Thursday, September 29, 2016

NỀN DÂN CHỦ GIÚP EM HOÀN THÀNH NGUYỆN ƯỚC (theo AP)




Quang Nguyên, phỏng dịch theo AP

(VNTB) - Cha hãy hứa với con đừng tổ chức tang lễ cho con, đừng gọi tên con, đừng phục hồn, cầu siêu cho con, cho đến khi quê hương, đất nước mình đạt được dân chủ thật sự…

 Nếu họ sẵn sàng bắn, con sẵn sàng chết

Binh sĩ của chế độ Xã hội chủ nghĩa Miến Điện đã rải đạn trên người em. Trước khi nhắm mắt lìa đời, em đã dặn cha mình đừng để linh hồn em an nghỉ cho đến khi nền dân chủ thực sự đến với quê hương yêu quý của em. Phải đến 28 năm sau, nguyện ước cuối cùng của em chỉ được hoàn tất khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kuy lên nắm quyền sau nhiều chục năm đấu tranh gian khổ. Tang lễ của em bé 16 tuổi, có mặt bạn bè cùng lứa xuống đường đấu tranh, các sư sãi và người bác sĩ đã chăm sóc em khi bị bắn. Họ đi vòng quanh tấm hình chụp ngay khi em bị bắn gục được tuần báo Newsweek làm trang bìa ngày đó. Họ rải nước thánh và gọi tên Win Maw Oo mong linh hồn em được siêu thoát. Không có tro xương của em trong tang lễ.

Ngã xuống vì Dân Chủ của quê hương
Win Maw Oo ngã trong số khoảng 3.000 người bị nhà cầm quyền quân phiệt giết năm 1988 khi sinh viên dẫn đầu các cuộc phản đối chính quyền để đòi dân chủ tại thủ đô Yangon và trên toàn quốc.

Win Maw Oo bị giết khi xuống đường cùng các sinh viên khác. Họ dẫn đầu các đoàn biểu tình đòi dân chủ. Cha mẹ em đã từng cảnh báo, xin em đừng xuống đừơng biểu tình. Họ lường trước được những nguy hiểm khôn lường chính quyền sẽ mang đến cho con của họ và những người xuống đường vì dân chủ.

Nếu họ sẵn sàng bắn, con sẵn sàng chết
Win Maw Oo kiên quyết trả lời cha mẹ.

Máu đổ
Ngày 17 tháng 9,trước đây 28 năm, binh sĩ của tướng Ne Win, người theo Chủ nghĩa xã hội, độc tài, độc đảng, đã rải đạn trên các sinh viên và nhân dân xuống đường đang hô vang khẩu hiệu đòi dân chủ đa nguyên, đa đảng. Em đã bị hạ gục. Một viên đạn vào chân, viên khác vào đùi và viên thứ ba xé nát lồng ngực của em bé son trẻ đầy nhiệt tâm yêu nước. Máu đào nhuộm thắm chiếc áo học sinh em đang mặc, thấm qua những chiếc áo choàng trắng của các bác sĩ đi theo giúp đỡ người biểu tình trong trường hợp họ bị đổ máu.

Cha em, ông Win Kyu, nghe hung tin vội vã tìm em tại bệnh viện Yangon. Ông tìm khắp các phòng, vượt qua hàng dẫy người biểu tình, kẻ chết, kẻ bị thưong nằm la liệt trên lối đi, hành lang bệnh viện. Cuối cùng ông tìm thấy em trong phòng cấp cứu đang thở các hơi cuối cùng. Em từ từ mở mắt, yếu ớt ra dấu cho ông lại gần, xin lỗi đã không nghe lời ông, rồi lấy hết sức nói lời trăn trối:

Cha hãy hứa với con đừng tổ chức tang lễ cho con, đừng gọi tên con, đừng phục hồn, cầu siêu cho con, cho đến khi quê hương, đất nước mình đạt được dân chủ thật sự

Sau này, theo người cha kể lại, ông thật không biết nói sao với con gái lúc đó, bởi theo Phật giáo, làm như vậy không được. Ông chỉ biết im lặng. Lời cầu xin của con gái khiến lòng ông đau xót. Ông nghĩ nếu theo lời con, linh hồn em sẽ lang thang, phảng phất đâu đâu đó, không siêu thoát, không đầu thai được, cho đến ngày lễ cầu siêu.

Ông nói “Sau tôi nghĩ lại, tôi phải giữ lời con gái. Con tôi không xin điều gì riêng cho nó, không xin điều gì riêng cho gia đình. Con gái tôi chỉ nguyện ước cho sự dân chủ của đất nước. Vì vậy, tôi hứa làm theo ý con”.

Để che giấu con số tử vong, nhà cầm quyền cho phép thân quyến các người xuống đường bị bắn chết nhận xác họ về. Giấy chứng tử để trống lý do chết.

Ông Win Kyu nhận xác con về để thiêu. Các lò thiêu lúc đó rất bận rộn, họ phải thiêu một lúc 4, 5 xác người. Trong tình trạng hỗn loạn đó, gia đình không tìm lại được cốt khôi của cô.

Sau ngày Win Maw Oo bị giết, quê hương cô vẫn phải hàng chục năm chịu đựng đau khổ dưới ách cai trị độc tài, quân phiệt. Cha em vẫn mỏi mòn chờ mong ngày dân chủ cho đất nước đến, ngày vong hồn con gái của mình được siêu thoát.

Năm 2010, Miến Điện tổ chức bầu cử lần đầu tiên sau 20 năm. Ông Win Kyu vẫn không làm ma chay cho con gái. Dù có bầu cử, nền dân chủ Miến Điện vẫn chưa hiện thực. Chính quyền còn trong tay quân đội; Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) tiếp tục phản đối các cuộc bầu cử không công bằng. Dù đến khi bà Suu Kyi đắc cử vào Quốc hội năm 2012, người cha thương con này vẫn cảm thấy chưa có thể làm theo nguyện vọng của con mình.

Cho dù năm 2015, đảng của bà Suu Kyi chiến thắng long trời lở đất trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11, ông Win Kyu vẫn chưa an tâm làm lễ cầu siêu cho con gái, bởi vì đồng chí, đồng đội của Win Maw Oo, con gái ông, vẫn còn bị giam giữ như những tù nhân chính trị.

Lễ cầu siêu cho Win Maw Oo đầy nước mắt và hãnh diện về em của đồng chí, đồng đội và mọi người tham dự chỉ được tổ chức tháng 4 vừa qua, khi tất cả tù chính trị của chế độ độc tài, phản dân chủ được Tân Chính phủ giải thoát.

Q.N.
(*) Phỏng dịch theo AP



No comments: