Lucy Nguyễn -
Thanh Niên Online
06:01
PM - 24/07/2016
.
Bức tranh 'Trừu tượng' của họa sĩ Tạ Tỵ chụp
năm 1951
Bà Tạ Thùy Châu, con gái cố họa sĩ Tạ Tỵ, yêu
cầu xóa tên bố bà ra khỏi bức tranh Trừu tượng đã được xác định do
họa sĩ Thành Chương vẽ.
- Cú lừa chấn động giới mỹ thuật Việt
- Họa sĩ Thành Chương bị dọa đánh
- Họa sĩ Thành Chương: Tôi sẵn sàng khởi kiện trong và ngoài nước
Trong
cuộc tiếp xúc trao đổi với Thanh Niên chiều 23.7, bà Tạ Thùy
Châu đã đưa ra hình bức tranh gốc Trừu tượng mà họa sĩ Tạ Tỵ
đã vẽ năm 1951 và khẳng định đây là bức Trừu tượng duy nhất mà
cha bà từng vẽ. Bức tranh với một phong cách hoàn toàn khác, được in trong một
tập tranh từng triển lãm của họa sĩ Tạ Tỵ tại Hà Nội.
Giải
thích về nguyện vọng trên, bà Châu nói: “Gia đình chúng tôi không muốn bức
tranh Trừu tượng mạo danh đó được đưa ra ngoài với tên Tạ Tỵ,
vì nó dễ khiến nhiều người bị lầm tưởng rằng ông Tạ Tỵ mạo tranh của Thành
Chương và ký tên mình trên đó".
Chữ ký
Tạ Tỵ thật trên các bức tranh mà bà Châu còn lưu giữ :
Đồng thời
bà Châu cũng khẳng định bức tranh Trừu tượng đã đưa ra triển
lãm không phải là tranh của bố mình bởi phong cách vẽ và chữ ký hoàn toàn khác.
“Anh
Chương đã có đủ chứng cứ rồi, đó thực sự là tranh của anh ấy vẽ. Tôi đã sống
trong tranh của bố tôi từ bé đến lớn nên khi nhìn nét vẽ có thể thấy được ngay.
Tôi còn giữ mấy cuốn triển lãm của bố tôi từ mấy chục năm trước nhưng không hề
có bức Trừu tượng giống như đã treo ở triển lãm, chỉ có một bức Trừu
tượng hoàn toàn khác do bố tôi vẽ năm 1951, khác hẳn bức kia, không hề
liên quan gì cả. Tôi cũng hỏi lại cả mấy ông anh bên Mỹ đẻ trước cả thời điểm bức
tranh đó nhưng tất cả đều nói không hề có khái niệm về bức Trừu tượng giống
như treo ở triển lãm vừa qua. Tôi nhìn tranh có thể nhận ra ngay không phải
tranh bố tôi, ngay từ nét ký. Bố tôi ký chữ rất thẳng thắn, nét rất nhỏ, rất
chi tiết tới từng dấu chấm đặt ở đâu, và ký rõ ràng năm vẽ vì tính của bố tôi rất
chi tiết. Điều này giống hoàn toàn như họa sĩ Lê Huy Tiếp đã nhận xét tại buổi
họp thẩm định”.
Chữ ký
Tạ Tỵ dỏm trên bức Trừu tượng mạo danh :
Bà Châu
cũng cho rằng việc ông Hubert, người lấy bức tranh Thành Chương vẽ gán cho Tạ Tỵ
vẽ năm 1952 là có nghiên cứu. “Tại sao họ chỉ lấy tên đó chứ không phải tên
khác? Vì họ có biết ông cụ nhà tôi có một bức tên là Trừu tượng.
Ông Jean-François Hubert kia chắc cũng chưa được tận mắt nhìn thấy bức tranhTrừu
tượng thật của Tạ Tỵ, chỉ nghe nói là có bức tranh tên như vậy, nên có
thể khi thấy bức tranh Trừu tượng mạo danh kia thì cho rằng
đúng là của bố tôi. Tuy nhiên ở đây ai bịp ai thì cũng chưa biết”, bà Châu nói.
Con gái
họa sĩ Tạ Tỵ cũng bày tỏ sự thông cảm với nhà sưu tập Vũ Xuân Chung vì đã bị
mua phải tranh giả và mạo danh. Tuy nhiên bà Châu cũng lấy làm tiếc về việc ông
Chung không đứng cùng với phía gia đình bà, họa sĩ Thành Chương cùng Bảo tàng Mỹ
thuật TP.HCM để đòi ông Hubert, người đã bán những bức tranh giả kia, trả lại
quyền lợi chính đáng cho mình.
Bà Châu
cung cấp tài liệu về tranh Trừu tượng gốc (1951) của họa sĩ Tạ
Tỵ và giới thiệu một số tác phẩm còn lại của cha mình :
Bà Châu
nói: “Trong trường hợp này, cách hành xử của ông Chung không hay vì lẽ ra nếu
ông ấy là người bị lừa, thì cần đứng về phía mình để đối lập lại với Hubert, để
đòi lại tiền từ Hubert. Vì nghe nói chỉ riêng bứcTrừu tượng ông
Chung mua từ ông Hubert lên tới 60.000 USD, trong khi ông ấy đã mua tới 17 bức,
quả là một tài sản khổng lồ không nghĩ tới luôn. Chính vì thái độ của ông Chung
khiến người ta nghi ngờ ông ấy, vì nếu đổi sang trường hợp tôi, bị mất một khối
tài sản như vậy, tôi sẽ phải phản ứng dữ dội hơn. Qua vụ lùm xùm thế này, nếu
ông Chung chỉ im lặng, tôi e ngại rằng tranh của ông ấy khó có thể đưa ra thị
trường được nữa. Còn nếu ông Chung làm rõ, kiện Hubert thì may ra ông ấy có thể
lấy lại được tiền, không tất cả thì cũng một phần nào”.
Bà Châu
một lần nữa khẳng định bức Trừu tượng đã trưng bày tại triển
lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu (từ ngày 10 - 21.7 tại Bảo
tàng Mỹ thuật TP.HCM) không phải của bố mình, họa sĩ Tạ Tỵ.
Bên cạnh
đó, bà Châu cũng nhấn mạnh: “Giấy chứng nhận mà ông Hubert bán cho ông Chung chỉ
có chữ ký xác nhận của ông Hubert, không phải xác nhận từ nhà Christie’s, và giấy
tờ mà Tổng lãnh sự quán Pháp chỉ là xác nhận đây là chữ ký của ông Hubert với nội
dung dịch nguyên sang tiếng Việt, không hề có giá trị chứng tỏ tranh thật”.
Hiện bà
Châu chỉ lưu giữ được 10 bức tranh còn lại của họa sĩ Tạ Tỵ :
Con gái
họa sĩ Tạ Tỵ cũng cho biết trước đây gia đình bà từng từ chối rất nhiều lời mời
đi dự tiệc xin thẩm định tranh của bố bà từ nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước
trước đó. Thậm chí từ chối cả việc đứng chụp hình cùng những bức tranh mà các
nhà sưu tập cho rằng đó là tranh của Tạ Tỵ để tránh bị lợi dụng cho người sở hữu
tranh giả.
Bà Tạ
Thùy Châu cũng bức xúc cho biết mấy ngày qua gia đình bà cũng đang nghiên cứu
luật để đòi lại công bằng cho cha mình. “Việc đưa tên bố tôi vào một bức tranh
không phải là của ông và mang ra quốc tế đã là xâm phạm quyền tác giả của bố
tôi rồi, vì bố tôi không giả mạo bức tranh đó. Chả lẽ ông Tạ Tỵ bị mang tiếng đạo
tranh của Thành Chương?”, bà Châu nói.
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI (11 nhận xét)
-------------------------------------
Lucy
Nguyễn - Thanh Niên
06:57
AM - 20/07/2016
.
Tấm ảnh chụp bức tranh 'Trừu tượng' của họa
sĩ Thành Chương...ẢNH: LUCY NGUYỄN
Họa sĩ Thành Chương bị nhà sưu tập dọa đánh. 15 bức tranh
giả và 2 bức tranh bị mạo danh, thuộc triển lãm Những bức tranh trở về
từ châu Âu, bị tạm giữ chờ điều tra là quyết định cuối cùng của
cuộc họp thẩm định tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vào ngày 19.7.
- Tạm giữ 17 bức tranh ở triển lãm 'Những bức tranh trở về từ châu Âu'
- Họa sĩ Thành Chương bị dọa đánh
- Họa sĩ Thành Chương tung phác thảo chứng minh bức 'Trừu tượng' của mình
Hôm
qua, sau một ngày họp kín căng thẳng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (gọi tắt là bảo
tàng), các thành viên trong hội đồng thẩm định đã ký vào biên bản xác nhận
trong 17 bức tranh đang trưng bày tại triển lãm Những bức tranh trở về từ châu
Âu của nhà sưu tập Vũ Xuân Chung có 15 bức tranh giả (không phải bản vẽ do tác
giả đứng tên thực hiện), 2 bức tranh bị mạo danh chữ ký tác giả (họa sĩ Tạ Tỵ
và họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc), đồng thời bảo tàng tạm giữ tất cả 17 bức tranh thuộc
bộ sưu tập trên để phục vụ công tác điều tra.
Nỗi
nhục của hội họa Việt
Ông Trịnh
Xuân Yên - Phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - cho biết bảo tàng đang đề
nghị các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xử lý và sớm có kết luận. Phía bảo
tàng cũng gửi lời xin lỗi đến công chúng vì đã chấp thuận để triển lãm diễn ra
tại bảo tàng khi các thông tin chưa đủ tính xác thực.
Họa sĩ
Lương Xuân Đoàn - Phó chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật VN - thừa nhận: “Giới họa
sĩ đều rất phẫn nộ trước những bức tranh trong triển lãm lần này, vì chúng được
vẽ rất sơ sài, thể hiện tay nghề còn rất non kém của tác giả. Bất kỳ ai nhìn
vào cũng biết là tranh giả. Đây là sự sỉ nhục cho nền hội họa VN”.
Việc tất
cả tranh thuộc triển lãm trên đều bị giả và mạo danh khiến hội đồng thẩm định rất
bức xúc. Tất cả đều xác định rằng đây là một vụ án kinh tế lớn, có tổ chức và
kéo dài từ nhiều năm trước. Ông Jean-François Hubert (vốn là một chuyên gia cao
cấp về nghệ thuật VN và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong) đã chứng
thực rất nhiều tranh giả mạo của VN cho nhà đấu giá Christie’s. Tuy nhiên, khi
các họa sĩ VN nhờ phía Christie’s xác nhận về ông Hubert thì nhà đấu giá này
cho hay đã chấm dứt công việc của ông Hubert từ năm 2013. Hội đồng thẩm định
cũng nêu ra ý kiến cần có hành động “ngăn chặn” việc chứng nhận giả mạo trên của
ông Hubert, để tránh tiếp diễn.
Họa sĩ
Thành Chương bức xúc: “Đây là một ví dụ rõ nét nhất về tình trạng tranh Việt bị
làm giả công khai nhiều năm ròng vì lợi ích kinh tế, vì lợi nhuận. Chính vì vậy,
nền mỹ thuật Việt nhiều năm qua bị tác động lớn, bị mất uy tín. Nhiều người biết
nhưng không làm gì được. Nhiều quan chức quản lý văn học mỹ thuật đều biết
nhưng không có bằng chứng. Trong cái rủi cũng có cái may, lần phát hiện ra
tranh giả này đã giúp chúng ta có bằng chứng cụ thể, để từ đây sẽ tìm ra được
nhiều chứng cứ khác”.
Nhà
điêu khắc Phan Gia Hương - Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN - cũng khẳng định qua sự
việc trên cần xây dựng củng cố ngay một hành lang pháp lý để bảo vệ mỹ thuật Việt
cùng các họa sĩ Việt khi vấp phải tình trạng phát hiện tranh giả. “Sắp tới, tôi
nghĩ nhà nước nên có một đội ngũ thẩm định tranh. Cái này nó ảnh hưởng tới giá
trị tranh, giá trị tác phẩm và giá trị tác giả, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống
tinh thần của họa sĩ. Cần thẩm định lại tất cả tranh của các họa sĩ lớn mà tôi
và bạn bè tôi cho rằng đã bị làm giả rất nhiều”, bà Gia Hương nói.
... và bức tranh được đề tên tác giả Tạ Tỵ
trong triển lãm
Họa
sĩ bị lăng mạ và bị dọa đánh
Mặc dù
không có mặt tại 2 buổi họp thẩm định tranh hôm 19.7 mà không đưa ra lý do, nhà
sưu tập Vũ Xuân Chung bất ngờ xuất hiện lúc giải lao và xông tới họa sĩ Thành
Chương để lăng mạ, định hành hung trước sự chứng kiến của nhiều người cũng như
phóng viên tờ The New York Times của Mỹ.
Họa sĩ
Thành Chương kể, ông Chung đã hung hăng chỉ tay vào mặt họa sĩ hét lên: “Đ.m thằng
chó kia, mày định làm gì? Mày nói lăng nhăng gì với báo chí? Mày có biết bức
tranh tao mua mấy chục ngàn đô không? Mày có ngon thì chứng minh đó là tranh của
mày đi”, và vung tay định đánh họa sĩ Chương, rất may đã có người kịp cản lại.
Để đảm
bảo an toàn cho vợ chồng họa sĩ, phóng viên Thanh Niên đã gọi
taxi và cùng phóng viên các báo hộ tống vợ chồng họa sĩ Thành Chương về khách sạn.
Nhà sưu tập Vũ Xuân Chung (phải) lớn tiếng với
họa sĩ Thành Chương (trái) ngay tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCMẢNH: HS THÀNH
CHƯƠNG CUNG CẤP
Chia sẻ
về sự cố này, họa sĩ Thành Chương nói: “Tôi cũng là nhà sưu tập, đôi khi cũng gặp
phải đồ giả, nên thoạt đầu tôi chỉ muốn chia sẻ với nhà sưu tập Vũ Xuân Chung
vì ông ấy phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua tranh. Tôi sợ ông ấy sẽ khuynh gia bại
sản nếu mua phải tranh giả. Nếu ông ấy là người thiện chí thì sẽ đến gặp tôi để
nói chuyện. Nhưng đằng này ông ấy lại tới chửi bới. Tôi có hơi bị sốc. Trong cả
cuộc đời tôi chưa gặp phải nhà sưu tập nào hung hăng như vậy. Lẽ ra ông Chung
phải hiểu, chứ tại sao lại hung hăng phẫn nộ với tôi?”.
Trả lời Thanh
Niên, nhà sưu tập Vũ Xuân Chung cho rằng: “Đến giờ tôi vẫn tin tranh của
tôi là thật, hoàn toàn tin vào ông Hubert. Tôi không ngờ người ta đem chuyện
tranh thật giả để đấu đá”.
*
NHẬN XÉT CỦA GIỚI HỌA SĨ :
“Không
cần nghiên cứu, tôi cũng thấy toàn bộ các bức tranh này đều giả hết” (Họa
sĩ Quách Phong, nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, nguyên Phó chủ tịch Hội Mỹ
thuật VN).
“Tôi dám đặt toàn bộ sinh mệnh nghề nghiệp vào việc khẳng định toàn bộ bức tranh ở đây đều không phải do các tác giả đó vẽ” (Họa sĩ Nguyễn Trung Tín, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TP.HCM).
“100% là tranh giả. Chỉ nhìn qua đã biết ngay” (Họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân).
“Tôi dám đặt toàn bộ sinh mệnh nghề nghiệp vào việc khẳng định toàn bộ bức tranh ở đây đều không phải do các tác giả đó vẽ” (Họa sĩ Nguyễn Trung Tín, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TP.HCM).
“100% là tranh giả. Chỉ nhìn qua đã biết ngay” (Họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân).
*
Tham
gia trong cuộc họp hội đồng thẩm định vào ngày 19.7 gồm nhiều họa sĩ có tên tuổi
và uy tín trong ngành như: họa sĩ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, họa sĩ
Quách Phong (nguyên Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, nguyên Phó chủ tịch Hội Mỹ
thuật VN); họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM), nhà điêu khắc Phan
Gia Hương (Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật VN), họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Phó chủ tịch
thường trực Hội Mỹ thuật VN), ông Vi Kiến Thành (Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp
ảnh và triển lãm - Bộ VH-TT-DL), ông Trịnh Xuân Yên (Phó giám đốc bảo tàng), họa
sĩ Hứa Thanh Bình (Phó giám đốc bảo tàng), họa sĩ Nguyễn Trung Tín (nguyên Phó
hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TP.HCM), nhà nghiên cứu hội họa - nhà báo Nguyễn Trọng Chức (Trưởng ban Lý luận - phê
bình Hội Mỹ thuật TP.HCM)...
Lucy
Nguyễn
BẠN
ĐỌC PHẢN HỒI (24 nhận xét)
No comments:
Post a Comment