Nhật Bình/Người
Việt
July
18, 2016
.
Hòa
Thượng Không Tánh. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
SÀI
GÒN (NV) –
Đứng trước tình cảnh Chùa Liên Trì sắp bị giải tỏa, Người Việt có cuộc tiếp xúc
và phỏng vấn Hòa Thượng Thích Không Tánh, thế danh Phạm Ngọc Ẩn, trụ trì Chùa
Liên Trì, để nghe ông trình bày về hiện trạng ngôi chùa, cũng như những nguyện
vọng khác.
Hòa Thượng
Thích Không Tánh sinh năm 1943. Sau năm 1975, ông bị chính quyền bắt đi “học tập
cải tạo” 10 năm. Năm 1987, ông được trả tự do, nhưng đến năm 1992 lại bị bắt và
tuyên phạt 5 năm tù giam, quản chế 5 năm, vì “lưu hành nhiều tài liệu có nội
dung chống lại nhà nước.” Sau khi thụ án được 1 năm, ông bất ngờ được chính quyền
trả tự do vào năm 1993.
Tiếp
đó, vào năm 1995 ông cùng Hòa Thượng Quảng Độ, một nhân vật bất đồng chính kiến
nổi tiếng, bị chính quyền kết án mỗi người 5 năm tù về tội “phá hoại chính sách
đoàn kết” và “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.”
Năm
2015, ông được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải Nhân Quyền 2015. Chùa
Liên Trì do ông trụ trì tọa lạc tại số 153 Lương Định Của, phường An Khánh, quận
2, Sài Gòn, là một trong các cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Thống Nhất từ trước 1975. Giáo Hội không được chính quyền Việt Nam hiện nay thừa
nhận.
*
Nhật
Bình/Người Việt (NV): Xin
Hòa Thượng cho biết hiện trạng của Chùa Liên Trì?
Hòa
Thượng Không Tánh (TKT): Tính đến hết ngày 18 Tháng Bảy, 2016, chùa vẫn tạm ổn.
Phải nói suốt cả tháng nay, tôi rất mệt mỏi khi phải chịu áp lực rất lớn từ
phía chính quyền. Họ liên tục đến đây, trao văn bản và gây áp lực để buộc chùa
phải dời đi.
Sau nhiều
lần họ đến để “thương lượng” về mức bồi thường, tôi nói với họ vấn đề không phải
là mức bồi thường, vì trước sau như một, tôi không nhận một đồng nào từ tiền bồi
thường giải tỏa hết. Vì như thế chẳng khác nào bán chùa.
Lần gần
đây nhất, ngày 8 Tháng Bảy, ông chủ tịch Phường dẫn một phái đoàn trên 20 người
của nhà cầm quyền quận 2 và phường An Khánh đến gặp tôi, trao quyết định cưỡng
chế và sẽ bồi thường cho chùa 9 tỷ 7 (khoảng $450,000) và yêu cầu tôi ký tên.
Tôi
không đọc, không nhận và không ký tên, và nói rằng chúng tôi không chấp nhận việc
di dời, chúng tôi quyết giữ chùa, chúng tôi không bán chùa, nhà cầm quyền cứ việc
dùng vũ lực để giải tỏa. Chúng tôi không đi đâu hết.
Mặt
tiền chùa Liên Trì. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
NV: Văn bản “quyết
định cưỡng chế” có nói lý do là nhằm xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo
Hòa Thượng thì lý do này có hợp lý không?
TKT: Thật ra đó chỉ
là lý do bên ngoài, nhằm che mắt “thiên hạ” và đánh lừa những người vẫn còn tin
tưởng vào chính quyền thối nát này mà thôi. Vì nếu họ muốn xây dựng khu dân cư
mới Thủ Thiêm, thì chắc chắn các cơ sở thờ tự tín ngưỡng như chùa chiềng hay
nhà thờ lại càng phải giữ. Vì người dân cũng cần có tâm linh, tín ngưỡng.
Theo
tôi, lý do chính là họ muốn “nhổ cái gai” trong mắt họ. Bởi Chùa Liên Trì là
thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trước 1975, chứ không phải là
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, một tổ chức tôn giáo do chính quyền Cộng Sản này dựng
lên để điều khiển.
Bấy lâu
nay Chùa Liên Trì luôn giúp đỡ các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, là nơi cư
trú của các thành phần dân oan bị chính quyền cướp đất nên không còn nhà cửa và
chúng tôi luôn giúp các cô nhi bị bệnh ung thư.
Ngoài
ra Chùa Liên Trì còn là nơi tổ chức sinh hoạt của các tổ chức xã hội dân sự, những
tổ chức mà nhà nước này không công nhận.
Còn một
nguyên nhân chính nữa là theo quy hoạch thì vùng đất nơi ngôi chùa đang hiện diện
sẽ trở thành trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm, nên họ cố tình cưỡng chiếm
nhằm mục đích “phân lô bán nền.”
NV: Theo Hòa Thượng
thì hiện nay chính quyền đã làm những gì để chuẩn bị cho việc cưỡng chế chùa?
TKT: Mấy ngày qua, họ
liên tục đăng tin trên các trang báo trong nước, mẩu tin “thông báo về việc giải
tỏa Chùa Liên Trì.” Mục đích của họ là nhằm vận động người thân có tro cốt
trong Chùa đến để lấy dời đi nơi khác. Vì hiện nay ở Chùa còn khoảng hơn 400 hủ
tro cốt của các Phật tử gửi.
Ngoài
ra, liên tục trong 3 tuần gần đây, họ ngăn chặn cho xe tải cày nát đoạn đường từ
Lương Định Của đi vào chùa. Chỉ còn một con đường duy nhất là phía đại lộ Đông
Tây, vừa qua hầm Thủ Thiêm bên tay trái là còn có thể vào được chùa.
Tuy
nhiên họ đã cắm rất nhiều biển “khu vực cấm vào” và lập chốt chặn ngay trên đường
nhằm ngăn chặn bên ngoài vào tiếp ứng khi xảy ra cưỡng chế. Hiện nay, trước
Chùa họ đặt camera chĩa thẳng vào bên trong chùa và luôn có khoảng 10 nhân viên
an ninh canh chừng bên ngoài.
Họ còn
tính sẽ áp tải các tăng ni Phật tử trong chùa ra bên ngoài trước ngày 20 Tháng
Bảy nhằm dễ dàng cho việc cưỡng chế chùa. Bởi vậy sự tồn tại của ngôi chùa hơn
70 tuổi này chỉ còn tính từng ngày.
Thông
báo di dời chùa, đăng trên báo Tuổi Trẻ. (Hình: Nhật Bình/Người Việt)
NV: Nếu chính
quyền vẫn cương quyết cưỡng chế thì Hòa Thượng sẽ phản ứng ra sao?
TKT: Tôi luôn chủ
trương đấu tranh ôn hòa, bất bạo động. Bởi vậy trong chùa không chứa bất cứ vật
dụng gì có thể gây sát thương. Nếu họ cưỡng chế thì tôi chỉ biết tọa kháng cầu
nguyện mà thôi.
Bản
thân tôi đã nhiều lần vào tù chỉ vì lên tiếng cho những bất công ở xã hội này.
Và vì tâm nguyện phải giữ cho bằng được cơ sở cuối cùng của Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất, tôi vẫn chưa có ý định xin tị nạn chính trị để đi nước
ngoài.
Thế
nhưng bây giờ, đến ngôi chùa, là nơi thờ tự mà tôi giữ cũng không được nữa, tôi
không còn thiết tha sống trên mảnh đất Việt Nam, khi mà Cộng Sản vẫn còn cầm
quyền. Bởi vậy nếu mất chùa, có thể tôi sẽ xin tị nạn chính trị.
NV: Xin cảm ơn
Hòa Thượng.
*
Bài liên quan:
No comments:
Post a Comment