Tuesday, July 19, 2016

THẾ THỤ ĐỘNG (Nguyễn Đạt Thịnh)





Nguyễn Đạt Thịnh

Đang nghênh ngang vẫy vùng trong tác phong chủ nhân ông Biển Đông, con khủng long Tầu Cộng bỗng đột quỵ, rồi chìm vào thế thụ động bối rối, không biết phải phản ứng như thế nào với bản án của tòa Trọng Tài Thường Trực trụ sở đặt tại The Hague.
Hiện tượng này là một bí mật khó hiểu.

Bản án ngày 12 tháng Bảy, 2016 xử Trung Cộng hoàn toàn có lỗi trong việc cưỡng chiếm toàn thể diện tích Biển Đông, ngăn cấm ngư dân thuộc các quốc gia Biển Đông không được đánh bắt ngay trên “biển nhà” của họ; tòa cũng phủ nhận “đường ranh 9 đoạn” không có giá trị - kể cả cái giá trị mà người Tầu nói Biển Đông là của phụ ấm, là di sản hương hỏa của tổ tiên họ để lại.

Cảnh phiên tòa xử Trung Cộng

Nguyên cáo là Phi Luật Tân, chính phủ Phi đâm đơn kiện Trung Cộng từ năm 2013, và nay -ba năm sau- tòa xử Trung Cộng trắng tay, mà lại còn có tội phá hoại môi trường thiên nhiên bằng cách thổi cát lên những bãi đá ngầm, đá lấp xấp nước, hay đá nổi đã trở thành hải đảo nhỏ, để thiết lập một giải Vạn Lý Trường Thành giữa biển cả, trang bị cho hệ thống chiến lũy đó nhiều phương tiện chiến tranh và những vũ khí hiện đại nhất trong kho súng đạn của Trung Cộng.

Phản ứng đầu tiên của Trung Cộng là công bố lập trường “2 không” của họ: không thừa nhận và không thi hành bản án. Thế giới không ngạc nhiên, vì mọi người còn ước tính nhiều phản ứng khác, mạnh hơn -như Trung Cộng gửi chiến hạm vào vùng biển tranh chấp.

Phản ứng thứ nhì của Trung Cộng là cho hai phi cơ hàng không dân sự trống không bay vào Trường Sa, phi công đáp xuống, đứng trên đường bay quay phim, chụp hình để chứng minh “Trường Sa là đảo của ta.”

Quan sát viên quốc tế cho là Trung Cộng tỏ ra hiền hòa để tiêu lòn với tân Tổng Thống Phi Rodrigo Duterte, vì ông này có cảm tình với họ; Duterte không kiện, người chủ trương kiện Trung Cộng là nguyên tổng thống Benigno S. Aquino III, ông này thất cử vài tháng trước.

Có thể điều này đúng, vì không những không tổ chức biểu tình chống Phi Luật Tân, mà Trung Cộng còn cấm đường để bảo vệ tòa đại sứ Phi, không cho dân chúng tới gần.

Trung Cộng còn ngăn cách tòa đại sứ Phi, không cho dân chúng tới gần.

Hôm thứ Năm 14/7, báo chí Trung Quốc tràn ngập tin tức về bản án The Hague, với luận điệu chính thức của chính phủ là không thừa nhận và không thi hành bản án, mặc dù Trung Quốc là thành viên của tổ chức “Luật Biển,” và do đó có bổn phận phải tuân hành quyết định của tòa Trọng Tài. Tuy nhiên, vì không có khả năng thi hành bản án, Tòa Trọng Tài cũng không có cách nào bắt buộc Trung Cộng phải tuân hành.

Thất thế chính trị của Trung Cộng là Tòa Trọng Tài phủ nhận đường ranh giới 9 đoạn của họ, khiến sáu nước Đông Nam Á có thể dựa vào án tòa để ngăn cấm không cho tầu cá Trung Cộng đánh bắt trong hải phận của họ.

Trong lúc không có phản ứng đối phó với tình hình mới, Trung Cộng tập trung nỗ lực vào việc thuyết phục người Hoa tin là họ vẫn thắng thế; nhiều tạp chí đăng hình Tập Cận Bình lên bìa báo, nhiều tờ khác lại đăng hình “ranh hải 9 đoạn chiếm trọn Biển Đông”.

Ảnh Tập Cận Bình bên ảnh Mao Trạch Đông

Đường ranh biển 9 đoạn lên bìa báo

Báo chí và hệ thống mạng quốc nội khá sôi nổi với tình hình mới trên Biển Đông; hôm 13/7 tờ Kiến Thức phổ biến tin “Dân mạng Trung Quốc đòi tẩy chay xoài Phi Luật Tân,” bài báo viết, xoài Phi Luật Tân, được xem là ngon nhất thế giới, có vẻ như đang trở thành nạn nhân của phán quyết vụ kiện Biển Đông.

Nhưng, sôi động nhất vẫn là trận khẩu chiến Phi-Hoa

Trong khi mạng xã hội Trung Cộng đầy ắp những hình ảnh phỉ báng Phi Luật Tân thì mạng xã hội Phi cũng nêu lên khẩu hiệu ChExit (China Exit -Trung Quốc hãy cút đi). Người Tầu đóng cửa lên mạng bảo nhau, "Thích xoài, mua xoài Thái mà ăn," và "Bỏ mặc cho bọn Phi chết đói," hoặc những khẩu hiệu "Yêu Trung Quốc, phải ghét hàng nhập khẩu từ Phi."

Một bài bình luận viết, "Thà ăn xoài khô Quảng Tây, uống cà phê Vân Nam, ăn sầu riêng Hải Nam, chứ không thí cho bọn Phi một xu nào cả." Thậm chí một số người bán lẻ trên Taobao -hệ thống bán sản phẩm điện tử lớn nhất Trung Quốc- còn cam kết tẩy chay, không bán các món ăn vặt của Phi Luật Tân.

Trong lúc Trung Cộng chưa có thái độ thích ứng để đối phó với tình hình mới thì Hoa Kỳ lại kín đáo khuyến cáo các quốc gia Biển Đông đừng hấp tấp hành động. Một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ nói với phóng viên truyền thông, "Hoa Kỳ chủ trương giải quyết hợp lý mọi việc, chứ không để xúc động đưa đến những hành động quá đáng."

Chắc chắn những hành động “quá đáng” sẽ không xảy ra bên trong hải phận Việt Nam; chứng minh cho điều này là bức ảnh do nhiếp ảnh viên Nguyễn Minh -nhân viên của hãng tin Reuters- chụp tại một địa điểm cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý (trong vùng đặc quyền kinh tế [VĐQKT] 200 hải lý của Việt Nam); chiếc tầu trắng trong hình là tầu Hải Cảnh của Trung Cộng, tầu xanh là tầu Hải Cảnh Việt Nam. Tầu Hải Cảnh Trung Cộng vào sâu 70 hải lý bên trong hải phận Việt Nam để bảo vệ tầu cá Trung Cộng đánh bắt tại đây.
Tình hữu nghị giữa hai chính phủ cộng sản mật thiết đến mức khiếp đảm.

Tàu Hải Cảnh Trung Cộng và Việt Cộng thân hữu hiện diện bên nhau, và bên trong lãnh hải Việt Nam

Viên chức ngoại giao Mỹ giải thích, "Hoa Kỳ không chủ trương khích động, không tạo phong trào chống Trung Cộng tại Biển Đông."

Mặc lời giải thích, mọi việc vẫn rối mù cho đến lúc Bộ Trưởng Quốc Phòng Phi Luật Tân Delfin Lorenzana tiết lộ là Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ash Carter cho ông biết từ vài tuần trước khi có bản án của Tòa Trọng Tài, là Trung Cộng đã cam kết với Hoa Kỳ là họ sẽ tự chế, không làm cho tình hình Biển Đông rối hơn, và ngược lại Hoa Kỳ cũng cam kết với Trung Cộng như vậy. Tiết lộ của ông Lorenzana giúp chúng ta hiểu nguyên nhân thái độ hiền hòa, thụ động của Trung Cộng.

Tuy nhiên, sự thỏa thuận của hai cường quốc Trung Cộng và Mỹ chắc chắn không chỉ giới hạn vào việc giải quyết ôn hòa những quá trớn của Trung Cộng trong việc võ trang Biển Đông; những bất công ngư nghiệp, những lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ cũng cần có giải pháp.

Chúng ta có cách nào tìm biết những giải pháp được âm thầm quyết định trên thượng tầng quyền lực được không? Hay lại phải chờ một đợt giải mật mới, như chúng ta đã chờ 40 năm để biết nguyên nhân Hoa Kỳ bức tử VNCH?

-------------------
TIN LIÊN QUAN :







No comments: