28
APR 2016
Trump,
những người theo khuynh hướng chuyên chế, và sự sợ hãi
Dựa
trên dữ liệu của chúng tôi, nhà khoa học dữ liệu Adam Petrihos của công ty
Morning Consult xác nhận rằng “trong nhóm người theo Đảng Cộng Hòa, tỷ lệ ủng hộ
Trump rất lớn trong số những người có khuynh hướng chuyên chế cao hoặc rất
cao”. Trump hiện nay đang nhận được ủng hộ từ 42% số người theo Đảng Cộng Hòa
trên cả nước, nhưng khảo sát của chúng tôi cho thấy Trump nhận được ủng hộ từ
52% số người có khuynh hướng chuyên chế cao.
Tỷ lệ người ủng hộ
Donald Trump theo khuynh hướng chuyên chế.
Khuynh
hướng chuyên chế là yếu tố có thể dùng để tiên đoán chính xác nhất mức độ ủng hộ
dành cho Trump, yếu tố tiên đoán chính xác thứ nhì là trình độ học vấn: những
người ủng hộ Trump thường có trình độ trung học. Hetherington ghi nhận sau khi
kiểm tra các kết quả thăm dò của chúng tôi là mối liên hệ giữa khuynh hướng
chuyên chế và sự ủng hộ Trump rất mạnh, ngay cả khi đã tách lọc ảnh hưởng của
các biến số khác như trình độ học vấn và giới tính.
Sự
ủng hộ dành cho Trump là thấp nhất ở nhóm những người theo Đảng Cộng Hòa có
khuynh hướng chuyên chế thấp: chỉ 38% số người như thế ủng hộ Trump.
Nhưng
thế cũng đã cao lắm rồi. Vậy tại sao lại có sự ủng hộ Trump trong nhóm người
không có khuynh hướng chuyên chế?
Tôi
ngờ rằng câu trả lời nằm đâu đó một phần giữa nghiên cứu của Hetherington và một
phần giữa nghiên cứu của Suhay về ảnh hưởng của nỗi sợ hãi lên các cử tri không
có khuynh hướng chuyên chế, thế nên tôi gọi cho họ để thảo luận về các dữ liệu
tìm được. Hetherington làm vài tính toán về số lượng các mối đe dọa thể xác và
nhận ra hai điều.
Thứ
nhất là những người có khuynh hướng chuyên chế thường chỉ sợ một số mối đe dọa
thể xác nhất định.
Bảng khảo sát nỗi những
tác động ngoại lực mà những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng có mức độ
đe dọa cao.
Khảo
sát của chúng tôi cho thấy những người có khuynh hướng chuyên chế thường sợ những
mối đe dọa từ nước ngoài như ISIS, Nga và Iran. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng
đây là những mối đe dọa mà người ta có thể gắn cho những cái mặt người; một tên
khủng bố đáng sợ hay một giáo sỹ Iran. Những người không có khuynh hướng chuyên
chế thường không sợ những mối đe dọa này nhiều bằng nhóm đối nghịch với họ. Ví
dụ, 73% trong số những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế cao
tin rằng những nhóm khủng bố như ISIS là “những rủi ro rất lớn” đối với họ,
nhưng chỉ 45% trong số những người được đánh giá là có khuynh hướng chuyên chế
thấp có niềm tin tương tự. Ngược lại, những mối đe dọa thường nhật như tai nạn
xe cộ lại không đáng sợ lắm với những người có khuynh hướng chuyên chế.
Nhưng
Hetherington nhận ra một điều khác nữa: Một nhóm nhỏ trong những người không có
khuynh hướng chuyên chế tỏ ra rất sợ hãi những mối đe dọa như Iran hay ISIS. Và
mức độ sợ hãi mà họ thể hiện càng lớn thì khả năng họ ủng hộ Trump càng cao.
Điều
này có vẻ xác nhận lý thuyết của Hetherington và Suhay: khi những người không
có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy thật sự kinh sợ trước những mối đe dọa thể
xác như khủng bố thì về cơ bản họ sẽ vì sự sợ hãi đó mà hành xử như những người
có khuynh hướng chuyên chế.
Điều
này quan trọng vì trong nhiều năm qua, các chính trị gia Đảng Cộng Hòa và giới
truyền thông ngả theo Cộng Hòa như kênh tin tức Fox News đã luôn không ngừng
nói với dân chúng rằng thế giới chúng ta đang sống thật là đáng sợ, và rằng tổng
thống Obama không làm đủ nhiều để bảo vệ sự an toàn cho người Mỹ.
Có
rất nhiều những động cơ chính trị và truyền thông cho những tuyên bố giống như
thế. Nhưng mấu chốt ở đây là nhờ những tuyên bố giống như thế mà cử tri của Đảng
Cộng Hòa đã luôn được tiếp xúc với những thông điệp cảnh báo hiểm
nguy. Theo đó thì cảm giác sợ hãi những mối đe dọa thể xác tăng lên, nỗi sợ
hãi này có vẻ là đã khiến một số cử tri không có khuynh hướng chuyên chế quay
ra bỏ phiếu như những cử tri có khuynh hướng chuyên chế – ủng hộ Trump.
Oái
ăm là trong cuộc bầu cử sơ bộ đang diễn ra, giới Cộng Hòa chính thống đã tìm
cách cản Trump bằng cách đưa ra những thông điệp giống Trump, bên cạnh những việc
khác. Nhưng khi những ứng cử viên chính thống của Đảng Cộng Hòa như Marco Robio
cố gắng hùng biện như Trump về ISIS hay về người Hồi giáo tại Mỹ thì họ lại
càng làm nỗi sợ hãi của cử tri thêm sâu sắc và khiến những cử tri này càng muốn
theo Trump hơn.
(Còn
tiếp)
*
*
30
APR 2016
Phải
chăng là cấu trúc xã hội đang thay đổi của Mỹ đang “kích hoạt” khuynh hướng
chuyên chế?
Các
nghiên cứu về khuynh hướng chuyên chế còn cho thấy rằng không chỉ các mối đe dọa
thể xác là nguyên nhân của khuynh hướng này. Còn tồn tại một mối đe dọa khác nữa
– to lớn hơn, chậm chạp hơn, khó nhận ra hơn nhưng sức mạnh tiềm tàng rất lớn –
đang đẩy những người có khuynh hướng chuyên chế đến những động thái quá khích:
mối đe dọa về biến đổi xã hội.
Mối
đe dọa này có thể hiện hữu thông qua việc các chuẩn mực xã hội đang thay đổi,
ví dụ như sự xói mòn của các hình mẫu giới tính truyền thống, hay sự thay đổi
chuẩn mực trong việc đánh giá định hướng tính dục. Nó còn có thể hiện hữu thông
qua sự đa dạng chủng tộc đang tăng cao, cho dù là thể hiện qua các thay đổi
nhân khẩu học do yếu tố nhập cư hay đơn thuần qua việc ngày càng có nhiều các
diễn viên người da màu trên truyền hình. Hoặc, nó có thể hiện hữu qua bất kỳ những
thay đổi kinh tế và chính trị nào có khả năng phá vỡ các tôn ti xã hội sẵn có.
Điểm
chung của tất cả các loại thay đổi nói trên là chúng đều được những người có
khuynh hướng chuyên chế xem là những mối đe dọa có khả năng làm mất đi tình trạng
hiện có như họ thấy – mọi thứ đều quen thuộc, trật tự và an toàn – và thay vào
đó một thứ gì đấy có cảm giác đáng sợ vì nó khác biệt và gây mất cân bằng. Đôi
khi những người có khuynh hướng chuyên chế lo sợ là thứ có cảm giác đáng sợ ấy
sẽ làm mất đi vị trí xã hội của họ. Các nghiên cứu cho thấy là để đối mặt với
những mối đe dọa như thế, những người có khuynh hướng chuyên chế sẽ tìm những
hình mẫu lãnh đạo mạnh mẽ – những người sẵn sàng hứa là họ sẽ giúp ngăn cản những
thay đổi đáng sợ kia, nếu cần thiết thì bằng cả bạo lực, để bảo vệ tình trạng
hiện có.
Đây
là lý do tại sao chúng tôi muốn thông qua các khảo sát của mình nghiên cứu so
sánh mức độ sợ hãi các biến đổi xã hội giữa những người có khuynh hướng chuyên
chế và những người không có khuynh hướng chuyên chế. Chúng tôi cũng muốn tìm hiểu
xem sự sợ hãi biến đổi xã hội này có dẫn đến việc những người có khuynh hướng
chuyên chế cầu mong những phản ứng mạnh bạo hay không.
Sự ủng hộ hôn nhân đồng
tính của các nhóm người dựa trên mức độ chuyên chế của họ.
Các
kết quả có vẻ là xác nhận những điều này: Những người có khuynh hướng chuyên
chế đánh giá gần như toàn bộ các biến đổi xã hội (cho dù là thật hay là giả tưởng)
là “tệ” hoặc “rất tệ” cho đất nước.
Ví
dụ, có vẻ là có đến những 44% số người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng hôn
nhân đồng giới là có hại cho đất nước. 28% trong số này xem hôn nhân đồng giới
là “rất tệ” cho nước Mỹ, trong khi 16% còn lại nói hôn nhân đồng giới thì “tệ”.
Chỉ có 35% trong số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng hôn nhân đồng
giới là “tốt” hoặc “rất tốt” cho đất nước.
Rất
đáng chú ý là phản ứng của những người không có khuynh hướng chuyên chế đi theo
hướng ngược lại. Những người không có khuynh hướng chuyên chế thường đánh giá
hôn nhân đồng giới là “tốt” hoặc “rất tốt” cho đất nước.
Có
một hố sâu ngăn cách giữa hai nhóm chuyên chế và không chuyên chế trong thái độ
của họ với một vấn đề có vẻ là mang tính cá nhân và không hề có tính đe dọa như
hôn nhân đồng giới. Điều này rất quan trọng cho việc nhìn nhận cách mà khuynh
hướng chuyên chế có thể bị kích hoạt bởi cả những biến đổi xã hội nhỏ như việc
mở rộng quyền hôn nhân.
Chúng
tôi cũng khảo sát thái độ của những người được thăm dò với việc người Hồi giáo
xây thêm nhiều giáo đường ở Mỹ. Hướng đặt câu hỏi này là nhằm xác định mức độ
thoải mái của người được thăm dò trong việc chung sống với người Hồi giáo – một
yếu tố đặc biệt gây tranh cãi trong cuộc bầu cử sơ bộ lần này.
Phản ứng về việc ngày
càng nhiều đền thờ Hồi Giáo xuất hiện tại Hoa Kỳ của các nhóm người dựa trên mức
độ chuyên chế của họ.
Một
tỷ lệ ngất ngưởng 56.5% số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng việc
người Hồi giáo xây thêm nhiều giáo đường là “tệ” hoặc “rất tệ” cho đất nước. Chỉ
14% số những người có khuynh hướng chuyên chế cho rằng việc xây thêm giáo đường
này là “tốt” hoặc “rất tốt”.
Các
nghiên cứu về khuynh hướng chuyên chế có vẻ cho thấy rằng thái độ như thế này với
người Hồi giáo không đơn thuần chỉ là do sự sợ hãi đạo Hồi (Islamophobia) mà
còn phản ánh một hiện tượng rộng hơn. Đó là việc những người có khuynh hướng
chuyên chế cảm thấy bị đe dọa bởi những người mà họ cho là ‘người ngoài’
(outsider). Những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy bị đe dọa bởi khả
năng là tình trạng hiện có của họ có thể bị thay đổi bởi những ‘người ngoài’
đó.
Điều
này giải thích tại sao những người có khuynh hướng chuyên chế rất thường hay phản
đối không chỉ một nhóm người ngoài nhất định hay một biến đổi xã hội nhất định
nào, mà họ còn rất thường hay phản đối toàn bộ những nhóm người ngoài và chống
lại hết thảy tất cả các biến đổi xã hội. Điểm chung của các nhóm người ngoài và
các biến đổi xã hội này có vẻ là ở chỗ tất cả đều có vẻ đe dọa tình trạng trật
tự hiện có. Theo đó, những người có khuynh hướng chuyên chế cảm thấy là bản
thân họ đang bị đe dọa.
Nước
Mỹ đang đi đến một thời điểm mà tình trạng trật tự hiện có đang bị thay đổi một
cách mau chóng; rất nhiều biến đổi xã hội đang diễn ra đồng thời. Và những biến
đổi xã hội này đều tác động đặc biệt đến nhóm những người lao động da trắng.
Nhiều người đã đồng ý kiến cho rằng
nguyên nhân của sự trỗi dậy của Đảng Trà (Tea Party) cực hữu và bây giờ là của
Trump đến từ sự tức giận của tầng lớp lao động da trắng người Mỹ.
Họ
thật sự là tức giận, nhưng những dữ liệu mới này còn cho thấy là họ đang hứng
chịu một số sức ép nhân khẩu học và kinh tế nhất định. Theo nghiên cứu này của
chúng tôi, các sức ép này có khả năng rất cao trong việc kích hoạt xu hướng
chuyên chế. Vì thế, việc giải thích hiện tượng này theo một cách phức tạp thay
vì theo một cách tối giản dựa trên “sự tức giận” giúp chúng ta hiểu rõ hơn việc
ngả theo các xu hướng chính trị quá khích của nhóm người này.
Các
cộng đồng người lao động da trắng đã phải chịu những căng thẳng kinh tế lớn từ
cuộc khủng hoảng tầm thế giới. Người da trắng đang ngày càng cảm thấy họ đánh mất
những đặc quyền mà trước đây họ dễ dàng có được. Nhóm dân da trắng đang được dự
đoán là sẽ trở thành nhóm dân thiểu số trong vài thập niên nữa, do nhập cư và
các yếu tố khác. Tổng thống hiện nay là một người da đen, và đang ngày càng có
nhiều khuôn mặt da màu trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các nhóm
người da màu đang ngày càng có những đòi hỏi chính trị lớn hơn và thường những
đòi hỏi chính trị này cũng đồng thời liên quan đến các vấn đề như chính sách an
ninh trật tự, vốn là một trong những mối quan tâm của nhóm người có khuynh hướng
chuyên chế.
Một
số trong các yếu tố nói trên có thể được xem là thật sự đáng sợ hơn hay không
đáng sợ hơn các yếu tố còn lại. Việc đất nước đang mất dần lượng công việc cho
tầng lớp lao động người da trắng là một vấn đề có thật và quan trọng, bất luận
cảm giác cá nhân của một người về việc biến mất dần các đặc quyền da trắng
(white privelege) có là thế nào đi nữa. Nhưng mấu chốt không nằm ở đó.
Mấu
chốt ở đây chính là: hiện tượng chính trị đang ngày càng quan trọng mà chúng ta
gọi là phong trào dân túy cánh hữu (right-wing populism) hay phong trào dân túy
tầng lớp lao động da trắng (white working group populism) có vẻ khớp theo một
cách chính xác kinh ngạc với các nghiên cứu về nguyên nhân và thực trạng của
khuynh hướng chuyên chế tại Mỹ.
Việc
nhìn nhận như thế không có nghĩa là xem thường các mối quan tâm của tầng lớp
lao động da trắng khi đặt nó trong bối cảnh khuynh hướng chuyên chế. Nhìn nhận
như thế là để hiểu rõ hơn tại sao hiện tượng chính trị này đang diễn ra – và tại
sao nó đang có những ảnh hưởng sâu sắc tột bực lên nền chính trị Hoa Kỳ.
(Còn
tiếp)
No comments:
Post a Comment