Lê Mạnh Hùng
July
6, 2016
Gần
hai tuần sau khi dân Anh bỏ phiếu shock rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, người ta
chờ đợi rằng các nhà chính trị sẽ cho dân chúng một cái nhìn hay ít nhất một
phác thảo về tương lai của nước Anh bên ngoài khối Cộng Ðồng Châu Âu.
Nhưng
ngược lại, người ta thấy cả đảng cầm quyền lẫn đảng đối lập rơi vào tình trạng
rối loạn. Giống như trong một bị kịch của Shakespeare ta có trả thù, âm mưu và
ám sát chính trị hầu như mỗi ngày một chuyện.
Năm
ngoái Thủ Tướng Anh David Cameron nói với các vị cầm đầu chính phủ các nước
Châu Âu rằng ông hy vọng lich sử sẽ nhớ tới ông qua ba việc, ngăn chặn Scotland
tách ra khỏi Vương Quốc Thống Nhất, hàn gắn lại nền tài chánh công của nước Anh
và giữ nước Anh ở lại Liên Hiệp Châu Âu.
Thế
nhưng với cuộc đầu phiếu ngày 23 tháng 6 cái ước vọng đó của ông Cameron đã tan
rã. Với Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu việc Scotland ra khỏi Vương Quốc Thống
Nhất đã được đặt ra trở lại và chương trình mà ông cùng ông George Osborne, bộ
trưởng Tài Chánh của ông đặt hy vọng là sẽ làm ngân sách cân bằng vào năm 2020
đã bị hủy bỏ.
Tầm
mức khổng lồ của thất bại này đã được thấy rõ trong hai ngày hội nghị thượng đỉnh
tại Brussels vào tuần này khi mà ông Cameron phải nín lặng ngồi nghe một bài học
về cai trị từ ông Alexis Tspras, thủ tướng Hy lạp. Và ngày hôm sau ông Cameron
được mời ra về để 27 vị lãnh đạo các nước Châu Âu còn lại họp để bàn về đối
sách đối với việc Anh rút ra.
Ðối
với nhiều người, quyết định của ông Cameron tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về
Liên Hiệp Châu Âu là một tiếng bạc thách thức quá mức. Ông Herman Van Rompuy, một
cựu chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu trong cuộc nói chuyện với tạp chí Le Vif nhận
xét “Ðề nghị tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý – và tôi chọn chữ rất cẩn thận –
là quyết định về chính trị tồi tệ nhất từ nhiều thập niên nay. Nó có thể so
sánh được với quyết định năm 2008 để cho ngân hàng Lehman Brothers phá sản.”
Còn
đối với ông Ken Clarke, cựu bộ trưởng Tài Chánh Anh thì lịch sử sẽ nhớ về sáu
năm cầm quyền của ông Cameron có một chuyện: “Thật đáng buồn, ông sẽ chỉ bị coi
như là vị thủ tướng đã đưa chúng ta ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.”
Nhưng
với ông Cameron rút lui ra khỏi sân khấu chính trị, những đồng liêu của ông đã
họp nhau lại viết và diễn ra một một vở bi hài kich chính trị không kém gì các
bi kịch của Shakespeare.
Boris
Johnson người lãnh đạo phong trào Brexit với tham vọng lên thay thế ông Cameron
ở chức vụ thủ tướng, vào phút chót tuyên bố rút ra khỏi cuộc chạy đua vào chức
vụ lãnh đạo này sau khi bị đâm sau lưng bởi người bạn học và đồng chí từ thời Oxford,
Michael Gove.
Ông
Gove cũng là người trước đó nhận sẽ làm “campaign manager” cho ông Johnson.
Mark Fields, một ủng hộ viên của ông Johnson nói về cái vụ đâm sau lưng này như
sau: “Thật không phải là một cái gì đáng tự hào. Nó cho thấy không phải chỉ có
đảng Lao Ðộng mới hoàn toàn rối rắm.”
Jeremy
Corbin, lãnh tụ đảng Lao Ðộng đối lập điểm xuyết thêm vào tấn tuồng siêu thực
này bằng cách nhất định không chịu từ chức trước sự chống đối của hầu hết các
dân biểu của đảng tại Quốc Hội – 75% dân biểu Lao Ðộng bỏ phiếu không tín nhiệm
ông. Và nay thì đến lượt lãnh tụ Nigel Farage của đảng UKIP (đảng Ðộc Lập Anh
Quốc) tuyên bố rút ra khỏi chính trường để “có nhiều thời giờ hơn sống với gia
đình.” Tất cả những chuyện này khiến người ta có cảm tưởng rằng chế độ chính trị
tại Anh vốn vẫn được ca ngợi là ổn định nhất trên thế giới đang từ từ rơi vào
tình trạng hỗn loạn.
Thủ
Tướng Hy Lạp Tspras ngạc nhiên rằng ông Cameron có vẻ không có một kế hoạch gì
trong trường hợp dân chúng bỏ phiếu cho Brexit. Thế nhưng thật sự điều đó cũng
chẳng có gì lạ. Cả hai ông Johnson và Gove của lãnh đạo phong trào Brexit đều
không có một kế hoạch nào cả. Thành ra ông Ngoại Trưởng Ðức Frank-Walter
Steinmeier nói với tuần báo Der Spiegel môt cách bất mãn: “Nước Anh hiện nay
không có chương trình, không có chính phủ và không có đối lập.”
Còn
ông Mark Ruhe, thủ tướng Hòa Lan thì nói: “Nước Anh đã sụp đổ về tiền tệ, chính
trị và kinh tế.” Ông Ruhe may là không nói đến đội bóng tròn của Anh bị Iceland
loại ra khỏi giải Euro 2016.
Cuộc
đầu phiếu này đã tạo ra một sự náo loạn sâu đậm bên trong đảng Bảo Thủ cầm quyền.
Một số đã tiên đoán đảng này có thể sẽ bị vỡ ra làm hai như đã tan rã một lần
vào thế kỷ thứ 19 chung quanh vấn đề bảo hộ mậu dịch nông phẩm. Thế nhưng có những
dấu hiệu rằng đảng cầm quyền có thể hàn gắn được phần nào sự chia rẽ này.
Triển
vọng của đảng đối lập Lao Ðộng bi quan hơn. Nếu ông Jeremy Corbin nhất định tiếp
tục ngồi lỳ một chỗ không chịu từ chức, cuộc chiến giữa những dân biểu Lao Ðộng
dòng chính và những người cánh tả hoạt động trong đảng sẽ đưa đảng vào một tình
trạng có thể làm cho đảng tan rã. Ngay cả Thủ Tướng Cameron cũng phải nói: “Có
thể là nằm trong quyền lợi của đảng tôi nếu anh cứ ngồi ì tại đó, nhưng nó
không nằm trong quyền lợi của quốc gia. Thôi ông bạn hãy đi đi!”
Tấn
bi hài kịch Brexit không biết sẽ còn kéo dài đến bao lâu nữa.
No comments:
Post a Comment