Kính
Hòa, phóng viên RFA
2016-08-22
2016-08-22
Tận
thu
Có những chuyện không hay xảy ra trong vỏn vẹn bảy
ngày. Đầu tiên là một phụ nữ nghèo ở Thanh Hóa, vì thiếu tiền nộp các khoản thuế
cho địa phương đã bị cơ quan chức năng tước đi tài sản cuối cùng của bà là chiếc
giường ngủ. Trong khi đó thì tại Đà Nẵng, tòa nhà "trái bắp" mà dân
gian gọi theo hình dáng của nó vốn được quy hoạch làm trung tâm hành chính, nay
quy hoạch này bị bỏ đi.
Blogger Cánh Cò viết bài Chiếc giường và trái bắp, trong đó tác giả so sánh cuộc sống cơ cực
của đa số dân chúng như người đàn bà ở Thanh Hóa, và sự phung phí của giới quan
chức như câu chuyện tòa nhà hình trái bắp tại thành phố Đà Nẵng :
"Có lúc người dân ngồi nhìn nhau tự hỏi họ đã
làm gì nên tội mà từ đời cha tù đày cho tới đời con thất học chỉ có đám con của
quan chức là công danh bằng phẳng quyền lợi ngập tràn. Như vậy là bất công là
trấn lột… Vậy mà người dân vẫn lót lá ngồi giữa chợ đếm từng đồng bạc lẻ gom
góp cho cơ quan thuế vụ để bọn chúng cùng nhau phung phí tiêu xài".
Trong một bài khác, cũng tuần này, Cánh Cò so sánh
câu chuyện của người đàn bà xứ Thanh với những câu chuyện xưa hơn, thời thực
dân phong kiến, và thấy rằng các nhà văn như "Nguyễn Du, Ngô Tất Tố, kể
cả Phùng Gia Lộc nếu nghe câu chuyện này ở thế kỷ 21 chắc đành phải bẻ bút, bởi
trong thời đại rực rỡ như ông Nguyễn Phú Trọng hả hê xác nhận lại xảy ra câu
chuyện như thời sơ khai hơn cả phong kiến thực dân cộng lại thì hẳn là đáng ngạc
nhiên lắm chứ ?"
Lộc
Vu lan
Câu chuyện thứ hai là chuyện cướp lộc ngày Vu Lan.
Báo chí chính thống mô tả cảnh huyên náo trước cổng những ngôi chùa, dân chúng
chen lấn giành giật nhau lễ vật. Nguyên Đại viết trên trang Ba Sàm :
"Hình ảnh những thanh niên hung hăng, đánh và
cướp tế vật trong các lễ hội ; những người phụ nữ giành giựt bất cứ thứ gì trên
bàn thức ăn trong chùa với suy nghĩ rằng đó là "lộc" để cho con cháu
họ "ngoan ăn, chóng lớn", những lò nghi ngút khói với giấy vàng mã được
đốt đi cùng với niềm tin sẽ gởi đi đâu đó những tiện nghi như vẽ cho những người
đã chết cùng với những hy vọng, những tin tưởng vào cuộc đời này, để chỉ còn lại
những bất an, đau khổ là những chỉ dấu cho sự xuống dốc thê thảm của một xã hội
đang nhiễm độc".
Vẫn
là Formosa
Câu chuyện thứ ba là thông tin về món tiền hoàn thuế
mà công ty thép Formosa được nhà nước Việt Nam bồi hoàn lên đến hàng tỉ đồng,
và điều trùng hợp mà nhiều người như chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đáng ngờ
cho là số tiền ấy trùng với khoảng bồi thường thiệt hại 500 triệu Đô La Mỹ mà
Formosa hứa, vì đã gây ra thảm họa môi trường ở Vũng Áng.
Đứng trước mối lo rằng vụ ô nhiễm môi trường mang
tên Formosa, có lẽ lớn nhất trong lịch sử hoạt động kinh tế của đất nước, bị
lãng quên, blogger Lang Anh lên tiếng :
"Câu chuyện giờ đây đã rõ ràng nhưng nó không
trôi qua. Hậu quả với mỗi người dân vẫn còn đó. Tôi hy vọng các nhóm xã hội dân
sự sẽ có những hành động thiết thực nhằm trợ giúp về y tế và pháp lý cho những
người dân bị nhiễm độc trong vùng ô nhiễm. Tôi cũng kêu các luật sư có những
hành động cụ thể để cố vấn pháp lý cho những người chịu thiệt hại về kinh tế và
sức khoẻ, mà hầu hết đều nghèo và đang lặng lẽ chịu đựng nỗi đau mà không biết
phải làm gì để đòi công lý. Và tôi cũng mong rằng xã hội sẽ không bỏ rơi những
người đã thiệt mạng và những người đang gánh chịu bệnh tật vì sự cố môi trường
khủng khiếp này.
Chúng ta cần tiếp tục hành động cho hôm nay và để
ngăn chặn những thảm hoạ tương tự trong tương lai".
Lời kêu gọi đó không phải vô vọng. Trong một buổi lễ
tôn giáo, hàng chục ngàn giáo dân giáo phận Vinh đã xuống đường trong trật tự
lên án hành động của Formosa.
Câu
chuyện lớn nhất
Nhưng câu chuyện lớn nhất, được viết đến nhiều nhất
là vụ bắn chết người tại thị xã Yên Bái.
Sáng ngày 18 tháng Tám, trưởng cơ quan kiểm lâm tỉnh
Yên Bái dùng súng bắn chết Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường, và Chủ tịch hội đồng
nhân dân tỉnh, Ngô Ngọc Tuấn tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh. Hung thủ là ông Đỗ
Cường Minh tự sát.
Dòng tin ngắn ngủi lập tức gây chấn động mạng xã hội,
nói như Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, như một cơn bão quét qua các trang FB Việt
Nam.
Có lẽ đây là vụ án mạng giết người mà nạn nhân là
người có chức vụ cao nhất trong đảng cộng sản Việt Nam từ trước đến nay. Ông Phạm
Duy Cường, Bí thư tỉnh ủy, là người đứng đầu cơ sở đảng của tỉnh Yên Bái, và
theo nguyên tắc đảng lãnh đạo, ông là người có chức vụ cao nhất ở tỉnh này.
Nhà báo Huy Đức viết bài Khủng hoảng Yên
Bái, khủng hoảng công lý, trong đó có đoạn :
"Không chỉ có những thường dân, hành động của
ông Minh cho thấy, ngay cả những cán bộ ở cấp rất cao giờ đây cũng không còn
tin rằng trong cái tổ chức mà họ đang có chân, dẫu vẫn mang lại cho họ rất nhiều
bổng lộc, khi đụng chuyện cũng không thể mang đến cho họ công lý".
Blogger Kinh Thư viết rằng câu chuyện Yên Bái dù sao
cũng cho thấy người dân Việt cũng quan tâm đến chính trị, và cho rằng nên nhìn
câu chuyện một cách tích cực như thế.
Cảm
thông hay ghét bỏ
Dự luận mạng xã hội Việt Nam về cái chết của ba đảng
viên cộng sản cao cấp bị chia rẽ. Có cả những ý kiến ghét bỏ, có những ý kiến cảm
thông.
Lên tiếng chỉ trích những lời nói trêu đùa và châm
chọc ba cái chết của vụ thảm sát, một công dân mạng là Phạm Tuấn Kiệt viết rằng
:
"Chắn chắc rằng phải có sự việc nghiêm trọng, mới
dẫn đến chuyện ông Minh bắn ông Cường và ông Tuấn. Chuyện này là bề mặt nổi, và
cũng không có gì lạ lẫm, vốn dĩ từ trung ương đến địa phương, luôn phân
hóa (tranh giành quyền lực, thù oán v.v). Nhưng lại là niềm vui của một bộ phận
người bất mãn chế độ Cộng sản, trong đó là các con người đấu tranh, và bày tỏ
quan điểm chính kiến. Họ lấy sinh mạng con người ra làm cuộc thi và trao huân
chương, cười vui với việc đó, dù vô tình hay cố ý, cũng là hành vi bôi nhọ,
không mang tính nhân bản".
Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng không đồng ý với sự hận
thù :
"Trong bối cảnh xã hội với biết bao bức xúc
và bất mãn như hiện nay, những phản ứng như thế là điều có thể hiểu được. Song
dù thế nào đi chăng nữa thì bất kỳ ai, trước khi trở thành bí thư hay chủ tịch
cũng đều là một con người. Sự bức xúc, bất mãn, thậm chí thù hận của ta không
nên trở thành nguyên cớ để ta quay lưng lại, vô cảm với đồng loại của mình, nhất
là khi họ và người thân đang phải trải qua tấn thảm kịch vô cùng đau đớn".
Đối với ông Nguyễn Quang Thạch, người chủ xướng
chương trình đem sách về cho nông thôn Việt Nam, thì cái chết của ba người cán
bộ cao cấp của tỉnh Yên Bái và cơ hội để cho cả quan chức Việt Nam lẫn dân
chúng, đừng thờ ơ với cái ác :
"Hãy thức tỉnh đi hỡi những kẻ phè phỡn trên sự
vất vả của nhân dân ; hãy thức tỉnh đi những công dân thờ ơ trước cái ác ; hãy
thức tỉnh đi hỡi những công dân tiếp tục tạo tội ác cho xã hội bằng bỏ rơi sự đọc
của con trẻ ; hãy tỉnh ngộ đi hỡi ông bố bà mẹ thích dạy cho con cái
"KHÔN" để trốn tránh thực tại và khát khao thành tích ảo...
Hãy chịu khó dấn thân vì sự tiến bộ xã hội cho dù bạn
là người trồng cây để bọn trì độn và lưu manh hái quả. Bởi, sự dấn thân của bạn
chắc chắn sẽ kích thích người khác trồng cây thì người chỉ chờ hái quả cũng ít
dần đi.
Đừng hả hê làm gì, vì cái chết của người khác hôm
nay lại là cái chết của tôi và của bạn ngày mai".
Lời
xin lỗi
Nhưng trong tuần qua cũng có điều làm cho mọi người
dễ dàng đồng ý với nhau là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chính thức lên tiếng xin
lỗi việc đoàn xe công cán của ông đi vào phố đi bộ của Phố cổ Hội An.
Ông Xuân Thọ viết trên mạng xã hội :
"Xin đừng nghĩ rằng, đấu tranh cho nhân quyền,
cho công bằng xã hội là cứ phải chống chính quyền, là phải lật đổ. Nó có thể bắt
đầu từ câu chuyện chống xả chất độc xuống cống, chống chặt cây vô tội vạ, chống
những bất công trong điểm thi vào trường học, chống ông bác sỹ vòi vĩnh, phản đối
ông quan tòa lạm quyền.
Việc Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc xin lỗi nhân dân vì
đã trót để cho đoàn xe quan chức đi vào phố cổ Hội An có thể xem là một bước tiến
đáng kể trong nhận thức về công bằng xã hội tại Viêt Nam.
Nếu cho rằng đây là một buớc lùi của chính phủ truớc
sức ép của những người chống đối thì quả là lối suy nghĩ rừng rú, luôn chỉ nghĩ
đến tiêu diệt nhau. Xã hội chỉ có thể tiến được lên phía trước bởi cách hành xử
văn minh đối với những phê phán. Hành động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, điều
hiếm thấy trong nền chính trị Việt Nam".
Mặc dù cũng có đâu đó những người khó tính cho rằng
Thủ tướng xin lỗi không thành thật, nhưng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một gương mặt
đối lập nổi tiếng của chế độ thì kêu gọi mọi người rằng điều Thủ tướng làm là
điều tốt đẹp, và mục đích phê phán và phản biện của ông Chênh cùng những người
đồng chí hướng là để tìm ra điều gì đó tốt đẹp.
No comments:
Post a Comment