BBC Tiếng Việt
22 Tháng Tám 2016
.
Đội tuyển Anh
(Team GB) đạt được kỷ lục lịch sử tại Thế Vận hội Rio 2016
Nước
Anh lập kỷ lục lịch sử ở Rio 2016: lần đầu đứng thứ nhì trong bảng tổng sắp
sau 108 năm. Anh là quốc gia đầu tiên tăng liên tục số huy chương qua 5 kỳ
Olympic. Đây cũng là quốc gia đầu tiên từng đăng cai Thế vận hội, sau đó lại
giành được nhiều huy chương hơn trong kỳ Olympic kế tiếp.
Đây là một kỳ tích vì chưa bao giờ nước Anh có huy
chương vàng ở môn lặn hay thể dục dụng cụ.
Vì thế mà bà Liz Nicholl, trưởng Liên đoàn Thể thao
Anh quốc, cơ quan phụ trách việc phân phối nguồn ngân sách đến các bộ môn dự
thi Olympic, đã có thể tuyên bố trong ngày cuối cùng tại Rio 2016 rằng, nước
Anh giờ đây đã trở thành một "cường quốc thể thao".
20 năm trước tại Thế vận hội Atlanta, đội tuyển
Anh vất vả đứng ở vị trí 36 vì chỉ được một huy chương vàng duy nhất.
Tài
trợ từ chương trình xổ số quốc gia
Thay đổi mang tính bước ngoặt xảy ra vào năm 1994,
khi chính phủ của Thủ tướng Anh lúc đó là ông John Major quyết định phân bổ
ngân sách từ chương trình xổ số quốc gia cho việc tài trợ các môn thể thao có
khả năng giành huy chương cao tại Thế vận hội. Đây là tiền lệ chưa từng có,
mở đầu cho việc đẩy mạnh tài trợ chính phủ cho các môn thể thao thành tích cao
ở Anh.
Từ mức phí năm triệu bảng một năm, Liên đoàn thể
thao Anh đã tăng tài trợ lên 54 triệu bảng vào kỳ Thế vận hội Sydney năm
2000 giúp đội tuyển Anh giành 28 huy chương và xếp hạng 10 trên bảng tổng sắp.
Vào Thế vận hội London 2012, Anh đứng thứ ba trên
bảng xếp hạng với 65 huy chương, lúc đó ngân sách chi hỗ trợ đã tăng lên 264
triệu bảng.
Trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, khoảng 350
triệu bảng tiền ngân sách đã được chi cho các môn thể thao Olympic và
Paralympic.
Riêng môn thể dục dụng cụ, mặc dù không được huy
chương nào ở Thế vận hội Atlanta năm 1996, đã nhận 5,9 triệu bảng Anh cho
Thế vận hội Sydney năm 2000 và 14,6 triệu tại kỳ thế vận hội ở Rio.
Chính vì thế mà năm 2016, vận động viên thể dục dụng
cụ Max Whitlock đã giành được hai huy chương vàng, còn các đồng đội của anh
giành được một bạc và ba đồng.
Adam Peaty là vận
động viên đầu tiên người Anh giành huy chương vàng môn bơi khi mới 21 tuổi
Khi còn là một tay bơi độ tuổi vị thành niên, Adam
Peaty chỉ trông đợi vào các nguồn gây quỹ từ thiện từ gia đình và bạn bè để trả
cho các chuyến đi thi đấu và đào tạo.
Điều này đã thay đổi vào năm 2012, khi cậu bé này
được tài trợ 15000 bảng và được đưa vào chương trình huấn luyện đặc biệt.
Ở Rio, Adam đã trở thành vận động viên nam đầu
tiên của nước Anh giành được huy chương vàng trong môn bơi lội sau 28 năm.
Mặc dù vậy vẫn có những tranh cãi về vấn đề đạo đức
và tài chính cho việc đầu tư này.
Đội tuyển Anh giành được 67 huy chương ở Brazil,
như vậy mỗi huy chương trung bình tốn hơn 4 triệu bảng tiền tài trợ từ xổ số
quốc gia và ngân khố trong vòng bốn năm qua.
Trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu, một số người
cho rằng số tiền đầu tư đó là khá hoang phí.
Một số khác cho rằng chi phí cho từng vận động
viên Anh, tính theo đầu mỗi người Anh chỉ là hơn 1 bảng một năm, là quá xứng
đáng.
Giấc
ngủ vận động viên
Một nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Học viện Thể thao
Anh quốc có tên Luke Gupta đã nghiên cứu chất lượng ngủ của 400 vận động viên
đỉnh cao của nước Anh. Báo cáo này theo dõi độ dài giấc ngủ, những vấn đề về mất
ngủ và quan niệm của từng vận động viên cá nhân về chất lượng giấc ngủ và ảnh
hưởng đến việc thi đấu.
Nhờ nghiên cứu này, tại một cơ sở đào tạo môn quyền
Anh tại Sheffield, 37 giường đơn đã được thay thế bởi 33 giường đôi và 4 giường
dài hơn thông thường. Đệm, gối và ga giường cũng được chuyển sang dạng thoáng
khí, nhanh khô.
"Nhờ vậy trung bình một vận động viên quyền
Anh ngủ thêm 24 phút mỗi đêm", theo lời một vận động viên dành huy
chương đồng và hiện giờ là cố vấn thể thao Richie Woodhall.
"Nếu tính vào một mùa thi đấu, điều này có
nghĩa là vận động viên đó có đến 29 hoặc 30 ngày được ngủ thêm".
"Đây chính là sự khác biệt giữa việc vận
động viên giành được huy chương hay sẽ bị loại ngay ở vòng sơ tuyển".
Cặp đôi người Anh
giành huy chương vàng môn đua xe đạp Jason Kenny và Laura Trott
Tuy nhiên các nguồn tài trợ không được phân bổ đều
trong các môn thể thao ở Anh, bởi có một số môn có khả năng giành thứ hạng cao
hơn môn thể thao khác.
Tại Brazil, các vận động viên đua thuyền Anh đã
giành lợi thế áp đảo với ba vàng và hai bạc.
Đối với môn xe đạp lòng chảo, đây là kỳ Olympic thứ
ba đội tuyển Anh giành lợi thế, nhờ vào khoản đầu tư ngân sách 30,2 triệu bảng,
so với mức 25 triệu bảng từ Thế vận hội London năm 2012.
Để so sánh, đội tuyển đua xe đạp của Mỹ giành huy
chương bạc vì vận động viên Sarah Hammer một lần nữa không thắng được Laura
Trott của tuyển Anh, và Mỹ chỉ có một nhân viên toàn thời gian theo hỗ trợ
đoàn là giám đốc Andy Sparks.
Vận động viên Mo
Farah của tuyển Anh hoàn thành cú đúp điền kinh trên cả hai đường đua 5.000 m
và 10.000m. GETTY IMAGES
Đa dạng
hóa thể thao
Đội tuyển Anh có rất nhiều tài năng đều ở nhiều bộ
môn cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong kỳ Thế vận hội lần này, vận động
viên Nick Skelton giành huy chương vàng ở tuổi 58 tuổi, trong khi đó vận động
viên thể dục dụng cụ Amy Tinkler 16 tuổi giành huy chương đồng.
Chỉ trong vòng hai tuần, Jason Kenny giành huy
chương vàng thứ sáu ở độ tuổi 28, còn Mo Farah giành được danh hiệu thứ chín
trên đường chạy.
Khả năng của những vận động viên này được hỗ trở bởi
sự chu đáo trong việc đào tạo và hỗ trợ.
Trong môn bơi lội, có huấn luyện cũ của vận động
viên Rebecca Adlington là Bill Furniss, người đã bắt đầu chương trình khi chỉ
giành được một huy chương vàng và hai đồng tại London, với một chiến lược
không khoan nhượng, đã dẫn dắt họ đến chiến thắng vẻ vang nhất từ 1908.
Một so sánh khác, đội Nga đứng ở vị trí thứ 4 với
22 huy chương vàng. Họ từng giữ vị trí thứ ba năm 2008 và tương tự năm 2004.
Vào mùa hè năm nay, mặc dù thoát khỏi án cấm thi đấu
vì vụ scandal về doping của Nga từ Bản báo cáo McLaren của Cơ quan Chống doping
Thế giới, Nga chỉ cử được một vận động viên thi đấu môn điền kinh là Darya
Klishina.
Tuy nhiên kết thúc Thế vận hội Rio, đội Nga vẫn
cán đích với 19 huy chương vàng giành vị trí thứ tư.
Đội ngũ nhà khoa
hoc, bác sĩ, huấn luyện viên là yếu tố dẫn đến thành công của Team GB tại các
kỳ Thế vận hội gần đây
Huấn
luyện viên và bác sĩ
"Chúng tôi đã có nhiều tài năng ở đất nước này,
và có thể tuyển dụng và giữ được những huấn luyện viên giỏi nhất, những nhà
khoa học thể thao và nhân viên y tế thể thao," theo lời bà Liz Nicholl,
trưởng Liên đoàn thể thao Quốc gia Anh.
Trong môn xe đạp, nước Anh đã tuyển dụng chuyên gia
về cự ly ngắn người New Zealand là Justin Grace. Chính huấn luyện viên là người
đứng sau chiến thắng áp đảo của Francois Pervis tại giải Vô địch Thế giới, và
có ảnh hưởng lớn đến thành tích của Kenny, Callum Skinner, Becky James và Katy
Marchant tại các kỳ Olympic.
"Anh quốc có một hệ thống hỗ trợ tốt nhất cho
các tài năng. Chúng ta phải làm rất nhiều trong việc phát triển con người. Cần
nhận thức rằng dù các huấn luyện viên được tuyển dụng vào các vị trí chủ chốt,
điều đó không có nghĩa là họ đã thật sự hoàn hảo".
"Chúng tôi liên tục hỗ trợ họ để những huấn
luyện viên có thể kết nối và học hỏi lẫn nhau. Điều này cái thiện chuyên môn
và hệ thống thể thao nói chung."
Đây là một thông tin không hề khả quan đối với các
đối thủ của nước Anh trong thể thao.
Sau hai thập niên liên tục cải thiện thành tích,
Thế vận hội Rio có lẽ chưa phải là đỉnh cao nhất của thể thao Anh.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment