Thứ Bảy, ngày 24 tháng 9 năm 2016
Đảng
trưởng Nguyễn Phú Trọng ở trước đại hội 12 nhiều lần đề
cập đến vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, thậm chí Trọng còn cho in những
bài phát biểu của y về vấn đề này thành một tập sách có tên dài dằng dặc
“Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
Trên tiêu đề sách những từ do dân, vì dân , của nhân dân lặp đi lặp lại rất ấn tượng, khiến người ta nghĩ đến một sự thay đổi tư duy dân chủ trong đầu Nguyễn Phú Trọng. Nhiều cây viết tưởng như ở phía những nhà đấu tranh dân chủ.... đã tỏ ý ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là người có tư duy dân chủ và đổi mới.
Nhưng rút cục cuối cùng thì sự thật không phải là vậy, núp dưới vẻ một người hiền lành che mắt thiên hạ, Nguyễn Phú Trọng lần lượt loại hết các đối thủ và thâu tóm quyền lực về mình sau đại hội đảng 12. Ngay trong tiêu đề cuốn sách, Trọng đã lừa bịp bằng cách dùng loạt từ nhắc đến nhân dân, tuy nhiên y lại gài một câu gắn liền nhau đó là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xã hội chủ nghĩa đặc trưng là ĐCS lãnh đạo, một khi đã là đảng CS độc tài lãnh đạo thì không thể nào có cái gọi là nhà nước pháp quyền. Có chăng chỉ là một nhà nước đảng quyền thì chính xác hơn.
Các lãnh đạo của ĐCSVN thường núp dưới bóng nhân dân để chiếm đoạt quyền lực, sau khi giành được quyền lực về tay họ thường trở mặt gạt phắt nhân dân sang một bên để quyền lực tập trung vào tay họ. Nguyễn Phú Trọng cũng là kẻ như vậy, sau đại hội 12 được tiếp tục làm TBT, khái niệm về nhà nước pháp quyền đã bị y bỏ rơi. Thay thế vào đó y gia tăng việc đảng lãnh đạo tập trung và toàn diện mọi vấn đề. Tập trung quyền lực vào đảng tức chính là tập trung vào tay y trên cương vị đảng trưởng.
Vũ Ngọc Hoàng từng là phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, ngay cả Hoàng cũng bị Trọng lừa đảo khi ngây ngô tin rằng Trọng là người tử tế một lòng một dạ chống tham nhũng và lợi ích nhóm. Vì thế trước đại hội 12 , Hoàng đã hết lòng ủng hộ Trọng. Nhưng mới đây, chứng kiến những gì Nguyễn Phú Trọng làm, Hoàng đã cay đắng thốt lên trong bài viết mới nhất của mình trên tờ Tuần Việt Nam .
Bài viết của Vũ Huy Hoàng có đoạn:
"Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
Kẻ mà Hoàng muốn ám chỉ là ai? Bây giờ thì ai là kẻ có quyền lực trong tay nhất.
Chính là Nguyễn Phú Trọng, kẻ có quyền lực nhất bây giờ, kẻ mà khi chưa có quyền lực thì ra vẻ tốt, và cũng chính là kẻ sau bỏ phiếu trúng thì thì bản chất biến đổi rất nhanh từ dáng đi đến cử chỉ. Hăn chúng ta còn nhớ lúc trước chưa bỏ phiếu ở đại hội 12. Trong rũ rượi như con gà ốm bệnh, thế nhưng khi trúng cử làm TBT, Trọng huyênh hoang khoác lác y được 100% tín nhiệm và thốt thêm những lời ngạo mạn.
Trước đại hội Trọng đi đâu cũng mỉa mai về sự tham muốn quyền lực.
- Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát nổi.
Nhưng rồi thì chính y, Nguyễn Phú Trọng đang ngày một gia tăng thâu tóm quyền lực. Sau khi gia tăng quyền hạn của Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương, Ban Tổ Chức Trung Ương vốn dĩ là hai đội quân tay sai của mình. Trọng tiếp tục đi thêm bước nữa là buộc đảng uỷ công an phải cho y tham gia lãnh đạo. Vậy đến giờ duy nhất y vừa có chân trong đảng uỷ quân đội ( chủ tịch quân uỷ trung ương ) vừa có chân trong đảng uỷ công an.
Trên cái thế độc tôn về quyền lực, Trọng làm bất kể điều gì mình muốn, y chỉ đạo bộ công an, thanh tra làm vụ này, vụ kia. Chỉ đạo báo chí tung hô ca ngợi những việc y muốn làm và cấm báo chí và các cơ quan pháp luật được làm những việc mà y không muốn làm.
Ví dụ như vụ Formosa có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hình sự, hành vi dù vô ý hay thiếu trách nhiệm nhưng gây hậu quả nghiêm trọng của Formosa cần phải truy tố theo pháp luật. Nhưng Trọng làm ngơ không nhắc đến, không chỉ đả động gì chỉ đạo. Các cơ quan pháp luật, báo chí đành phải im lặng theo. Hay những chuyện lớn như tình hình biển Đông báo chí không được phép nhắc tới, nếu có nhắc thì không được đề cập đến những thiệt hại chủ quyền của Việt Nam.
Trong hai ngày vừa qua tại Hà Nội diễn ra hai phiên xét xử những người có hành vi ảnh hưởng đến uy tín và quyền lực của ĐCS. Đó là chị Cấn Thị Thêu, một người dân khiếu kiện đòi đất đai bị nhà nước công sản cướp đoạt. Một người là anh Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng sự là chị Nguyễn Thị Minh Thuý đã tạo dựng một luồng thông tin đa chiều, phá vỡ sự bưng bít thông tin của ĐCS. Cả hai phiên toà này đều diễn ra thô bỉ, bất chấp pháp luật mà chính cái gọi là nhà nước pháp quyền XHCN đẻ ra. Luật sư không được tranh luận, không được yêu cầu nhân chứng, bị hại, bị cáo bị cắt lời ....những người đến xem phiên toà công khai không được vào. Đứng ở bên ngoài bị bắt bớ, đánh đập. Nếu như vài năm trước ở các phiên toà xử người bất đồng chính kiến như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và nhóm thanh niên Công Giáo tuy bị công an, dân phòng xua đuổi không cho đứng trước toà theo dõi. Thì hai phiên toà vừa qua, sự xua duổi của công an và dân phòng biến thành đàn áp, đánh đập đổ máu, bắt bớ vô pháp luật diễn ra một cách trắng trợn và tàn bạo.
Vì sao Nguyễn Phú Trọng dễ dàng độc tôn quyền lực và trắng trợn đàn áp nhân quyền như vậy.? Thực lực nào giúp hắn khiến cho các đảng viên trong đảng phải e dè.? Vì sự liêm khiết, vì sự trọng sạch mà y kêu gọi. Tất cả cả đảng viên CSVN đã tin tưởng và nghe theo lời y và giao trọn quyền lực cho y chăng.?
Ai là ngươi tin được rằng các đảng viên CSVN nhận thức được sự đúng đắn, tử tế vì dân vì nước của Trọng mà họ để mặc Trọng lộng quyền như vậy. Chả lẽ tất cả đảng viên đảng CSVN đã tốt đến mức ý thức được như thế rồi sao.?
Không, chẳng phải họ tin, mà họ sợ. Họ sợ thế lực đứng đằng sau Trọng. Thế lực mà Vũ Ngọc Hoàng đã ám chỉ đó là những kẻ mua tổ quốc Việt Nam bằng cái ngai vàng của Trọng đang ngồi.
Đến lúc một phó ban tuyên giáo như Vũ Ngọc Hoàng phải dùng đến hình ảnh ngai vàng, một hình ảnh của sự phong kiến độc tài để nói về hiện trạng quyền lực chính trị trong chế độ CSVN ngày nay. Thì câu trả lời cho việc nhà nước pháp quyền ở đâu rồi là câu trả lời không bao giờ có đáp án.
“Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”
Trên tiêu đề sách những từ do dân, vì dân , của nhân dân lặp đi lặp lại rất ấn tượng, khiến người ta nghĩ đến một sự thay đổi tư duy dân chủ trong đầu Nguyễn Phú Trọng. Nhiều cây viết tưởng như ở phía những nhà đấu tranh dân chủ.... đã tỏ ý ca ngợi Nguyễn Phú Trọng là người có tư duy dân chủ và đổi mới.
Nhưng rút cục cuối cùng thì sự thật không phải là vậy, núp dưới vẻ một người hiền lành che mắt thiên hạ, Nguyễn Phú Trọng lần lượt loại hết các đối thủ và thâu tóm quyền lực về mình sau đại hội đảng 12. Ngay trong tiêu đề cuốn sách, Trọng đã lừa bịp bằng cách dùng loạt từ nhắc đến nhân dân, tuy nhiên y lại gài một câu gắn liền nhau đó là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xã hội chủ nghĩa đặc trưng là ĐCS lãnh đạo, một khi đã là đảng CS độc tài lãnh đạo thì không thể nào có cái gọi là nhà nước pháp quyền. Có chăng chỉ là một nhà nước đảng quyền thì chính xác hơn.
Các lãnh đạo của ĐCSVN thường núp dưới bóng nhân dân để chiếm đoạt quyền lực, sau khi giành được quyền lực về tay họ thường trở mặt gạt phắt nhân dân sang một bên để quyền lực tập trung vào tay họ. Nguyễn Phú Trọng cũng là kẻ như vậy, sau đại hội 12 được tiếp tục làm TBT, khái niệm về nhà nước pháp quyền đã bị y bỏ rơi. Thay thế vào đó y gia tăng việc đảng lãnh đạo tập trung và toàn diện mọi vấn đề. Tập trung quyền lực vào đảng tức chính là tập trung vào tay y trên cương vị đảng trưởng.
Vũ Ngọc Hoàng từng là phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, ngay cả Hoàng cũng bị Trọng lừa đảo khi ngây ngô tin rằng Trọng là người tử tế một lòng một dạ chống tham nhũng và lợi ích nhóm. Vì thế trước đại hội 12 , Hoàng đã hết lòng ủng hộ Trọng. Nhưng mới đây, chứng kiến những gì Nguyễn Phú Trọng làm, Hoàng đã cay đắng thốt lên trong bài viết mới nhất của mình trên tờ Tuần Việt Nam .
Bài viết của Vũ Huy Hoàng có đoạn:
"Có những người lúc đầu khi chưa có quyền lực thì tốt, nhưng sau đó, khi đã có quyền lực trong tay thì dần dần trở nên hư hỏng, thành người xấu; thậm chí đến mức có thể phản bội nhân dân, bán rẻ Tổ quốc vì ngai vàng của cá nhân".
Kẻ mà Hoàng muốn ám chỉ là ai? Bây giờ thì ai là kẻ có quyền lực trong tay nhất.
Chính là Nguyễn Phú Trọng, kẻ có quyền lực nhất bây giờ, kẻ mà khi chưa có quyền lực thì ra vẻ tốt, và cũng chính là kẻ sau bỏ phiếu trúng thì thì bản chất biến đổi rất nhanh từ dáng đi đến cử chỉ. Hăn chúng ta còn nhớ lúc trước chưa bỏ phiếu ở đại hội 12. Trong rũ rượi như con gà ốm bệnh, thế nhưng khi trúng cử làm TBT, Trọng huyênh hoang khoác lác y được 100% tín nhiệm và thốt thêm những lời ngạo mạn.
Trước đại hội Trọng đi đâu cũng mỉa mai về sự tham muốn quyền lực.
- Bí thư kiêm chủ tịch thì to quá, ai kiểm soát nổi.
Nhưng rồi thì chính y, Nguyễn Phú Trọng đang ngày một gia tăng thâu tóm quyền lực. Sau khi gia tăng quyền hạn của Uỷ Ban Kiểm Tra Trung Ương, Ban Tổ Chức Trung Ương vốn dĩ là hai đội quân tay sai của mình. Trọng tiếp tục đi thêm bước nữa là buộc đảng uỷ công an phải cho y tham gia lãnh đạo. Vậy đến giờ duy nhất y vừa có chân trong đảng uỷ quân đội ( chủ tịch quân uỷ trung ương ) vừa có chân trong đảng uỷ công an.
Trên cái thế độc tôn về quyền lực, Trọng làm bất kể điều gì mình muốn, y chỉ đạo bộ công an, thanh tra làm vụ này, vụ kia. Chỉ đạo báo chí tung hô ca ngợi những việc y muốn làm và cấm báo chí và các cơ quan pháp luật được làm những việc mà y không muốn làm.
Ví dụ như vụ Formosa có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hình sự, hành vi dù vô ý hay thiếu trách nhiệm nhưng gây hậu quả nghiêm trọng của Formosa cần phải truy tố theo pháp luật. Nhưng Trọng làm ngơ không nhắc đến, không chỉ đả động gì chỉ đạo. Các cơ quan pháp luật, báo chí đành phải im lặng theo. Hay những chuyện lớn như tình hình biển Đông báo chí không được phép nhắc tới, nếu có nhắc thì không được đề cập đến những thiệt hại chủ quyền của Việt Nam.
Trong hai ngày vừa qua tại Hà Nội diễn ra hai phiên xét xử những người có hành vi ảnh hưởng đến uy tín và quyền lực của ĐCS. Đó là chị Cấn Thị Thêu, một người dân khiếu kiện đòi đất đai bị nhà nước công sản cướp đoạt. Một người là anh Nguyễn Hữu Vinh cùng đồng sự là chị Nguyễn Thị Minh Thuý đã tạo dựng một luồng thông tin đa chiều, phá vỡ sự bưng bít thông tin của ĐCS. Cả hai phiên toà này đều diễn ra thô bỉ, bất chấp pháp luật mà chính cái gọi là nhà nước pháp quyền XHCN đẻ ra. Luật sư không được tranh luận, không được yêu cầu nhân chứng, bị hại, bị cáo bị cắt lời ....những người đến xem phiên toà công khai không được vào. Đứng ở bên ngoài bị bắt bớ, đánh đập. Nếu như vài năm trước ở các phiên toà xử người bất đồng chính kiến như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và nhóm thanh niên Công Giáo tuy bị công an, dân phòng xua đuổi không cho đứng trước toà theo dõi. Thì hai phiên toà vừa qua, sự xua duổi của công an và dân phòng biến thành đàn áp, đánh đập đổ máu, bắt bớ vô pháp luật diễn ra một cách trắng trợn và tàn bạo.
Vì sao Nguyễn Phú Trọng dễ dàng độc tôn quyền lực và trắng trợn đàn áp nhân quyền như vậy.? Thực lực nào giúp hắn khiến cho các đảng viên trong đảng phải e dè.? Vì sự liêm khiết, vì sự trọng sạch mà y kêu gọi. Tất cả cả đảng viên CSVN đã tin tưởng và nghe theo lời y và giao trọn quyền lực cho y chăng.?
Ai là ngươi tin được rằng các đảng viên CSVN nhận thức được sự đúng đắn, tử tế vì dân vì nước của Trọng mà họ để mặc Trọng lộng quyền như vậy. Chả lẽ tất cả đảng viên đảng CSVN đã tốt đến mức ý thức được như thế rồi sao.?
Không, chẳng phải họ tin, mà họ sợ. Họ sợ thế lực đứng đằng sau Trọng. Thế lực mà Vũ Ngọc Hoàng đã ám chỉ đó là những kẻ mua tổ quốc Việt Nam bằng cái ngai vàng của Trọng đang ngồi.
Đến lúc một phó ban tuyên giáo như Vũ Ngọc Hoàng phải dùng đến hình ảnh ngai vàng, một hình ảnh của sự phong kiến độc tài để nói về hiện trạng quyền lực chính trị trong chế độ CSVN ngày nay. Thì câu trả lời cho việc nhà nước pháp quyền ở đâu rồi là câu trả lời không bao giờ có đáp án.
Được đăng bởi Thanhhieu
Hieubui vào lúc 00:47
No comments:
Post a Comment