Tổng
thống Đức quan tâm đến trường hợp Ls. Nguyễn Văn Đài
Theo
một thông báo chính thức, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã được chọn trao Giải Nhân Quyền năm 2017 của
Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức (Deutscher Richterbund). Buổi
lễ trao giải sẽ được diễn ra vào thứ tư ngày 05.04.2017 sắp tới đây trong Đại hội
của tổ chức này tại thành phố Weimar miền Đông nước Đức. Đây là lần đầu tiên một
người Việt Nam được chọn trao Giải Nhân Quyền này.
Ls.
Nguyễn Văn Đài đang ngồi tù ở Việt Nam dĩ nhiên không thể nào đến Đức nhận giải
thưởng cao quý này. Được biết, trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền sắp tới sẽ có
một đại diện của LS Nguyễn Văn Đài đến dự và thay mặt nhận giải thưởng.
Đặc
biệt, cùng ngày thứ tư 05.04.2016 sau khi buổi lễ trao Giải Nhân Quyền kết
thúc, người đại diện LS Nguyễn Văn Đài sẽ được Tổng thống CHLB Đức tiếp đón và
nói chuyện (*):
Trang
web chính thức của Tổng thống CHLB Đức thông báo lịch hẹn 17 giờ ngày
05.04.2017 Tổng thống Đức Steimeier sẽ gặp mặt nói chuyện với người đại diện LS
Nguyễn Văn Đài tại Dinh Tổng thống ở thủ đô Berlin.
Liên
đoàn Thẩm phán CHLB Đức lập ra Giải Nhân Quyền này từ năm 1991 nhằm góp phần
vào việc tăng cường và tôn trọng nhân quyền phổ cập và các quyền tự do cơ bản.
Giải thưởng này, 3 năm 1 lần, được chọn trao cho một nhân vật trong giới thẩm
phán, chánh án, công tố viên hoặc luật sư, mà có những đóng góp đặc biệt vào
công cuộc bảo vệ và cổ xúy cho nhân quyền tại quốc gia của họ, bất chấp sự hiểm
nguy đến tính mạng, sức khỏe, bị tù đày hoặc bị những thiệt thòi cá nhân nặng nề.
Sự
chú ý của quốc tế về việc trao tặng Giải Nhân Quyền này cũng nhằm mục đích bảo
vệ người được trao giải tại quốc gia của họ.
Giải
Nhân Quyền của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức.
Nguyễn
Văn Đài là người Việt Nam đầu tiên được chọn trao Giải Nhân Quyền này. Ông từng
làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Đức trong một thời gian. Sau khi bức tường Berlin
sụp đổ, ông trở về Việt Nam năm 1990 và theo học tại Đại học Luật Hà Nội.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài một nhân vật bất đồng chính kiến và với tư cách luật sư ông từng
bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo như vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quang và
nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài bị bắt vào ngày 16/12/2015 tại Hà Nội và bị giam giữ từ đó
cho đến nay với cáo buộc về tội “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”
theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Ông
bị bắt sau khi nói chuyện về hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một
cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hồi cuối năm 2015. Cuộc nói chuyện là một trong hàng loạt
sự kiện các nhà hoạt động Việt Nam tổ chức để kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế.
Trước
đó, luật sư Đài từng bị tù giam bốn năm từ 2007 đến 2011 vì bị buộc tội
"tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Sau khi mãn hạn tù ông
còn bị quản chế bốn năm.
Theo
chương trình, ông Bộ trưởng tư pháp Đức Heiko Maas và ông Bộ trưởng Nội vụ Đức
Thomas de Maiziere sẽ đến tham dự Đại hội và lễ trao Giải Nhân Quyền nói trên,
ngoài ra còn có đại diện cấp cao của Tư pháp, Quốc hội CHLB Đức và đại diện các
Bộ cũng như quan khách trong và ngoài nước Đức.
Trong
buổi lễ, bà dân biểu quốc hội liên bang Đức Marie-Luise Dött sẽ vinh danh LS
Nguyễn Văn Đài, người được Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức chọn trao Giải Nhân Quyền
năm 2017. Bà Marie-Luise Dött chính là người đã nhận làm dân biểu đỡ đầu cho
ông Nguyễn Văn Đài từ cuối tháng 2/2016 theo một chương trình của Quốc hội Liên
bang Đức.
Bà
Vũ Minh Khánh (vợ Ls Nguyễn Văn Đài) trong một cuộc vận động chính giới Đức vào
cuối tháng 9 năm 2016 tại Berlin, ảnh chụp với bà dân biểu Marie-Luise Dött và
ông dân biểu Dr. Philipp Lengsfeld.
Vào
tháng 10/2016 với sự hỗ trợ của 73 dân biểu thuộc 14 quốc gia trên 4 lục địa bà
dân biểu Marie-Luise Dött đã khởi xướng một thư ngỏ gửi tới nhà cầm quyền Việt
Nam, yêu cầu trả tự do cho LS Đài. Cùng đứng vận động kêu gọi ký tên thư ngỏ này
là Tổ chức Quốc tế Truyền giáo Thiên Chúa Giáo Missio Aachen và VETO! Mạng lưới
Người Bảo vệ Nhân quyền (VETO! là một tổ chức của người Việt Nam có trụ sở ở Đức)./.
04.04.2017
--------------------------------------
RFA
2017-04-04
2017-04-04
Luật sư nhân quyền và
là tù nhân chính trị Nguyễn Văn Đài được Liên đoàn Thẩm phán Cộng Hòa Liên Bang
Đức chọn trao giải nhân quyền 2017. Đây là người Việt Nam đầu tiên được trao giải
này.
Thông
báo chính thức của Liên đoàn Thẩm phán Cộng hòa Liên Bang Đức cho biết lễ trao
giải sẽ diễn ra vào thứ tư ngày 5 tháng 4 trong đại hội của tổ chức tại thành
phố Weimar, miền Đông nước Đức. Một người đại diện cho luật sư Đài sẽ có mặt tại
buổi lễ để thay mặt luật sư Nguyễn Văn Đài nhận giải thưởng.
Hiện
luật sư Nguyễn Văn Đài đang bị giam giữ với cáo buộc về tội tuyên truyền chống
nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Ông
bị bắt vào ngày 16 tháng 12 năm 2015. Trước khi bị bắt, ông từng tổ chức tổ chức
những buổi nói chuyện về hiến pháp và quyền con người cho nhiều đối tượng khác
nhau ở một số địa phương trong nước.
Luật
sư Nguyễn Văn Đài cũng đã từng bị tù 4 năm từ năm 2007 đến 2011 với cùng tội
danh theo điều 88 vừa nêu.
Vào
tháng 10 năm 2016, 74 dân biểu thuộc 14 nước đã gửi một bức thư ngỏ tới chính
quyền Việt Nam để đòi trả tự do cho luật sư Đài.
----------------------------------
4
tháng 4 2017
Luật
sư Nguyễn Văn Đài, đang bị Việt Nam khởi tố, tạm giam, được Liên đoàn Thẩm phán
Đức trao giải Nhân quyền 2017.
Liên
đoàn Thẩm phán Đức thông báo Luật sư Nguyễn Văn Đài được chọn trao giải Nhân
quyền năm 2017.
Đây
là lần đầu tiên một người Việt được trao giải này.
Hiện
chưa rõ ai sẽ thay mặt luật sư Đài nhận giải vào hôm 5/4 tại thành phố Weimar,
Đức.
Giải
này được trao cách hai năm một lần, nhằm tôn vinh các thẩm phán, công tố viên,
luật sư trên toàn thế giới, những người hành nghề luật trong hoàn cảnh chính trị
khó khăn, thách thức đàn áp và có những đóng góp trong việc thực thi quyền con
người.
'Ôn
hòa'
Hôm
4/4. trả lời BBC từ Hà Nội, luật sư Hà
Huy Sơn, công ty luật Hà Sơn, người nhận bào chữa cho ông Đài, nói:
"Tôi cho rằng
ông Đài rất xứng đáng với giải Nhân quyền của Liên đoàn Thẩm phán Đức và việc
trao giải rất đáng hoan nghênh."
"Ông Đài là người
hoạt động ôn hòa, luôn cổ vũ quyền con người ở Việt Nam."
"Hôm 17/4 tới là
kết thúc giai đoạn điều tra vụ án luật sư Nguyễn Văn Đài và ông đã bị gia hạn tạm
giam ba lần."
"Tôi đã nhiều lần
có ý kiến rằng việc Viện Kiểm sát không cho luật sư tham gia trong giai đoạn điều
tra vụ án cáo buộc Điều 88 là vi phạm Hiến pháp, hạn chế quyền của người bị bắt
được tiếp xúc với luật sư ban đầu."
"Hy vọng các tổ
chức quốc tế tiếp tục vận động, lên tiếng kêu gọi trả tự do cho luật sư Đài
trong thời gian tới."
Hôm
1/4, bà Vũ Minh Khánh, vợ luật sư Đài cùng một số người bạn đi thăm nuôi ông tại
Trại tạm giam B14, Bộ Công an.
Tuy
vậy, bà chỉ được gửi đồ tiếp tế chứ chưa được gặp mặt chồng.
Bà Vũ Minh Khánh cùng
những người bạn đi thăm chồng bà tại Trại tạm giam B14, Bộ Công an hôm
1/4/2017. FB VU MINH KHANH
Tháng
12/2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt sau khi ông nói chuyện về hiến pháp và
các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu
tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Luật
sư Đài từng bị tù giam bốn năm và mãn hạn tù ngày 6/3/2011 vì tội Tuyên truyền
chống Nhà nước.
Ông
cũng bị quản chế bốn năm trong vụ án mà ông và một cộng sự, luật sư Lê Thị
Công Nhân, bị bắt vào ngày 06/03/2007.
Ông
Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thị Công Nhân trước khi bị bắt là hai nhân vật đấu
tranh, thành viên chủ chốt của Đảng Thăng Tiến Việt Nam, một đảng chính trị không
được công nhận ở trong nước.
Họ
cũng tham gia phong trào đòi dân chủ có tên Khối 8406.
Ông
Nguyễn Văn Đài là một trong số tám nhà đối kháng Việt Nam được một tổ chức
nhân quyền của Hoa Kỳ Human Rights Watch trao tặng giải thưởng hồi tháng
2/2007.
Sau
khi ra tù, luật sư Đài tiếp tục lên tiếng kêu gọi dân chủ đa đảng tại Việt Nam.
--------------------------
CÁC TIN KHÁC
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
4
tháng 4 2017
3
tháng 4 2017
3
tháng 4 2017
3
tháng 4 2017
3
tháng 4 2017
3
tháng 4 2017
No comments:
Post a Comment