BBC
Tiếng Việt
14 tháng 4 2017
Các
diễn biến hậu thảm họa môi trường biển nghiêm trọng do Công ty TNHH Gang Thép
Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan gây ra cho các tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam
sau hơn một năm đang đi vào một pha mới với nhiều diễn biến ngày càng phức tạp,
gay cấn, khi người dân và chính quyền đang trực tiếp 'đối đầu' và chính quyền đối
phó bằng các biện pháp pháp lý.
Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu từ Úc cho rằng giải pháp cho cuộc xung đột dân và
chính quyền ở Việt Nam là lập ủy ban minh bạch, có giám sát quốc tế, xử lý
nghiêm túc vụ thảm họa do công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra và các hậu quả của nó . FB
HOANG NGOC DIEU
Đâu là giải pháp cho vấn đề mà có thể 'hệ quả' chưa
thể lường tính hết, như các khách mời tham gia chương trình Bàn tròn thượng tuần
tháng Tư của BBC Việt ngữ chia sẻ.
Trả lời câu hỏi cho vấn đề 'hóc búa' này tại Bàn
tròn Thứ Năm hôm 14/3/2017, nhà quan sát xã hội dân sự, Kỹ sư Hoàng Ngọc Diêu,
từ Sidney, Úc, nói:
"Thực tình vấn đề Formosa tôi đã nghĩ từ rất lâu rồi, nhưng tôi
không thấy có một giải pháp nào hết."
"Đối với tình trạng luật pháp ở Việt Nam cũng như những chuyện chồng
chéo bên trong như vậy, những chuyện không được minh bạch ngay từ đầu đến bây
giờ, thì tôi nghĩ giải pháp là không có.
"Nó không có một giải pháp nào hết cho đến khi nào Đảng và nhà nước
có thể đưa ra một ủy ban hoàn toàn độc lập, có quốc tế giám sát để giải quyết vụ
việc một cách nghiêm túc, một cách minh bạch dựa trên những tiêu chuẩn của quốc
tế đưa ra về vấn đề môi trường, vấn đề môi sinh, cũng giống như dựa trên những
nguyên tắc căn bản về đời sống của người dân, những sự thiệt hại của họ.
"Chứ nếu cứ lấp lửng như vậy, báo chí của Đảng nói không nên đẩy
chuyện này thành chuyện chính trị, nhưng rốt cuộc cũng đẩy nó thành chuyện
chính trị, nói không nên mang tôn giáo vào trong chuyện này, nhưng rồi rốt cuộc
cũng đẩy chuyện tôn giáo vô trong chuyện này.
"Thậm chí còn đánh lạc đề bằng cách bắt em (Nguyễn Văn)
Hóa nào đó, nói là em Hóa làm việc cho Việt Tân để xúi giục, cái đó tiếp
tục đẩy vấn đề vào chuyện chính trị và giống như là cố tình đánh lạc đề câu
chuyện ấy.
"Chuyện đó, một trăm hay một ngàn em Hóa, ... có bị Việt Tân kích động
hay không bị Việt Tân kích động nữa, thì sự thật vẫn đang xảy ra như vậy, cho
nên tôi không thấy có một giải pháp nào khác, ngoài những điều tôi vừa nêu là
phải có những ủy ban được làm việc một cách rất minh bạch," ông Hoàng Ngọc Diêu từ Úc nói với BBC.
'Cần
bản lĩnh và quyết tâm chính trị'
Từ Hà Nội, nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang nêu
quan điểm:
"Tôi xin nói ngắn gọn là chính quyền hãy chấm dứt ngay chính sách
đàn áp, chính sách 'bàn tay sắt' đối với nhân dân hiện nay, hãy để cho xã hội
dân sự vào cuộc, hãy để cho người dân được quyền lên tiếng.
Nhà báo độc lập, blogger Phạm Đoan Trang khuyến nghị chính quyền chấm dứt
'đàn áp' và chính sách 'bàn tay sắt' đối với người dân và xã hội dân sự trong
các diễn biến biểu tình, phản đối liên quan vụ Formosa hiện nay. FB PHAM DOAN
TRANG
"Và hãy đảm bảo minh bạch trách nhiệm giải trình trong quá trình bồi
thường cho người dân, chấm dứt sự can thiệp của công an vào quan hệ dân sự," nhà hoạt động xã hội dân sự với Tọa Đàm.
Từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch
và Đầu tư của Việt Nam, PGS.
TS. Phạm Quý Thọ nói với BBC:
"Tôi cho rằng trước những sự việc này, lãnh đạo Đảng, nhà nước,
chính phủ và chính quyền các cấp cần phải đối thoại trực tiếp với người dân để
tìm ra một hướng giải quyết tiếp theo, còn chưa thể có một giải pháp cuối cùng
được," chuyên gia về chính sách công nêu quan điểm.
Từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển,
thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện trưởng, PGS. TS.
Hoàng Ngọc Giao nêu mong muốn:
"Theo tôi, trước sự việc như thế này, tôi mong muốn Đảng và nhà nước
hãy có bản lĩnh chính trị, quyết tâm chính trị để giải quyết câu chuyện
Formosa, cụ thể hơn nữa là để cho người dân thực hiện quyền khởi kiện Formosa tại
tòa án ở Việt Nam, cũng như xã hội dân sự, các tổ chức, người dân có thể kiện
kiện Formosa ra trước tòa án tại Đài Loan.
"Để đòi bồi thường, tôi đồng ý là ở đây không phải là vấn đề bồi thường
bao nhiêu tiền cho bà con, ở đây vấn đề nó lớn hơn, đó là khởi kiện và buộc
Formosa phải phục hồi lại môi trường sinh thái biển.
"Việc này, chính phủ hãy để cho người dân tự lo và tạo điều kiện để
người dân thực hiện quyền khởi kiện của mình trước tòa án của Việt Nam, cũng
như khởi kiện Formosa tại tòa án ở Đài Loan.
"Thứ hai, chính quyền cũng cần có minh bạch trong chính sách kiểm
soát môi trường đối với Formosa, đặc biệt trong thời gian sắp tới, bởi vừa rồi
chính quyền có nêu rằng đủ điều kiện, chuẩn về môi trường, có thể cho hoạt động,
nhưng mấy hôm vừa rồi chúng ta lại thấy sát bờ biển Formosa, các vệt nước loang
đỏ rất lớn, tiếp tục xả thải ra biển.
PGS. TS Phạm Quý Thọ tin rằng ' chưa thể có một giải pháp cuối cùng được'
cho vụ Formosa và các hậu quả đang diễn ra hiện nay.
"Vậy nếu chính quyền vẫn theo hướng chưa kiểm soát được Formosa, tôi
tin rằng Formosa tiếp tục gây tai họa cho vùng biển miền Trung, và nó sẽ còn
kéo dài xuống tận Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, chứ không phải nó dừng lại ở bốn
tỉnh miền Trung đâu," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói với
Bàn tròn Thứ Năm của BBC.
-------------------------------
CÁC
TIN KHÁC
Bình luận của nhà quan sát chính trị từ Việt Nam về
việc các ông Võ Kim Cự và Nguyễn Minh Quang bị đề nghị kỷ luật trong các vụ việc
liên quan Formosa.
Đã xảy ra tình trạng đối đầu giữa người dân ở xã Đồng
Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, với giới chức trong ngày thứ Bảy 15/4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khẩn trương điều
tra vụ án hiếp dâm trẻ em sau khi người tố cáo tự tử và để lại thư tuyệt
mệnh.
Hai luật sư người Malaysia yêu cầu bên công tố cung
cấp thêm bằng chứng và thông tin liên quan đến hai tình tiết quan trọng trong vụ
án Kim Jong-nam.
Một tàu cá của ngư dân với bảy lao động đang hoạt
động trong vùng biển của Việt Nam bị một tàu không mang số hiệu và quốc tịch
bắt và dẫn giải đi.
Cảnh sát Nhật vừa bắt giữ một người đàn ông nghi là
liên quan đến cái chết của bé Lê Thị Nhật Linh 9 tuổi, bị sát hại hồi tháng trước.
No comments:
Post a Comment