Hải Lý, từ Canada
Thứ sáu - 19/08/2016
19:36
(NCTG)
“Dân có phải là Chúa là Phật đâu mà đòi hỏi người ta phải thương lãnh đạo vô điều
kiện!”.
A: Anh ơi, tấm
hình trên đây là chuyện gì mà ngộ vậy anh? Sao lại có những người dân da màu đứng
trước hàng ngũ cảnh sát chống bạo động như thế?
B: À, chuyện là như thế này. Tháng 4 năm 2015, anh
thanh niên da màu Freddie Gray tử vong từ chấn thương trong lúc bị cảnh sát
giam giữ. Sau đó nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn đã xảy ra, đưa xung đột sắc tộc
và dân-chính quyền lên đến đỉnh điểm. Trong một cuộc biểu tình tại Baltimore,
vì sợ sẽ dẫn đến bạo loạn nên một số người dân đã tình nguyện đứng làm lá chắn
để bảo vệ cho những người cảnh sát này.
A: Chuyện lạ
quá anh nhỉ, dân mà thương cảnh sát như thế… Tại em nghe nói cảnh sát Mỹ rất ác
ôn, đầy kỳ thị, và giết người không gớm tay mà!
B: Đúng, cảnh sát Mỹ có những kẻ kỳ thị và lạm dụng
bạo lực, nhưng cái quan trọng là người dân biết được hàng ngũ cảnh sát có kẻ tốt
người xấu, người này người kia, và đa số cảnh sát vẫn là người tốt và hết lòng
vì dân. Khi có một cảnh sát chẳng may bị hại lúc thi hành công vụ, dân họ tiếc
thương và thậm chí còn gây quỹ để giúp đỡ tài chính cho gia đình người cảnh sát
ấy nữa.
B : À, mà này…
em suy nghĩ gì mà trầm ngâm như thế?
A: Em đang
nghĩ đến chuyện bên Việt Nam mình… Công an cũng có lúc bị chết, bị thương trong
lúc thi hành công vụ mà chẳng mấy ai tỏ ý xót thương gì cả, đừng nói gì đến gây
quỹ. Cũng như vụ Yên Bái mới đây, em thấy người ta một là dửng dưng, hai là vui mừng hả hê trước cái chết
của các vị lãnh đạo mà không cần biết những con người ấy ra sao. Tại sao họ
không phân biệt được tốt xấu như dân Mỹ vậy anh?
B: Được rồi,
khoan nói chuyện đó đã, để anh hỏi em nè… Em có thương anh không?
A: Ơ, anh này lạ chưa, dĩ nhiên là thương rồi, không
thương thì sao mà chịu chung sống với anh!
B: Rồi em nghĩ
anh có thương em không?
A: Anh càng lúc càng lạ. Dĩ nhiên em biết anh thương
em, chả lẽ em lại chịu sống với một người không thương mình à?
B: Thì đấy,
trong thực tế, tình yêu cần phải có hai chiều thì đôi bên mới hạnh phúc được.
Giờ trở lại vụ Yên Bái, các bác lãnh đạo VN đòi hỏi dân phải thương tiếc mình.
Vậy hỏi lại, trước tiên họ có thương dân không đã?
A: À há… anh hỏi đúng nha. Cách mà tập thể lãnh đạo
mình “thương” dân thật đáng nể: cướp đất cướp nhà; cứ mỗi mùa thiên tai lụt lội
thì lại thành mùa bội thu cho các quan; tham nhũng, ăn từ trên xuống dưới, ăn cả
đất cả cát không chừa một thứ gì; dân biểu tình ôn hòa cho sự tồn vong của dân tộc
thì bị công an đánh còn hơn đánh kẻ thù; lại còn nhắm mắt làm ngơ để ngoại bang
hoành hành dày xéo, tàn phá đất nước. Ngay ông già bà cả khuyết tật mà cũng vẫn
còn phải còng lưng ra gánh bao thứ sưu cao thuế nặng, không biết thời thực dân
đã ác như vậy chưa!
B: Bởi,
“thương” kiểu đó thì thật vớ vẩn khi mà họ đòi hỏi dân phải nhỏ nước mắt cho những
cái chết kia.
A: Đúng vậy. Tình yêu hay tình thương gì thì cũng
nên có hai chiều. Dân có phải là Chúa là Phật đâu mà đòi hỏi người ta phải
thương lãnh đạo vô điều kiện!
A : Mà… em cứ nhìn mãi tấm hình này. Anh nghĩ có một ngày đẹp trời nào đó, dân mình sẽ tình nguyện đứng ra bảo vệ công an như những người da màu này đã bảo vệ cảnh sát Mỹ không anh?
B: Em nghĩ sao?
A: Em nghĩ… nếu các bác công an của mình vẫn mãi theo
đuổi tôn chỉ “còn Đảng còn mình,” thì thôi, chắc chờ đến Tết Congo đi anh à!
Hải
Lý, từ Canada
------------------------------
Bùi Uyên, từ Paris
Thứ sáu - 19/08/2016
09:47
(NCTG)
“Nếu cố gắng làm trí thức, mà dùng vũ khí ngòi bút của mình, để chỉ trích hay bịt
mắt “đám đông” - là người dân không quyền hành, không vũ khí, thì có khác gì
TAY SAI cho quyền lực ???”.
Rất ít ý kiến xót thương cho hai nạn nhân, thậm chí,
nhiều người còn tỏ ra thương cảm cho kẻ bị coi là thủ phạm (ảnh trên). Tại sao?
Phải chăng như thế là “phi nhân văn?”
Nhân đọc phải mấy vị nổi danh trí thức (một lần nữa)
cao giọng chỉ mặt nhân dân, hay “đám đông” là “hả hê”, cảm giác
được “báo thù” trong vụ xả súng ở Yên Bái, rồi xa gần khuyên nhân văn,
khuyên thượng tôn pháp luật, v.v...
Lại thấy đôi khi, nói điều tưởng như trên lý thuyết rất đúng, rất hướng thiện, nhưng không đặt trong bối cảnh, đồng cảm với cái gốc rễ vì đâu nên nỗi, thành ra nhuốm màu đạo đức giả.
Thậm chí những trí thức ấy không mấy khi thốt lên lời nào chia sẻ với cái lo lắng, bất an của người dân đang ngày ngày chịu đựng. Họ có nghe thấy những cái “chết” dần mòn khác đang đầy rẫy, những phận người, những mảnh đất bị bức tử, còn cùng cực hơn ba phát súng kia? Làm người ai cũng muốn thiện lương, nhưng vì đâu lại sinh ra nhiều Chí Phèo?
Chỉ thấy khi “đám đông” có biểu hiện gì đó có thể “chấn chỉnh” được, lập tức những trí thức này xuất hiện, cao giọng giảng giải, rồi hàng ngàn người khác cũng đồng thanh với họ, tự tách mình ra khỏi đám đông, cảm giác như một đầm sen đang thi nhau tỏa ngát hương, để chứng minh trên thế giới FB này, đừng lẫn tôi với đám bùn nhơ kia!
Nếu cố gắng làm trí thức, mà dùng vũ khí ngòi bút của mình, để chỉ trích hay bịt mắt “đám đông” - là người dân không quyền hành, không vũ khí, thì có khác gì TAY SAI cho quyền lực ???
Chia sẻ lại bài viết vui vui mà thâm thúy đưới đây của Facebooker Chau Doan (nhà văn Đoàn Bảo Châu) cũng để tham khảo một cách lý giải: “TẠI SAO TÔI PHẢI XÓT THƯƠNG?!”.
Lại thấy đôi khi, nói điều tưởng như trên lý thuyết rất đúng, rất hướng thiện, nhưng không đặt trong bối cảnh, đồng cảm với cái gốc rễ vì đâu nên nỗi, thành ra nhuốm màu đạo đức giả.
Thậm chí những trí thức ấy không mấy khi thốt lên lời nào chia sẻ với cái lo lắng, bất an của người dân đang ngày ngày chịu đựng. Họ có nghe thấy những cái “chết” dần mòn khác đang đầy rẫy, những phận người, những mảnh đất bị bức tử, còn cùng cực hơn ba phát súng kia? Làm người ai cũng muốn thiện lương, nhưng vì đâu lại sinh ra nhiều Chí Phèo?
Chỉ thấy khi “đám đông” có biểu hiện gì đó có thể “chấn chỉnh” được, lập tức những trí thức này xuất hiện, cao giọng giảng giải, rồi hàng ngàn người khác cũng đồng thanh với họ, tự tách mình ra khỏi đám đông, cảm giác như một đầm sen đang thi nhau tỏa ngát hương, để chứng minh trên thế giới FB này, đừng lẫn tôi với đám bùn nhơ kia!
Nếu cố gắng làm trí thức, mà dùng vũ khí ngòi bút của mình, để chỉ trích hay bịt mắt “đám đông” - là người dân không quyền hành, không vũ khí, thì có khác gì TAY SAI cho quyền lực ???
Chia sẻ lại bài viết vui vui mà thâm thúy đưới đây của Facebooker Chau Doan (nhà văn Đoàn Bảo Châu) cũng để tham khảo một cách lý giải: “TẠI SAO TÔI PHẢI XÓT THƯƠNG?!”.
*
Sáng uống trà, vô tình nghe vợ chồng hàng xóm cãi nhau, tự nhiên giật mình thon thót.
- Này em, sao anh ốm mà mẹ con em chẳng những buồn mà còn có vẻ vui mừng là sao?
- Thì anh có bao giờ ốm đâu, cả đời lúc nào anh cũng hoành tráng lộng lẫy, chém gió ầm ầm, ăn nói như rồng cuốn phượng bay, giờ ốm một chút thì mới thông cảm với người khác được chứ!
- Ừ, em quả thật không có tâm Phật gì cả, ai lại thế, thấy người khác ốm đau khổ sở thì phải biết ý mà tỏ ra thương cảm, thông cảm chứ, ai lại thế!
- Vâng, có lẽ em chưa có tâm Phật anh ạ, em chưa đắc đạo được như anh, tình cảm là thứ tự nhiên, em biết làm sao được! Hihi!
- Cô thật là nhẫn tâm, cười cợt trên nỗi đau khổ người khác!
- Thì mọi lần mẹ con em ốm đau, thiếu tiền, có thấy anh quan tâm, tỏ ra thương cảm gì đâu, sao giờ bỗng nhiên lại yêu cầu người khác phải thông cảm, thương cảm với mình? Hay là cái thân xác của anh là vàng, là ngọc, còn thân xác mẹ con em là da thịt tầm thường?
- Tôi ốm thì nhà này lấy đâu ra tiền tiêu, không có tôi dẫn lối đưa đường thì mẹ con cô sẽ ăn cháo?
- Ơ, từ xưa đến nay, toàn mẹ con em nai lưng ra làm, anh chỉ thu tiền để cờ bạc rượu chè, lại còn vay tiền để nhà mình nợ như chúa chổm, mà anh không chỉ đạo thì sẽ có người khác chỉ đạo, đừng tưởng mình quan trọng!
- Hừ, đừng tưởng chỉ đạo là dễ, cô rước một thằng ất ơ vào vị thế của tôi, không khéo tan cửa nát nhà.
- Ơ kìa, đã tan từ lâu rồi còn gì. Mấy chục năm, mẹ con em vẫn lam lũ, khổ sở. Anh thử nhìn sang xung quanh hàng xóm, xem vợ con người ta thế nào.
Chẳng những thế mà anh còn nhu nhược để thằng Trung hàng xóm nó cướp gần hết cái ao nhà mình, suốt ngày nó to tiếng trịch thượng xoa đầu anh, mẹ con em nói gì thì anh bảo: đàn bà biết gì, mọi việc có tôi lo, hàng xóm hòa hảo là trên hết, phải khéo léo mềm mại.
- Thế nó to thế, nó sang nó oánh cho thì khổ, không khéo léo mềm mại thì sao?
- Khéo léo mềm mại không có nghĩa là nhu nhược!
- Mình yếu thế này, nó đấm phát chết.
- Mình yếu bởi bao năm qua anh ăn chơi đàng điếm, mẹ con em làm được đồng nào, anh mang đi chọi gà, cờ bạc, không quyết tâm chí thú làm ăn. Đời cha ông chúng ta, thằng hàng xóm mà đặt chân vào vườn nhà mình, chẳng bị đập cho tòe mỏ ấy à!
- Cô dạo này lý sự nhiều quá đấy! Cứ để cô làm chồng thì mới thấy khó thấy khổ!
- Vâng, nếu tôi được làm chồng thì ít ra tôi sẽ không là thằng đàn ông kém cỏi lại sĩ diện hão như ông, tôi sẽ thẳng thắn, trung thực và cầu tiến, chăm lo cho vợ con. Cái gì kém tôi nhận là kém và cố gắng sửa mình cho tiến bộ. Tôi cũng xin nói là tôi chán ông quá rồi đấy. Cứ thế này thì tôi sẽ đâm đơn ra tòa ly dị ông đấy!
- Ơ, con này! Ông không ly dị thì mày làm gì được ông? Ở làng ông không có cái tập tục ấy. Đã là chồng thì là chồng muôn thuở, đừng có mơ! Ly dị, ly dị, đái không quá ngọn cỏ mà cứ đòi làm chồng!
- Vâng, nhưng ông cũng không thể bắt tôi phải yêu, phải thương, phải quan tâm, phải giả vờ buồn khi ông ốm đau. Tình cảm không thể định hướng, không răm rắp theo nghị quyết được ông nhé. Ngày xưa, ông dụ dỗ tôi, tôi trẻ người non dạ thì mới lầm lỡ theo ông. Giờ tôi bớt ngu rồi ông ạ. Mà đừng có lôi tâm Phật gì nói chuyện với tôi. Tôi ngu nên không hiểu mấy thứ cao siêu ấy đâu. Tôi không yêu là không yêu, không thương là không thương, thế thôi.
Lầm bầm đi ra ngõ: “Bà đâu có rỗi hơi, có thừa yêu thương mà dành cho quân nhà mày. Nhân cách như cứt mà cứ cao đạo dậy bảo người khác!”.
Bùi
Uyên, từ Paris
No comments:
Post a Comment