Làm gì để
xử lý các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài?
Chúng ta chưa quên nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã bán 3 con tàu, ôm số tiền 19 triệu USD (400 tỷ đồng) tẩu tán ra nước ngoài, mua bất động sản và giao cho bố đẻ đứng tên. Và dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường mặc dù là ĐBQH - đại diện cho quyền lợi của dân, nhưng lại nhẫn tâm chiếm đoạt hơn 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, ép doanh nghiệp đầu độc môi trường, làm giàu trên sinh mạng của người dân, cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT ngân Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) gom tiền của dân rồi âm thầm nhập thêm quốc tịch nước khác và thề trung thành với nhân dân Malta để chuẩn bị đường chạy trốn.
Vấn đề rất lớn đặt ra, nếu Giang Kim Đạt trong Đại án tham nhũng Vinashinlines có quốc tịch Malta như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao? Việc thu hồi và xử lý tham quan này sẽ gặp trở ngại thế nào khi đối tượng mang hai quốc tịch? Ngược lại, một người cơ hội, tham lam, làm giàu trên sinh mạng dân nghèo như bà Nguyệt Hường khi đã có quốc tịch nước khác mà tẩu tán khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào ?.
Dư luận từng rúng động trước thông tin “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục (chuyển nhượng tài sản, mang thai, làm thẻ xanh đi Mỹ) để “cao chạy xa bay” ra nước ngoài. Hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ có số tài sản khủng vừa bị phanh phui. Có ai dám chắc rằng ông ta không chuẩn bị sẵn đường chuyển tiền ra nước ngoài?
Theo hồ sơ Panama bị rò rỉ, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Phải chăng phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân ?
Trong khi đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán lại chưa có biện pháp chế tài. Tại khoản 2, Điều 44, Luật Luật phòng, chống tham nhũng quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản: “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”, nhưng thực tế việc thực hiện kê khai tài sản chỉ là hình thức, khai cho có. Tại Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa Điều 23 Luật phòng chống rửa tiền, quy định, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có trị giá từ 1.000 USD trở lên, phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN). Nhưng việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Những lỗ hổng pháp luật trên đã bị Giang Kim Đạt, Huyền Như và hàng loạt các quan tham khác (kể cả những quan chức chưa bị lộ) lợi dụng tẩu tán tài sản, tháo chạy ra nước ngoài. Giờ đây, phải chăng vợ chồng Trần Anh Tuấn - Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta (không ngoại trừ khả năng thành lập các công ty bình phong để thực hiện các hoạt động đội lốt đầu tư - thủ đoạn mà giới siêu giàu quốc tế thường thực hiện ở các “thiên đường trốn thuế”) là để ôm khối tài sản kếch xù chạy ra nước ngoài hưởng thụ?
Nhìn sang các nước, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã chất lên máy bay 58 va li và hòm lớn (chưa kể số tài sản của gia đình khoảng 1 tỉ USD, mua cả CLB bóng đá Manchester City) tẩu tán ra nước ngoài, đi lại bất cứ đâu với tấm hộ chiếu Montenegro trong tay. Tại Trung Quốc: Gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui đã chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài; Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia; Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình đã biển thủ lượng lớn tiền và đầu tư vào hai công ty ở quần đảo Virgin của Anh, một thiên đường trốn thuế,.. khiến dư luận phẫn nộ về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền của các quan tham Trung Quốc.
Làm thế nào để Việt Nam phát hiện tham nhũng, kiểm soát tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn? Cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ra sao khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Làm sao để quản lý, thu hồi tài sản được chuyển nhượng cho người thân đứng quyền sở hữu?
Biện pháp và khung hình phạt nào đối với quan chức lén nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” ?
Số phận của những người dân và doanh nghiệp đang gửi tiền ở ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) sẽ ra sao nếu ông chủ ngân hàng này là ông Trần Anh Tuấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường gom tiền tẩu tán ra nước ngoài?
Chúng ta chưa quên nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã bán 3 con tàu, ôm số tiền 19 triệu USD (400 tỷ đồng) tẩu tán ra nước ngoài, mua bất động sản và giao cho bố đẻ đứng tên. Và dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường mặc dù là ĐBQH - đại diện cho quyền lợi của dân, nhưng lại nhẫn tâm chiếm đoạt hơn 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, ép doanh nghiệp đầu độc môi trường, làm giàu trên sinh mạng của người dân, cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT ngân Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) gom tiền của dân rồi âm thầm nhập thêm quốc tịch nước khác và thề trung thành với nhân dân Malta để chuẩn bị đường chạy trốn.
Vấn đề rất lớn đặt ra, nếu Giang Kim Đạt trong Đại án tham nhũng Vinashinlines có quốc tịch Malta như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao? Việc thu hồi và xử lý tham quan này sẽ gặp trở ngại thế nào khi đối tượng mang hai quốc tịch? Ngược lại, một người cơ hội, tham lam, làm giàu trên sinh mạng dân nghèo như bà Nguyệt Hường khi đã có quốc tịch nước khác mà tẩu tán khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào ?.
Dư luận từng rúng động trước thông tin “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục (chuyển nhượng tài sản, mang thai, làm thẻ xanh đi Mỹ) để “cao chạy xa bay” ra nước ngoài. Hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ có số tài sản khủng vừa bị phanh phui. Có ai dám chắc rằng ông ta không chuẩn bị sẵn đường chuyển tiền ra nước ngoài?
Theo hồ sơ Panama bị rò rỉ, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Phải chăng phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân ?
Trong khi đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán lại chưa có biện pháp chế tài. Tại khoản 2, Điều 44, Luật Luật phòng, chống tham nhũng quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản: “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”, nhưng thực tế việc thực hiện kê khai tài sản chỉ là hình thức, khai cho có. Tại Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa Điều 23 Luật phòng chống rửa tiền, quy định, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có trị giá từ 1.000 USD trở lên, phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN). Nhưng việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Những lỗ hổng pháp luật trên đã bị Giang Kim Đạt, Huyền Như và hàng loạt các quan tham khác (kể cả những quan chức chưa bị lộ) lợi dụng tẩu tán tài sản, tháo chạy ra nước ngoài. Giờ đây, phải chăng vợ chồng Trần Anh Tuấn - Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta (không ngoại trừ khả năng thành lập các công ty bình phong để thực hiện các hoạt động đội lốt đầu tư - thủ đoạn mà giới siêu giàu quốc tế thường thực hiện ở các “thiên đường trốn thuế”) là để ôm khối tài sản kếch xù chạy ra nước ngoài hưởng thụ?
Nhìn sang các nước, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã chất lên máy bay 58 va li và hòm lớn (chưa kể số tài sản của gia đình khoảng 1 tỉ USD, mua cả CLB bóng đá Manchester City) tẩu tán ra nước ngoài, đi lại bất cứ đâu với tấm hộ chiếu Montenegro trong tay. Tại Trung Quốc: Gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui đã chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài; Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia; Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình đã biển thủ lượng lớn tiền và đầu tư vào hai công ty ở quần đảo Virgin của Anh, một thiên đường trốn thuế,.. khiến dư luận phẫn nộ về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền của các quan tham Trung Quốc.
Làm thế nào để Việt Nam phát hiện tham nhũng, kiểm soát tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn? Cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ra sao khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Làm sao để quản lý, thu hồi tài sản được chuyển nhượng cho người thân đứng quyền sở hữu?
Biện pháp và khung hình phạt nào đối với quan chức lén nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” ?
Số phận của những người dân và doanh nghiệp đang gửi tiền ở ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) sẽ ra sao nếu ông chủ ngân hàng này là ông Trần Anh Tuấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường gom tiền tẩu tán ra nước ngoài?
-------------------
Hoặc xem ở đây :
XEM HÌNH : Photos
No comments:
Post a Comment