hoạt động không thể tham gia biểu tình khi
lực lượng an ninh canh giữ ngày đêm tại tư gia của họ. Những cuộc trấn áp cũng
đã xảy ra trong ngày 8/5 tại Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác.
Sáng
ngày 12/6/2016, hàng trăm người thuộc các xã tại khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An đã
tập trung biểu tình phản đối nhà cầm quyền cố tình bao che thủ phạm gây ra thảm
họa môi trường biển.
Ngày
14/5/2016, trả lời báo chí về hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung, Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: "Đến nay đã xác định
đó là sự cố môi trường trên diện rộng mà việc giải quyết về mặt khoa học vừa đỏi
hỏi huy động liên ngành, vừa yêu cầu tính chuyên sâu cao. Đó là chưa nói đến
yêu cầu phân tích hồi tố về điều kiện thực địa ban đầu". Ông Tạc cho
biết thêm: "Có thể nói đã đủ cơ sở khẳng định sẽ có câu trả lời với
căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận. Bộ đang nỗ lực cùng Hội đồng
chuyên gia khoa học công nghệ và các bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối
cùng sớm nhất báo cáo Thủ tướng và nhân dân".
Ngày
15/5/2016, người dân cả nước tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình phản đối
Formosa hủy hoại môi trường biển và yêu cầu chính phủ minh bạch nguyên nhân cá
chết. Tuy nhiên cuộc biểu tình nhanh chóng bị dập tắt sau khi diễn ra trong thời
gian ngắn. Nhà cầm quyền huy động rất đông lực lượng chức năng nhằm giải tán cuộc
biểu tình. Rất nhiều người trong đó có cả trẻ em, người già và phụ nữ bị đánh đập
dã man, bị giam giữ và câu lưu trái phép.
Ngày
25/5, câu hỏi vì sao cá chết hàng loạt ở miền Trung tiếp tục được nhiều cơ quan
truyền thông đặt ra với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp báo
chiều cùng ngày.
Tại
buổi họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho biết, các nhà khoa học trong và
ngoài nước đang tích cực tìm hiểu và tham vấn để đi đến kết luận nguyên nhân cá
chết. Ban đầu phải xác định được cá chết từ đâu, sau đó mới là cá chết vì cái
gì.
"Chúng
tôi biết người dân đang mong đợi nguyên nhân cá chết, nhất là nhân dân 4 tỉnh
miền Trung. Nhưng không có chuyện Bộ Tài nguyên và Môi trường ém thông tin vụ
việc, có thông tin đến đâu chúng tôi sẽ thông báo đến đó. Mỗi phát ngôn đưa ra
cần có chứng cứ khoa học cụ thể".
Chiều
2/6/2016, sau gần 2 tháng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, tại cuộc họp báo
thường kỳ tháng 5-2016 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng cho biết đã xác định được nguyên nhân cá chết hàng loạt ở biển miền
Trung thời gian qua, nhưng cần phản biện khoa học trước khi công bố.
“Quan
điểm của Thủ tướng là nếu phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ xử lý nghiêm,
không loại trừ bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Đến nay các nhà khoa học đã xác định
được nguyên nhân cá chết”.
Để
cho thấy có sự chia sẻ với tâm trạng nóng lòng của người dân, Bộ trưởng
TT&TT Trương Minh Tuấn cho biết việc xác định nguyên nhân cá chết còn liên
quan tới xác định thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc này không chỉ cần bằng
chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật, nhất là
pháp luật về môi trường. Bên lề cuộc họp báo, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho
hay trong tháng 6 Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt ở miền
Trung.
Sáng
27/6, trong buổi họp báo quý 2 của Bộ Công an, trả lời câu hỏi liên
quan kết quả điều tra nguyên nhân, dấu hiệu hình sự trong thảm họa cá
chết hàng loạt ở miền Trung, trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát cho hay theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an được giao
nhiệm vụ phối hợp với các ban ngành điều tra, làm rõ để xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật. "Sự việc đang
trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ nên Bộ chưa thể cung cấp
thông tin. Chính phủ chỉ đạo trong tháng 6 sẽ cung cấp thông tin kết
quả điều tra và rất có thể ngày 29 sẽ tổ chức họp báo công bố
rộng rãi".
Sau
gần 3 tháng, cụ thể là 84 ngày kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết bất thường tại
4 tỉnh miền Trung, sau gần 3 tháng tìm mọi cách để nói láo, lừa đảo, mị dân,
vào lức 5 giờ chiều ngày 30/6/2016, nhà cầm quyền CSVN đã phải chính thức công
bố nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường biển: Formosa xả thải chất
độc.
Chủ
trì cuộc họp báo là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.
Tham dự còn có lãnh đạo các bộ Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường,
Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, tùy viên các
đại sứ quán.
Bộ
trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, để tìm nguyên nhân sự cố môi trường khiến cá chết,
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học
đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu,
có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế.
Kết
quả là đã phát hiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) có
một số hành vi vi phạm. Trong quá trình vận hành thử nghiệm, Formosa đã xả ra
biển nước thải có chứa các độc tố phenol, xyanua, hydroxit sắt, tạo thành một dạng
phức hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà
Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Hỗn hợp này là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật
biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Về
phía Formosa Hà Tĩnh đã đưa ra cam kết 5 vấn đề cụ thể như sau:
-
Thứ nhất, công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra "sự
cố" môi trường nghiêm trọng.
-
Thứ hai, thực hiện việc bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ
chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại
4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng
(500 triệu USD).
-
Thứ ba, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải,
nước thải, hoàn thiện công nghệ sản xuất, đảm bảo xử lý triệt để các chất thải
độc hại trước khi thải ra môi trường theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà
nước của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh để không tái diễn sự cố môi trường như đã xảy
ra.
-
Thứ tư, phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam và các tỉnh miền Trung xây dựng
các giải pháp đồng bộ để kiểm soát môi trường biển miền Trung bảo đảm phòng, chống
ô nhiễm, không để xảy ra sự cố môi trường tương tự để tạo niềm tin với người
dân Việt Nam và quốc tế.
-
Thứ năm, thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết nói trên, không để tái diễn các
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước; nếu vi phạm
thì sẽ chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Phát
biểu tại phiên họp thứ 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/7, Bộ trưởng Bộ
TN-MT Trần Hồng Hà cho biết: “Việc xảy ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng
định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được
kiểm tra chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất
thải trước khi thải ra môi trường”.
Tuy
nhiên, cần ghi nhận là thảm họa môi trường không chỉ giới hạn trong 4 tỉnh miền
trung khởi đi từ các ống xả thải độc của Formosa.
Trong
khi cá liên tục chết hàng loạt, dạt kín bờ 4 tỉnh miền Trung thì trong đất liền,
suốt từ tháng 4 năm 2016 cho đến tháng 3 năm 2017, cá vẫn tiếp tục chết ở nhiều
sông, hồ, suối, ao, kênh rạch trên toàn cõi Việt Nam:
-
04/05/2016: Sông Bưởi, Thanh Hóa;
-
05/05/2016: Sông La Ngà, Đồng Nai;
-
05/05/2016: Sông Lạch Bạng;
-
09/05/2016: Đảo Phú Quý, Bình Thuận;
-
15/05/2016: Sông Bưởi, Thanh Hóa;
-
17/05/2016: Sông Hinh, Phú Yên;
-
17/05/2016: Kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn;
-
08/06/2016: Hồ Hoàng Cầu, Hà Nội;
-
10/06/2016: Sông Thương, Bắc Giang;
-
13/06/2016: Sông Cầu, Phú Yên;
-
01/07/2016: Hồ Đại An, Quảng Trị;
-
01/07/2016: Tân Kỳ, Nghệ An;
-
04/07/2016: Thượng nguồn suối Màn, suối Nhẹm, Hòa Bình;
-
06/07/2016: Thượng nguồn sông Sài Gòn, Bình Phước;
-
07/07/2016: Hồ Tây, Hà Nội;
-
15/07/2016: Sông Ấu, Hải Dương;
-
23/07/2016: Chu Lai, huyện Núi Thành, Quảng Nam;
-
27/07/2016: Sông Âm, Thanh Hóa;
-
01/08/2016: Hồ Phước Hà, Quảng Nam;
-
02/08/2016: Hồ công viên trung tâm Đà Nẵng;
-
11/08/2016: Bến Do, Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh;
-
14/08/2016: Sông Mã, Thanh Hóa;
-
22/08/2016: Sông An Cựu, Huế;
-
25/08/2016: Sông Cái Vừng, Đồng Tháp;
-
01/0 8/2016: Đầm Nha Phu và vịnh Cam Ranh - Nha Trang
-
01/09/2016: Sông Sa Lung, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị;
-
08/09/2016: Vịnh đảo Ngọc, Nghi Sơn, Thanh Hóa;
-
15/09/2016: Sông La Sơn, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam;
-
18/09/2016: Sông Bùng, Diễn Châu, Nghệ An;
-
26/09/2016: Sông Quèn, Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh;
-
01/10/2016: Sông Bồ, sông Sịa, sông Diên Hồng, Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng
Điền;
-
01/10/2016: Hồ Tây, Hà Nội;
-
02/10/2016: Kênh Đa Cô, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng;
-
11/10/2016: Sông Chà Và, Long Sơn, TP Vũng Tàu;
-
14/10/2016: Sông Lô, xã Tràng Đà, Tuyên Quang;
-
26/10/2016: Hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội;
-
08/11/2016: Đầm Cầu Hai, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế;
-
24/11/2016: Vùng biển Vũng Sim; huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa;
-
28/11/2016: Vịnh Cam Ranh, Cam Phúc Nam, Cam Ranh;
-
06/12/2016: Kênh thuộc Trạm bơm Cống Bún, xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang;
-
07/12/2016: Thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hóa;
-
09/12/2016: Đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô, Huế;
-
04/01/2017: Bờ biển xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa;
-
09/01/2017: Sông Mã, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa;
-
19/01/2017: Cầu Quan, cầu Thái Hòa, Cầu Nổi, Tây Ninh;
-
07/02/2017: Sông Quyền, Tây Yên, Hà Tĩnh;
-
18/02/2017: Sông Bàn Thạch, Tam Kỳ;
-
25/02/2017: Kênh Tân Trào, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng;
-
22/02/2017: Sông Âm, xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa;
-
10/03/2017: Suối Nậm Huống, xã Châu Cường và Châu Thành, Nghệ An;
-
16/03/2017: Suối Cù, Tân Lợi, Lào Cai;
-
21/03/2017: Hồ Từ Vân, Bàu Bàng, Bình Dương.
Không
một tháng nào không có hiện tượng cá chết trải dài trên khắp 3 miền đã dẫn đến
nguy cơ cả nước bị nhiễm độc và những quan tâm chính đáng: Ngoài Formosa còn có
bao nhiêu công trình xả thải trên đất nước Việt Nam do Bắc Kinh kiểm soát? Cá
chết còn người thì sao? Người dân có bị nhiễm độc và chết dần mòn hoặc bị mang
nhiều bệnh tật sau một thời gian dài tiêu thụ các nguồn nước đã làm chết cá này
hay không?
Bên
cạnh đó là hàng loạt những phát hiện của người dân về việc Formosa và nhiều
công ty khác đã lén lún chôn rác thải độc hại cho môi trường tại nhiều nơi.
Sau
khi nhà cầm quyền công bố Formosa chính là thủ phạm gây ra thảm họa biển, cùng
những phát biểu có tính bao che cho thủ phạm Formosa, hơn 3000 giáo dân xứ Cồn
Sẻ thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã xuống đường biểu tình vào ngày
7/7/2016. Họ cho rằng Formosa đã gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến
đời sống của hàng ngàn ngư dân và hàng trăm ngàn nhân khẩu tại 4 tỉnh miền
Trung cũng như hủy hoại môi trường sống của hàng triệu người dân Việt Nam. Bên
cạnh đó, họ còn cáo buộc vụ ô nhiễm biển làm nhiều người chết do nhiễm độc.
Cuộc
biểu tình diễn ra trong thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ sau khi nhà cầm quyền
huy động lực lượng đến đàn áp người biểu tình. Đã có xung đột xảy ra khi nhà cầm
quyền dùng súng và lựu đạn cay để giải tán cuộc biểu tình. Rất nhiều người đã bị
đánh trọng thương và bị bắt trong đợt biểu tình này.
Trong
ngày này, nhiều nhà hoạt động tại các tỉnh thành như Sài Gòn, Hà Nội, Nha
Trang, Vũng Tàu... cũng đã tổ chức những cuộc biểu tình qui mô nhỏ nhằm yêu cầu
nhà cầm quyền đóng cửa Formosa.
Tiếp
đến ngày 24/7/2016, gần 2000 giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc và Giáo xứ Phú
Yên đã xuống đường biểu tình. Trước đó, khoảng hơn 500 người thuộc giáo xứ Phú
Yên, đa số là thanh niên đã tuần hành bằng xe gắn máy với quãng đường hơn 10 km
để đến giáo xứ Song Ngọc tham gia biểu tình. Họ mang theo khẩu hiệu và mặc
trang phục in hình xương cá.
Cuộc
biểu tình diễn ra sau thánh lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa bình, linh mục An
Tôn-Đặng Hữu Nam chia sẻ trong bài giảng: “...Ngày hôm nay chúng ta thấy
không chỉ biển nhiễm độc, mà còn nhiễm độc cả giáo dục, nhiễm độc cả đạo đức,
nhiễm độc cả chính trị. Và điều nhiễm độc chính trị này là nguyên nhân của mọi
sự nhiễm độc”. Formosa, đại họa của đất nước không chỉ khởi đầu từ Formosa mà
khởi đầu từ thủy triều đỏ, đó là thảm họa búa liềm đã giày xéo trên quê hương
Việt Nam này. Làm cho 90 triệu con Rồng cháu Tiên, từ những người anh hùng đã
trở thành “những người” nhu nhược. Nhu nhược trước ngoại bang. Chúng ta thấy
hành động của nhà cầm quyền Việt Nam vừa qua đàn áp những người yêu nước, người
biểu tình ôn hòa đòi minh bạch và nhất là vu khống cho những người lãnh đạo của
các tổ chức tôn giáo, và quy cho những người đòi minh bạch từ chính quyền là “bọn
phản động”, và “nghe theo lời xúi dục của ngoại bang”.
Những
cuộc biểu tình lớn, nhỏ phản đối Formosa, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN minh bạch
về việc bồi thường thảm họa biển đang gặp những khó khăn trước sự quyết tâm đàn
áp của guồng máy công an trị. Trước bối cảnh đó, Mạng lưới Blogger Việt Nam đã
đưa ra lời kêu gọi mọi người biểu tình theo phương thức du kích - Hit
And Run nhằm tránh sự bao vây, ngăn chặn và đàn áp của nhà cầm quyền,
đồng thời tiếp tục phản đối nhà nước CSVN bao che thủ phạm gây ra thảm họa môi
trường biển.
Sau
lời kêu gọi của Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhiều người, nhiều nơi đã tích cực
tham gia phong trào biểu tình Hit And Run, họ thực hiện bất cứ nơi
nào có thể tránh né sự đàn áp, họ linh hoạt và sáng tạo ra nhiều cách thức biểu
tình. Điều này đã khiến nhà cầm quyền hết sức khó khăn trong việc dập tắt thông
tin liên quan đến thảm họa biển do Formosa xả thải ra biển.
Tiếp
sau những cuộc biểu tình “mini” diễn ra từ ngày 31/7/2016 tại nhiều nơi trên cả
nước, vào ngày 7/8/2016 - Ngày Môi Trường, nhiều giáo xứ tại Quảng
Bình và Nghệ An đã xuống đường dọn dẹp, làm vệ sinh khu vực gần nơi họ sinh sống
và những vùng ven biển nơi xảy thảm họa. Bên cạnh đó họ biểu tình phản đối
Formosa với những khẩu hiệu: “Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa”, “Trả
lại biển sạch cho người dân”...
“Chúng
tôi nghĩ rằng để biển miền Trung trở lại an bình, để trả lại môi trường sạch của
miền Trung thì Formosa cần phải đóng cửa, đó cũng là ý kiến của chúng tôi. Những
gì Formosa làm thì không thể tin tưởng được, đã thải nước ra còn liên hệ với những
quan chức để chôn chất thải dưới lòng đất. Làm sao mà tin được một công ty với
các lãnh đạo như vậy.” Giám mục Nguyễn Thái Hợp chia sẻ.
Giám
mục Hợp nói tiếp: “Nếu nhà nước là đại diện của dân, theo đúng nguyên tắc
nhiều nơi làm thì trước khi đòi Formosa bồi thường bao nhiêu thì phải đi nghiên
cứu lại và xem dân thiệt hại bao nhiêu. Trong khi đó nhà nước lại đi đêm với
Formosa và nhận như vậy thì điều đó trong thế giới hôm nay người ta không thể
công nhận việc đó được. Đáng ra khi xảy ra những thảm họa như vậy thì chính phủ
cùng với người dân cùng giải quyết và nhà nước luôn luôn đứng về phía người
dân. Trong trường hợp Việt Nam thì rất là buồn là hình như ngược lại.”
Trước
đó ít hôm, truyền thông lề đảng đã bắt đầu công kích các vị chức sắc Công giáo.
Nhiều bài báo, phóng sự truyền hình đưa ra luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ Giám mục
Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục như Linh mục Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục...
đã kích động người dân biểu tình gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Truyền
thông lề đảng còn cho rằng, người dân biểu tình được nhận tiền từ những thế lực
thù địch nước ngoài gửi về, thậm chí vu khống các vị chức sắc công giáo cấu kết
với tổ chức khủng bố để chống phá nhà nước.
Ngày
15/8/2016, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra tại Nghệ An sau khi hàng ngàn giáo
dân tham dự thánh lễ “Đức Mẹ hồn xác lên trời”. Rất nhiều Giáo xứ
trong 6 Giáo hạt thuộc giáo phận Vinh đã xuống đường tuần hành đến Nhà thờ
Chánh tòa Xã Đoài để biểu tình phản đối nhà cầm quyền tiếp tục bao che Formosa.
Khoảng hơn 30000 người dân đã tham gia tuần hành cùng với rất nhiều khẩu hiệu
yêu cầu nhà nước đóng cửa Formosa cũng như minh bạch việc sử dụng 500 triệu Mỹ
kim trong vấn đề bồi thường thảm họa biển miền Trung.
Nhà
cầm quyền đã huy động rất đông lực lượng công an, an ninh thường phục, cảnh sát
cơ động nhằm kiểm soát cuộc biểu tình. Cuộc tuần hành đã không gặp phải sự đàn
áp từ phía nhà cầm quyền.
Ngày
21/8/2016, giáo sứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã tiếp tục biểu tình
phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam. Khoảng hơn 1000
người đã tham gia cuộc biểu tình sau khi tham dự thánh lễ Chúa nhật tại giáo xứ.
Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết: “Sáng hôm nay sau giờ lễ cầu nguyện cho
Công Lý Hòa bình, cầu nguyện cho quốc thái dân an và các nạn nhân của thảm họa
môi trường, giáo xứ Phú Yên tổ chức xuống đường biểu tình tuần hành phản đối
Formosa tại Việt Nam, yêu cầu đóng cửa Formosa, khởi tố Formosa và đuổi Formosa
ra khỏi Việt Nam và yêu cầu đền bù thỏa đáng cho người dân Việt Nam. Bên cạnh
đó thì cũng ủng hộ phán quyết của tòa án Liên hợp quốc về đường lưỡi bò phi
pháp của Trung Cộng tại vùng biển Việt Nam.”
Trong
khi người dân tranh đấu để tống xuất Formosa ra khỏi Việt Nam, ngày 22/8/2016,
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã cùng lãnh đạo 4 tỉnh
miền Trung và các chuyên gia nước ngoài đi tắm biển và ăn hải sản ở khu du lịch
Cửa Việt, Quảng Trị. Sau đó Trần Hồng Hà tuyên bố: "Đến thời điểm
này, chúng ta có niềm tin rất nhanh chóng về tự nhiên có thể đào thải hết,
nhưng trước mắt vì sức khỏe của người dân, chúng ta sẽ khoanh rất rõ những khu
vực đó, bao gồm tọa độ để khuyến cáo cho người dân trong việc đánh bắt, trong
các hoạt động du lịch, tắm biển, thể thao... Người dân Miền trung sẽ có cả
thép, cả cá và cả một môi trường biển sạch, đẹp, an toàn..."
Cũng
trong tháng 8/2016, nhiều trang báo điện tử của tuyên giáo đảng CSVN đã đăng tải
những bài viết có nội dung vu khống Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục tại
Nghệ An, Quảng Bình đã lợi dụng, kích động người dân tham gia biểu tình gây ảnh
hưởng đến tình hình an ninh chính trị.
Ngày
1/9/2016, khoảng 2500 đến 3000 giáo dân của hai giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên thuộc
giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa. Tại giáo xứ Quý Hòa, giáo dân đi
từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ An. Khi vừa đến Quốc lộ 1A họ bị lực lượng
an ninh giật hết biểu ngữ, khẩu hiệu. Khoảng 200 viên công an xã, công an thị
xã đã được điều động đến để dựng hàng rào ở rất nhiều điểm trên Quốc lộ 1 A.
Cùng lúc đó, gần 1000 giáo dân xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu cũng xuống đường biểu
tình, đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách nhà thờ 4km với rất nhiều biểu
ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa được giăng lên. An ninh thường phục và sắc phục
đứng ở đường nhưng không có bất kỳ xô xát nào xảy ra.
Sáng
Chủ nhật 19/8/2016, gần 2000 người dân thuộc giáo xứ Dũ Yên, thị xã Kỳ Anh đã
biểu tình phản đối Formosa. Nguyên dân dẫn đến cuộc biểu tình là do trước đó
vào ngày 9/9/2016 lãnh đạo cộng sản Hà Tĩnh đã kiến nghị với Bộ TN&MT cho
phép Formosa xả chất thải chảy ra sông Quyền trước khi đổ ra biển.
Thảm
họa môi trường biển do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra hồi tháng 4 năm 2016 trên
một khu vực rộng lớn, bao gồm 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế
đã đẩy hàng triệu người dân nơi đây vào một hoàn cảnh vô cùng bi đát. Sau khi
Formosa thừa nhận trách nhiệm và tự ý đưa ra con số 500 triệu Mỹ kim bồi thường
thiệt hại, nhà cầm quyền cũng tự ý thừa nhận số tiền và tiếp tục bảo vệ thủ phạm
gây ra thảm họa. Sự việc vẫn chưa kết thúc khi số tiền bồi thường được cho là
không đáng để đánh đổi môi trường sống của hàng trăm ngàn người dân miền Trung.
Hơn nữa sau nhiều tháng xảy ra thảm họa, ngư dân đang sống trong thảm cảnh kiệt
quệ nhưng nhà nước CSVN thì chậm trễ cũng như có dấu hiệu thiếu minh bạch trong
việc bồi thường thiệt hại.
Cần
ghi nhận là sau khi Formosa bồi thường 500 triệu Mỹ kim thì báo lề dân đã phanh
phui ra sự việc là nhà nước CSVN đã miễn cho Formosa không phải trả thuế tổng cộng
khoảng 448,5 triệu Mỹ Kim.
Trước
tình trạng Formosa vẫn ngang nhiên tiếp tục hoạt động và người dân không được đền
bù chính đáng, vào ngày 26/9/20016 Linh mục Đặng Hữu Nam đã hướng dẫn, tổ chức
cho ngư dân, giáo dân thuộc khu vực Quỳnh Lưu, Nghệ An nộp đơn khởi kiện
Formosa. Đoàn khởi kiện gồm 600 người đi trên 14 xe, ba xe lớn và mười một xe
30 chỗ ngồi. Khởi hành từ thành phố Vinh với khoảng cách gần 200km để đến tòa
án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Linh mục Đặng Hữu Nam cho biết là công an, mật vụ vẫn
bám theo đoàn xe trên suốt hành trình. Nhiều giáo xứ nằm trên lộ trình chuyến
đi khi nghe tin cũng đã tổ chức đón đoàn khởi kiện, nhiều người dân cũng đã
tham gia đoàn và tiếp tục di chuyển đến Hà Tĩnh.
15
giờ chiều cùng ngày, trước áp lực của hàng ngàn người tại cổng tòa án thị xã Kỳ
Anh, nhà cầm quyền đã tiếp nhận hồ sơ đơn khởi kiện của 506 hộ dân bị ảnh hưởng
trong thảm họa môi trường biển.
Nguyễn
Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, cho biết: "Hiện tình hình an
ninh trật tự đang ổn định bình thường, TAND thị xã đang tiếp nhận đơn của người
dân." Ông này nói thêm: "Công dân có quyền nộp đơn
thì Tòa án tiếp nhận đúng theo quy định, sau đó mới xem xét thụ lý. Hiện Tòa án
đang tiếp nhận đơn, còn nội dung đơn khởi kiện chưa tổng hợp kịp, tối nay mới tổng
hợp đơn. Hiện đã nhận đơn trên 200 đơn. Trong đó chủ yếu người dân Nghệ An đi
xe đăng ký ở Nghệ An vào nộp đơn."
Trong
ngày 29/9/2016, nhà cầm quyền ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg về
định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại sau thảm họa môi trường biển.
Theo
quyết định này, căn cứ vào đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do thảm
họa môi trường biển tại 4 tỉnh và định mức bồi thường thiệt hại vừa được ban
hành, UBND 4 tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, xác định tổng mức bồi thường thiệt
hại cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính
tổng hợp trước ngày 5/10/2016. Bộ NN&PTNT chủ trì thẩm tra, xác định kinh
phí bồi thường của từng địa phương gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 10/10/2016.
Sáng
ngày 2/10/2016, khoảng hơn 1000 giáo dân xứ Đông Yên tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung
tại khu vực trụ sở Formosa để yêu cầu nhà máy này đóng cửa. Đông Yên chính là một
trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi xảy ra thảm họa cá chết.
Hàng
ngàn người dân sau đó đã đồng loạt kéo đến để gia nhập vào đoàn biểu tình. Chỉ
sau hai giờ đồng hồ, số người tham gia biểu tình trước Formosa đã lên tới hơn 6
ngàn người và mỗi lúc một đông hơn.
Đến
khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội ra tay đàn áp người biểu
tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải
tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội
vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.
Linh
mục quản xứ Đông Yên là cha Phero Trần Đình Lai đã lên tiếng hướng dẫn giáo dân
biểu tình trong ôn hòa. Ngài liên tục nhắc nhở bà con về nguyên tắc đấu tranh bất
bạo động, giữ thái độ ôn hòa, điềm tỉnh nhưng cương quyết trong đấu tranh.
Trước
thông tin đoàn người biểu tình bị nhà cầm quyền đàn áp, người dân khắp nơi lân
cận đã tiếp tục đổ về khu vực nhà máy thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh. Lúc
này số người tham gia biểu tình đã lên đến khoảng 18000 người. Hàng trăm ngư
dân chiếm lĩnh bức tường thành bao quanh Formosa. Tuyệt nhiên, không có bất cứ
hành động đập phá nào xảy ra như những gì mà chế độ CSVN đang tìm mọi cách hù dọa
và vu khống. Lần đầu tiên lực lượng bảo vệ Formosa của guồng máy công an trị
CSVN đã phải nhận thất bại thảm hại trước sức mạnh của số đông nhân dân đoàn kết.
Truyền
thông lề đảng sau đó cho hay, hôm 5/10, Tòa án Nhân dân thị xã Kỳ Anh đã tiến
hành trả 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh và nói thêm rằng việc trả
đơn "đúng theo quy định của pháp luật".
Ngày
8/10/2016 Nguyễn Văn Thắng - Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên bố: “Hiện
tại, Tòa án Kỳ Anh đã sao chụp toàn bộ 506 đơn khởi kiện và các tài liệu liên
quan lưu tại Tòa án để làm căn cứ giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu...
Trong đơn và các tài liệu không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những
thiệt hại thực tế.”
Ngày
8/10/2016, từ Nghệ An, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, Giáo xứ Phú Yên, người được
ngư dân ủy quyền trong vụ kiện Formosa, đã nhận lại 506 đơn do tòa chuyển trả
qua bưu điện từ hôm 7/10. Linh mục Nam cho biết: “Hôm qua tôi ký nhận
120 đơn và hôm nay nhận tiếp số đơn còn lại. Việc tòa Kỳ Anh trả đơn kiện của
ngư dân cho thấy chính quyền đang đứng về phía ai trong vụ việc này.”
Trong
lúc tình hình những cuộc biểu tình chống Formosa ngày một gia tăng, nhà cầm quyền
đã bất ngờ bắt giữ Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 10/10/2016 với
cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam" theo điều 88 bộ luật hình sự. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là đồng sáng lập
viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, là người hoạt động mạnh mẽ
trong lĩnh vực môi trường ngay sau thảm họa Formosa xảy ra. Mẹ Nấm đã tham gia
nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa cũng như có rất nhiều bài viết phân tích
sâu sắc về ảnh hưởng của vấn đề thảm họa môi trường biển tại miền Trung, cũng
như những dự án khác có nguy cơ tàn phá môi trường.
Sau
khi bị bác đơn kiện Formosa, vào ngày 16/10/2016 Linh mục Đặng Hữu Nam đưa ra
thông cáo báo chí về việc tiếp tục tổ chức cho khoảng hơn 1000 người dân thuộc
huyện Quỳnh Lưu Nghệ An sẽ vượt hơn 200km đến Tòa án Thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh
để nộp đơn khiếu nại vào ngày 18/10.
Sau
khi có thông cáo của Linh mục Đặng Hữu Nam về việc dẫn đoàn đi nộp đơn khiếu nại
cũng như một số đơn kiện mới, đại diện Ủy ban Nhân dân huyện Quỳnh Lưu là phó
chủ tịch Hồ Ngọc Dũng ký công văn gửi Linh mục Nam và Hội đồng giáo xứ đề nghị
không nên tiến hành hoạt động này do tình hình mưa bão và tỉnh đang lo khắc phục
hậu quả thiên tai lũ lụt vừa qua và đang lo phòng chống cơn bão số 7. Ông này
cũng đề nghị nếu vẫn tiếp tục hoạt động nộp đơn khiếu nại và khiếu kiện thì chỉ
nên cử đại diện mà thôi. Bên cạnh đó nhà cầm quyền Nghệ An đã gởi văn thư yêu cầu
Giám mục Nguyễn Thái Hợp trục xuất Linh mục Đặng Hữu Nam ra khỏi địa hạt.
Sáng
ngày 18/10/2016, hơn 1000 người dân giáo xứ Phú Yên thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An do Linh mục Đặng Hữu Nam dẫn đầu đã khởi hành hướng đến tòa án nhân dân
thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để tiếp tục gửi đơn khiếu kiện Formosa. Khác với lần
trước, đoàn người khiếu kiện đã phải di chuyển bằng taxi vì công an, an ninh đã
trực tiếp đến hăm dọa, ngăn cản thậm chí đánh đập cả chủ xe để họ không thể chở
đoàn đến tòa án Kỳ Anh.
Khoảng
11 giờ 45 phút, mật vụ vây chặn đoàn xe của Linh mục Đặng Hữu Nam và người dân
đi khởi kiện. Rất nhiều công an sắc phục và cảnh sát giao thông đứng nhìn những
tên mật vụ lao vào lôi một số người dân xuống xe đánh đập. Cảnh sát giao thông
đã giữ giấy tờ xe của Linh mục Nam. Cùng lúc, các tài xế taxi của công ty Mai
Linh cũng nhận được điện thoại từ giám đốc tập đoàn này yêu cầu quay về và
không được chở người đi khiếu kiện, "nếu không sẽ bị đuổi việc!".
Đã
có những xô xát xảy ra khi nhà cầm quyền sử dụng an ninh thường phục gây hấn và
đánh nguội một số người trong đoàn khiếu kiện. Lực lượng công quyền đã được huy
động rất đông tại khu vực cầu Bến Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An để ngăn cản
đoàn người khiếu kiện di chuyển.
Nhà
cầm quyền đã “mặc cả” với Linh mục Anton Đặng Hữu Nam rằng chỉ chấp nhận cho
Linh mục Nam cùng một số người đại điện đi gửi đơn, còn lại những người khác phải
quay về. Công an còn tuyên bố với Linh mục Đặng Hữu Nam rằng nếu cố tình đi sẽ
bị ngăn chặn bằng mọi giá.
Liền
sau đó ít ngày, truyền thông lề đảng đã tổ chức vu khống Linh mục Đặng Hữu Nam
kích động người dân chống nhà nước. Nội dung những bài viết, phóng sự video được
đăng tải trên truyền thông tỉnh Nghệ An và đài truyền hình VTV của đảng và nhà
nước CSVN.
Ngày
25/10/2016, khoảng 100 người dân đã kéo lên UBND Hà Tĩnh để tiếp tục nộp đơn
khiếu kiện Formosa. Tuy nhiên họ đã bị ngăn cản ngay tại cổng UBND. Trước sự
kiên quyết của người dân nơi đây, lãnh đạo Hà Tĩnh đã buộc phải cử cán bộ đứng
ra hứa hẹn sẽ tổ chức buổi họp để giải trình vụ việc với người dân xã Thạch Hạ.
Tuy
nhiên, người dân đã mòn mỏi chờ đợi nhưng mãi không thấy lời hứa được thực hiện.
Đến ngày 07/11/2016, hơn 50 người dân xã Thạch Hạ một lần nữa lại phải kéo đến
UBND Hà Tĩnh để chất vấn nhà cầm quyền về việc tại sao họ không được bồi thường
thiệt hại do Formosa gây ra. Một lần nữa người dân vẫn không được vào trong
UBND để tiếp xúc cán bộ mà phải đứng dưới cơn mưa phía bên ngoài cổng hơn một
tiếng đồng hồ, để rồi sau đó cũng chỉ nhận được lời hứa từ ông Trần Quốc Đạt -
chánh văn phòng kinh tế tỉnh - sẽ sớm có cuộc họp vì hiện nay cán bộ tỉnh đang
bận công tác.
Chiều
ngày 08/11/2016, hơn 100 người dân xã Thạch Hạ tiếp tục đến UBND để làm việc với
lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài việc đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra, một
số hộ dân nuôi cá trong lồng bè tại xã Thạch Hạ đã yêu cầu bồi thường thiệt hại
do các nhà máy thủy điện trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xả lũ gây ra trong các ngày
15 và 16 /10/2016. Được biết xã Thạch Hạ có nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè, cá
nuôi chủ yếu là cá Mú, cá Hồng Mỹ, cá Chẽm... Sau đợt xả lũ, Hà Tĩnh đã ngập
chìm trong lũ suốt nhiều ngày, cá nuôi từ các lồng bè của nhiều hộ dân cũng bị
“lũ thủy điện” cuốn trôi khiến thiệt hại ước tính lên đến vài trăm triệu cho mỗi
hộ nuôi cá. Chính vì thế, các hộ nuôi cá này đã yêu cầu được bồi thường thiệt hại.
Trước
áp lực bởi người dân liên tục kéo lên UBND đòi bồi thường thiệt hại do Formosa,
cộng thêm “điểm bất ngờ” khi người dân đòi bồi thường do “lũ thủy điện” gây ra,
nhà cầm quyền đã buộc phải tổ chức buổi họp tiếp xúc đối thoại với người dân xã
Thạch Hạ vào 9 giờ sáng ngày 09/11/2016.
Trong
buổi tiếp xúc, phó chủ tịch Tp Hà Tĩnh cho rằng “người dân xã Thạch Hạ
không đưa ra được số liệu, dữ liệu chứng minh thiệt hại do Formosa gây ra, vì
thế bà con không phải là “đối tượng” được hưởng đền bù hay hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp theo quyết định 1880/QĐ TTg. Còn về thiệt hại do lũ gây ra, khiến
cá nuôi trong lồng bè bị cuốn trôi, tỉnh chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên tất
cả vụ việc trên, tỉnh sẽ xem xét, rà soát và đánh giá tình hình, sau đó sẽ
thông tin đến bà con.”
Sáng
ngày 7/12/2106, khoảng hơn 2000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này để phản đối
quyết định đền bù thiệt hại mà họ cho là không công bằng. Linh mục Phê rô Mai
Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa cho biết nguyên nhân ngư dân biểu tình: “Dân
bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học
sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền
lợi của các em. Một lý do nữa thì người đáng đền bù lại không đền bù, còn người
đáng hỗ trợ lại kêu lên... Dân không tán đồng cách làm của họ (cơ quan chức
năng) nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.”
Đến
ngày 12/12, hàng trăm người tiếp tục biểu tình đòi bồi thường thỏa đáng cho những
thiệt hại từ thảm họa môi trường do Formosa gây ra từ tháng 4/2016. Linh mục
Phaolo Lê Xuân Lộc, thuộc DCCT Sài Gòn là người có mặt trong cuộc biểu tình cho
biết có khoảng 200 người dân vùng biển thuộc ba xã của huyện Kỳ Anh đã xuống đường
ở quốc lộ 1A, đoạn đi vào thị xã Kỳ Anh. Những người biểu tình đòi Formosa “cút
khỏi Việt Nam” và yêu cầu nhà chức trách bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân.
Linh
mục Lê Xuân Lộc cho biết các ngư dân biểu tình vì “nhà cầm quyền đang
làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam.” Nhiều
người dân nói gia đình họ lâm vào cảnh nghèo túng, trẻ em thất học sau thảm họa
biển. Cuộc biểu tình đã làm một đoạn quốc lộ 1A bị ùn tắc giao thông, các xe di
chuyển chậm.
Cũng
sáng ngày 12/12/2016, ít nhất 300 người dân xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, trong
cùng tỉnh Hà Tĩnh đã đi nộp đơn kiện Formosa. Một số nguồn tin trên mạng xã hội
cho biết số người tụ tập tại UBND xã sau đó đã lên đến khoảng 1000 người. Tất cả
đều là những người dân khiếu kiện sinh sống và làm ăn tại vùng bị ảnh hưởng
nghiêm trọng từ thảm họa môi trường của Formosa. Họ nói từ nhiều tháng nay họ
đã “chịu quá nhiều thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần” và đến nay tiền đền bù
vẫn chưa đến tay người dân.
Khoảng
7 giờ sáng 28/12/2016, hơn 100 người dân thôn Tân Phúc Thành thuộc Xã Kỳ Lợi,
Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung biểu tình trước cổng phụ của Công ty Formosa.
Giống như nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ khác diễn ra suốt mấy tháng qua, mục
đích của người dân vẫn là yêu cầu Formosa phải chịu trách nhiệm với thảm họa đã
gây ra. Một trong những yêu cầu cụ thể nhất là phải đền bù thỏa đáng những thiệt
hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu.
Hình
ảnh cho thấy Formosa vẫn được sự bảo vệ rất nghiêm ngặt và tận tụy của lực lượng
công an Việt Nam. Cuộc biểu tình kéo dài chừng hai tiếng rồi chấm dứt. Không có
đại diện nào từ phía Cty Formosa hay chính quyền địa phương ra “đối thoại” với
người biểu tình.
Sáng
ngày 14/1/2017, hơn 1000 giáo dân giáo xứ Đông Yên đã đội mưa gió trong cái rét
của những ngày đầu năm để tập trung biểu tình bằng cách chặn Quốc lộ 1A tại đoạn
đi qua đèo Con (nằm sát đèo Ngang). Nhiều người đã dùng lưới đánh cá chặn ngang
Quốc lộ 1A khiến tình trạng giao thông ùn tắc trong nhiều giờ. Đã hơn chín
tháng xảy ra thảm họa Formosa, cuộc sống bà con giáo dân nơi đây vô cùng khó
khăn dù nhà cầm quyền đã công bố quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ về việc
bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên đây đã là những ngày cận tết cổ truyền nhưng
người dân vẫn đang khốn khó vì thảm họa môi trường biển.
Ngày
19/1/2017 một lần nữa người dân Quảng Bình lại dùng lưới đánh cá chặn Quốc lộ
1A để biểu tình. Hàng trăm người dân thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đồng loạt xuống đường giơ cao những khẩu hiệu: “Formosa
cút khỏi Việt Nam”, “Yêu cầu bồi thường thiệt hại môi trường”.
Ông
P., một người dân thôn Xuân Hòa phẫn nộ nói: “Bây chừ chúng tôi không cần
bồi thường gì nữa vì nhà nước cấu kết với Formosa rồi. Chúng tôi yêu cầu đuổi
Formosa ra khỏi Việt Nam”.
Trưa
ngày 5/2/2017 tức ngày mùng 9 tết Đinh Dậu, một số người dân tuần hành tại
thôn Cồn Sẻ, đòi phải cách chức trưởng thôn và phó thôn, đồng thời đòi bồi thường
thỏa đáng cho những hộ nuôi cá lồng bè bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi
trường do công ty Formosa gây ra. Người dân dùng loa, đánh trống, hô khẩu hiệu
và giơ các biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không dừng lại nếu không đền bù thỏa
đáng", "Chúng tôi không phải là những con bò ăn cỏ. Đừng mị
dân", "Yêu cầu đền bù thỏa đáng, minh bạch, công khai".
Linh
mục Hoàng Anh Ngợi nói rằng có khoảng 200 đến 300 người tham gia tuần hành, phần
lớn là gia đình và người nhà các gia đình chưa nhận bồi thường.
Sáng
ngày 14/2/2017, khoảng hơn 1000 giáo dân thuộc 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh
Thọ dưới sự hướng dẫn của linh mục JB Nguyễn Đình Thục, quản sứ Song Ngọc, tổ
chức đã đi bộ 200km tuần hành đến tòa án thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn khởi
kiện Formosa.
Xe
ô tô là phương tiện được đoàn khởi kiện lựa chọn để thực hiện hành trình từ Nghệ
An đi Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đêm ngày 13, các nhà xe thông báo họ được lệnh của
nhà cầm quyền không chở đoàn đi khiếu kiện mặc dù hợp đồng thuê xe đã được thực
hiện trước đó. Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và giáo dân, ngư dân đã tuyên bố sẽ
đi bộ từ Nghệ An đến Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu kiện.
Sư
kiện này đã khiến nhà cầm quyền hết sức lo sợ sẽ diễn ra cuộc cách mạng đi bộ
(tương tự như cuộc cách mạng muối ở Ấn Độ). Vì thế ngay từ sáng sớm, nhà cầm
quyền đã tổ chức huy động, bố trí lực lượng công quyền rất hùng hậu nhằm kiểm
soát và trấn áp cuộc bộ hành của giáo dân xứ Song Ngọc.
Sau
khi đoàn dừng chân nghỉ và ăn trưa tại giáo xứ Thuận Nghĩa, đoàn tiếp tục lên
đường và đã gặp phải sự ngăn cản của nhà cầm quyền. Một người dân trong đoàn bị
đánh đập dã man khi đoàn đi đến khu vực Diễn Hồng, Nghệ An. Lực lượng công quyền
bao gồm hàng chục cảnh sát giao thông, công an sắc phục đã chặn đoàn và yêu cầu
đi đường khác. Linh mục Nguyễn Đình Thục ra chất vấn một trong những kẻ chỉ huy
của lực lượng công quyền. Một đại diện của sắc phục cảnh sát giao thông đã hứa
sẽ tạo điều kiện và đảm bảo an toàn cho đoàn.
Tuy
nhiên sau khi thuyết phục được đoàn người khởi kiện đi vào một lộ trình khác.
Khoảng 16h00, nhà cầm quyền Nghệ An huy động lực lượng cảnh sát cơ động, công
an và cảnh sát giao thông bao vây người dân. Cuộc đàn áp bắt đầu diễn ra, rất
nhiều người trong đoàn đã bị bắt và đánh đập hết sức tàn nhẫn. Linh mục Nguyễn
Đình Thục cũng bị mật vụ cộng sản đánh rách miệng khi Ngài cương quyết chất vấn
những tên công an vì sao đánh người dân.
Trong
cuộc trấn áp đoàn người khởi kiện, nhà cầm quyền đã dùng đến súng và lựu đạn
cay nhằm vào những người dân đang ôn hòa tuần hành. Trước thái độ quyết tâm
dùng võ lực để trấn áp của công an, các vị chức sắc công giáo đã kêu gọi giáo
dân quay về nhằm tránh thiệt hại về người cho giáo dân.
Một
ngày sau đó đài truyền hình Nghệ An và một số trang báo điện của ban tuyên giáo
đã đồng loạt qui chụp những người tham gia tuần hành khởi kiện ôn hòa đã gây ra
cuộc bạo loạn. Truyền thông cộng sản còn dàn dựng cảnh chiếc xe tuần tra của cảnh
sát bị ném đá và cho rằng nhiều công an viên bị trọng thương khi đang khuyên bà
con quay về.
Những
cuộc biểu tình phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu trục xuất Formosa tạm lắng xuống
trong sự phong tỏa, kềm kẹp của lực lượng an ninh mật vụ cộng sản. Cho đến khi
lời kêu gọi tổng biểu tình toàn quốc được Linh mục Nguyễn Văn Lý đưa ra. Ngày
5/3/2017 được chọn là này khởi đi phong trào biểu tình hàng tuần cho đến khi đạt
được mục đích là trục xuất Formosa ra khỏi Việt Nam.
Sáng
ngày 5/3/2017 đã đồng loạt diễn ra biểu tình tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Cuộc biểu tình nổ ra mạnh mẽ nhất vẫn là tại giáo phận Vinh, với hơn 5000 ngàn
giáo dân từ các giáo xứ ở Nghệ An, Hà Tĩnh đồng loạt xuống đường phản đối
Formosa, kêu gọi bảo vệ môi trường. Họ mang các khẩu hiệu như: “Toàn
dân Việt Nam cứu biển”, “Cá cần nước sạch, Dân cần minh bạch”, “Hủy hoại môi
trường là tội ác.”
Ở
những nơi khác như Sài Gòn, Hà Nội, Đồng Nai, Ban Mê Thuột... những cuộc biểu
tình lớn đã không diễn ra như nhiều người mong đợi. Những người tham gia biểu
tình hôm 5/3 đa phần là những bạn trẻ phẫn nộ trước thực trạng xã hội nên họ xuống
đường biểu tình. Rất nhiều người trong số họ bị đánh và bị bắt giữ câu lưu nhiều
giờ.
Nhiều
tuần lễ sau ngày 5/3 vẫn nhen nhóm các cuộc biểu tình trên toàn quốc, điều này
đã khiến nhà cầm quyền bố trí an ninh canh giữ, giam lỏng những người hoạt động
vào những ngày cuối tuần.
Cho
đến nay, nhìn chung các cuộc biểu tình và lời kêu gọi biểu tình dù chưa đạt được
như ý muốn về qui mô nhưng đã khiến nhà cầm quyền tỏ ra lúng túng trong cách xử
lý những hoạt động và tin tức liên quan đến biểu tình.
Với
sự đàn áp thẳng tay từ nhà cầm quyền làm cho các cuộc biểu tình khó có thể diễn
ra với qui mô lớn và rộng khắp trên cả nước, một lần nữa, một số blogger Việt
Nam đã kêu gọi liên tục biểu tình theo phương thức du kích Hit and Run nhằm
duy trì sức ép lên nhà cầm quyền nhưng vẫn tránh né được sự đàn áp.
Một
tuần sau lời kêu gọi biểu tình Hit And Run, rất nhiều nhà hoạt động
trong nước đã nhiều lần và liên tục thực hiện chiến dịch phản đối theo kiểu “du
kích”. Bên cạnh các cuộc biểu tình mini Hit And Run đang được nhiều người chọn
để phản đối nhà cầm quyền và yêu cầu trục xuất Formosa thì vào ngày vào sáng
ngày 2/4/2017, khoảng 1,000 người dân xứ Song Ngọc ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ
An đã tham gia tuần hành ôn hòa phản đối Formosa, phản đối VTV1 và NTV bôi nhọ
Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, phản đối chính quyền
cộng sản bao che Trung cộng và Formosa.
Đông
đảo người dân tham gia tuần hành trên các ngã đường đã cầm các banner có khẩu
hiệu: “Lên án đài truyền hình VTV1 và NTV vu khống và mạ lị Linh mục”,
“VTV1 và NTV bao che cho Formosa là tội ác đối với dân tộc và nhân dân”, “Mọi
người chung sức đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam”, “Từng cá nhân không làm được
nhưng tất cả chúng ta nhất định làm được”... và hô vang các khẩu hiệu: “Formosa
cút khỏi Việt Nam”, “Yêu cầu VTV và NTV công khai xin lỗi các Linh mục”...
Linh
mục JB Nguyễn Đình Thục chia sẻ: “Người dân Song Ngọc không muốn phong
trào đấu tranh phản đối Formosa và chống Tàu Cộng bị lặng chìm! Chúng tôi sẽ tiếp
tục đấu tranh cho đến khi công lý được thực hiện và sự thật phải được phơi
bày”.
Trong
dịp này, biểu ngữ có nội dung mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền CSVN đã lệ thuộc
Trung Cộng đã được giương lên: “Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của
dân tộc Việt Nam! Ai bao che cho Trung Quốc lũng đoạn và phá hoại Việt Nam, kẻ
đó trở thành kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Ai?”
Ngày
3/4/2017, người dân Kỳ Lợi, Kỳ Anh tại Hà Tĩnh lại tiếp tục xuống đường giăng
lưới biểu tình đòi quyền lợi trên Quốc lộ 1, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam
và phản đối nhà cầm quyền thiếu minh bạch trong việc bồi thường thảm họa. Cuộc
biểu tình diễn ra tại khu vực đỉnh Đèo Con, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, trong
thời tiết mưa gió lạnh rất lạnh. Trong một diễn biến khác diễn ra cùng thời điểm
trên hàng ngàn người dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã mang băng rôn
biểu ngữ kéo lên UBND huyện Lộc Hà để biểu tình phản đối.
Thông
tin trước đó cho thấy, khoảng 21 giờ ngày 2/4/2014, một số người thuộc nhóm “Truyền
Thông Formosa” đang uống cà phê trong quán nước tại xã Thạch Bằng thì
bị Công an huyện Lộc Hà vô cớ đến sách nhiễu, gây sự.
Họ
đã dùng giày, đá... và cho nổ súng tấn công vào nhóm anh em đang uống cà phê. Sự
việc diễn ra rất hỗn loạn và có đổ máu. Giáo xứ Trung Nghĩa đã rung chuông báo
động ngay trong đêm nhằm kêu gọi những giáo dân xung quanh đến giúp đỡ.
Nhiều
người trong đoàn biểu tình đã mang theo những lá cờ ngũ sắc và gương cao các
băng rôn, khẩu hiệu: “Thằng lãnh đạo lừa đảo dân mua cá chết đâu rồi?”, “Lẽ
nào vì Formosa mà giết dân thật sao...?”, “Khạc tiền ra cho dân mau”, “Phản đối
Công an Lộc Hà nổ súng, đàn áp dân”, “Dân cần minh bạch, cá cần nước sạch”, “Formosa
cút khỏi Việt Nam”, “Hãy bồi thường cho ngư dân chúng tôi”...
Khoảng
9 giờ sáng ngày 3/4/2017 đoàn người biểu tình đã vào được bên trong cơ quan huyện
và tập trung hô khẩu hiệu yêu cầu được gặp người có thẩm quyền để giải quyết vụ
việc tối qua. Tuy nhiên UBND huyện đã trốn hết và không ai ra tiếp dân. Theo
thông tin được biết có gần 8.000 người dân tập trung tại UBND huyện.
Đã
có những xô xát khi lực lượng an ninh giả dạng côn đồ ném đá vào đoàn người biểu
tình ôn hòa nhằm tạo cớ bạo động để trán áp. Một số “côn đồ” nhảy vào giựt điện
thoại của người dân nhưng bị phát hiện nên đã bỏ chạy. Một công an chìm ném đá
vào dân bị người dân bắt lại liền giả vờ ngất xỉu nhằm tránh né sự phẫn nộ của
hàng ngàn người đang tập trung biểu tình.
Chiều
cùng ngày đã xuất hiện một số bài viết trên các trang báo điện tử của nhà cầm
quyền và bản tin thời sự lúc 19 giờ đã đề cập đến sự việc trên. Truyền thông lề
đảng một lần nữa qui chụp người dân vi phạm pháp luật khi đưa hình ảnh một công
an viên mặc thường phục ngất xỉu trong vụ xô xát.
*
Đã
tròn một năm kể từ ngày xảy ra thảm họa môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung,
tuy nhiên Formosa vẫn được nhà cầm quyền cộng sản ra sức bao che và bảo vệ. Người
dân tham gia biểu tình phản đối kẻ gây ra thảm họa biển thì bị đàn áp, đánh đập
dã man. Thậm chí nhà nước cộng sản còn sử dụng chiêu bài chống nhà nước để lấy
cớ bắt giam nhiều nhà hoạt động nhân quyền và dân sinh. Đáng kể đến là trường hợp
bắt giam Blogger Mẹ nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Mạng Lưới Blogger
Việt Nam.
Rõ
ràng người dân Việt Nam dù sống trong một đất nước không có chiến tranh nhưng
cuộc sống của mọi người luôn trong trạng thái bất an. Bất an bởi thực phẩm bẩn,
bất an bởi môi trường nhiễm độc, bất an bởi những điều sai trái, bất an bởi âm
mưu xâm lược từ phương Bắc... Nhưng bất an lớn nhất đối với người dân Việt Nam
là mất đi quyền được nhìn, được nghe, được nói, mất đi quyền tự hào dân tộc, mất
đi quyền tự quyết vận mệnh đất nước khi nhà cầm quyền cộng sản sẵn sàng đánh đổi
quê hương biển đảo, đánh đổi môi trường sống và coi thường sinh mạng của hàng
triệu đồng bào để cấu kết với ngoại bang, để bảo vệ kẻ hủy hoại môi trường và để
bảo vệ quyền lực cho đảng cộng sản tiếp tục cai trị người dân Việt Nam trong dối
trá và tàn độc.
04.04.2017
-------------------------------
CÁC TIN KHÁC
No comments:
Post a Comment