Sunday, July 31, 2016

ĐUÔI GỖ CỦA VỤ HACKING SÂN BAY ĐANG LÒI RA (Thanh An)





Thanh An
Cập nhật: 30/07/2016

Liệu có gì liên quan giữa nghi vấn của tác giả Thanh An, với phiên họp bế mạc vào chiều ngày 30-7 tại Nhà Quốc hội, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV? - Ảnh: Tại lễ bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. (báo Nhân Dân)

Nhắc lại, phi trường Tân Sơn Nhất được cho là bị tấn công hệ thống lúc 14 giờ. Lúc 16 giờ, phi trường Nội Bài cũng được cho là bị tấn công. Phi trường Đà Nẵng cũng bị tấn công cùng giờ giấc như vậy. Đến 18 giờ, nguồn tin ‘riêng’ của báo chí tại Sài Gòn (tin không được duyệt đăng) là phi trường Phú Quốc cũng bị tấn công.

Tuần lễ trước đó, trên báo điện tử Giáo dục Việt Nam có loạt bài cho rằng đang có ‘thế lực’ ngay trong bộ máy của chính phủ/ nhà cầm quyền đang ‘tấn công’ ông Nguyễn Phú Trọng.
Liệu có gương mặt nào trong tấm ảnh ở bài viết này liên quan?

***
Lúc 10:52, ngày 30.07.2016, Báo NLĐO [http://bit.ly/2ayhShv] cho biết: “Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết từ 2 ngày trước khi xảy ra sự cố thông tin tại các sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài vào chiều ngày 29.07, hàng không Việt Nam đã nhận diện được dấu hiệu bị tấn công mạng, thể hiện ở một số hệ thống hoạt động chập chờn, không ổn định…
Do đó, hãng hàng không Vietnam Airlines đã lên ngay kế hoạch đề phòng, trước hết tự đóng cửa một số hệ thống phần mềm liên quan đến điều hành bay để không bị tấn công”.

Linh mục Lê Xuân Lộc, CSsR, thạc sĩ về bảo mật học tại New York, Hoa Kỳ đặt vấn đề: “Biết địch sẽ đánh trước hai ngày sao không gia cố nâng cấp hệ thống IDS (Intrusion Detection System) và IPS (Intrusion Prevention System) mà lại đi tự giết mình trước để địch khỏi giết! Thiệt là khó hiểu!”.

Trong khi đó lúc 14:00 cùng ngày, Nhóm hacker 1937cn.com được Sài Gòn Báo cho hay trên website của họ: “Nhóm này vừa đăng bài viết mang tên "Tuyên bố của hacker về sự cố sân bay Việt Nam". Theo đó, đại diện nhóm này cho biết, họ bị cáo buộc là thủ phạm. 1937 CN nhấn mạnh, việc "luôn đổ lỗi cho Trung Quốc về các cuộc tấn công tại các nước khác là vô lý và phản khoa học".

Với những thông tin này, chúng tôi nhận thấy:

1. Theo cách NLĐO mô tả “Vietnam Airlines đã lên ngay kế hoạch đề phòng, trước hết tự đóng cửa một số hệ thống phần mềm liên quan đến điều hành bay để không bị tấn công” là một cách làm rất nghiệp dư và không liên quan gì đến IT đúng nghĩa.

Với khả năng thực thu như thế, thì nhóm kỹ thuật của Vietnam Airlines không thể xem kết luận thấy “một số hệ thống hoạt động chập chờn, không ổn định” là thông báo sẽ có hacker tấn công hai ngày sau đó.

Cách đưa tin của NLĐO như thể mô tả một tên trộm lấm la lấm lét vài ngày trước khi “nhập nha” trộm cượp của một bằng nhóm đang diễn ra ở một khu lao động nghèo của thành Hồ chứ không phải hoạt động của hacker trên Internet.

Như vậy, nếu quả thật Vietnam Airlines biết trước hai ngày thì có người hay tổ chức đến thông báo, hoặc có một thông báo bằng công văn đóng dấu Mật hay Tuyệt Mật.

Cách NLĐO viết: “Sáng nay 30.07, một nguồn tin có trách nhiệm của Báo Người Lao Động cho biết”, giống hoàn toàn cách đưa tin của những phóng sự điều tra trước đây, nhất là vụ PMU 18, dẫn đến các nhà báo Nguyễn Việt Chiến (Thanh Niên), Nguyễn Văn Hải (Tuổi Trẻ) phải đi tù, mặt dù trước tòa án đã trưng ra bằng chứng là băng ghi âm nội dung cung cấp thông tin của một lãnh đạo công an.

2. Nếu đúng như báo chí lề đảng CSVN đưa tin chiều tối hôm qua với tấm hình, trên đó có logo và tên nhóm hacker 1937cn.com thì với phản ứng của chính nhóm đó trên website chính thức của họ cho thấy có một sự mờ ám.

Nếu nhóm 1937cn.com đã hack và treo logo của mình thì đó là hành động tự hào, tự nhận thành tích của nhóm này với cộng đồng hacker quốc tế, để tăng thêm giá trị đẳng cấp của họ, thì không có lý do nào khiến họ phải lên tiếng phủ nhận như Sài Gòn Báo đã cung cấp cả nguồn và văn bản tiếng Hoa trên fanpage này.

Như vậy rõ ràng có một nhóm hacker khác đã làm việc này và vu họa cho 1937cn.com.

Nhưng thực tế theo cách mô tá của Vietnam Airlines được NLĐO trích dẫn thì hoàn toàn không phải là hoạt động hacking, mà chỉ là hoạt động điều khiển máy móc và mạng liên kết rất đơn giản: “Nguồn tin cũng cho biết nhóm hacker vừa qua tấn công vào bề nổi, tức là hệ thống thông tin của cảng hàng không, biểu hiện là màn hình, phát thanh ở sân bay”.

Như vậy hoàn toàn không có cuộc tấn công của hacker nào đã diễn ra chiều 29.07 như các hang tin đã lên đồng cùng một nhịp.

Xin được nhắc lại, trước đây, với những phóng sự điều tra, thực chất là công an tung tin ra để các báo đồng loạt viết bài theo hướng có lợi cho chiến dịch đấu đá hay bắt bớ do chính công an hoặc công an được chỉ đạo phải làm theo một phe nhóm nào đó, nhằm khuynh đảo dư luận và gây áp lực cho tư pháp.

Cũng xin nhắc lại vài tháng trước đây cũng có một sự kiện tương tự như vậy nhằm bôi xấu cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở sân bay, nhưng chỉ vài trang thông tin lề trái đề cập.

Việc đồng loạt các báo làm tin sự kiện nhiễu thông tin hôm 29.07 là một kịch bản có chủ đích và có đạo diễn rõ ràng thuộc về nhà nước Việt Nam. Ai đích thực là tác giả và đạo diễn của trò này, xin hãy đợi thêm một thời gian nữa sẽ có câu trả lời.

Nguồn: Sài Gòn Báo





No comments: