Saturday, January 29, 2011

CÁCH MẠNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐẾN SAUDI ARABIA (NPR)


neofob, X-Cafe chuyển ngữ
Fri, 01/28/2011 - 13:38

Hiện đang có một cuộc cách mạng truyền thông ở Saudi Arabia.
Mười triệu người Saudi lên mạng, 3 triệu dùng Facebook, và số tin nhận Twitter tăng 400 phần trăm.
Mới đây, nhiều dòng tweet và bài đăng tập trung vào cuộc nổi dậy ở Tunisia. Thực tế là những nhà hoạt động truyền thông xã hội Saudi phát tán video và cập nhật tin tức vào cao trào của những cuộc xuống đường -- và sự quan tâm vẫn mạnh kể từ dạo ấy. Và giờ đây những blogger Saudi viết thêm về bất ổn ở Cairo vào những chủ đề đang được chú ý.

Rồi sao?

Liệu chính quyền Saudi có sẽ tăng cường kiểm soát sự tự do ngôn luận không kiểm soát này sau khi phong trào truyền thông xã hội ở Tunisia góp phần lật đổ chính quyền?
"Đó là một câu hỏi hay," Hatoon Al Fassi cho hay, một người hoạt động chính trị và là giáo sư sử học ở Đại học King Saudi. "Về chính trị mà nói, mọi người đang hết sức cảnh giác và họ không hài lòng với bất cứ điều gì đang được bàn tán trên truyền thông," bà cho hay.
Fassi nói rằng bà cảm thấy rùng mình lần đầu tiên khi bà giao bài viết hàng tuần cho tờ báo Al-Riyadh. Những bình luận của Fassi về phản ứng của chính phủ Arab đối với những sự kiện ở Tunisia thoạt tiên bị bác bỏ.
Bà nói rằng bà cho biên tập viên hay "Mọi thứ tôi viết thật ra là từ tin tức; Tôi chẳng đưa ra điều gì mới." Thế nhưng, bà cho biết là biên tập viên chỉ ra rằng bà đã sắp xếp các tin tức lại và trưng ra những cải tổ ở những quốc gia vùng Vịnh láng giềng.

Quy định mới có hiệu lực

Trong khi Saudi Arab vẫn kiểm soát truyền thông nội địa, thật khó mà ngăn chặn tin tức quốc tế với những kênh vệ tinh Ả Rập và cập nhật thường xuyên trên blog và tin nhận Twitter.
Thế nhưng lần đầu tiên, chính quyền Saudi đưa ra những quy định cho truyền thông điện tử bao gồm cả những blogger. Tất cả người sử dụng được khuyến khích đăng ký với chính quyền và quy định mới, có hiệu lực từ mùng 1 tháng Giêng, nghiêm cấm chỉ trích đạo Hồi hoặc bất cứ điều gì xâm hại đến trật tự công cộng.

Những quy định mới đã làm nổ ra một làn sóng chỉ trích trên mạng.
"Tôi cho rằng đây là một trò bẩn để kiểm duyệt tự do ngôn luận," Mohammed Qatani phát biểu. Ông là giám đốc của Saudi Civil and Political Rights Association (SCPA), một tổ chức nhân quyền không chính thức. SCPA công bố những đòi hỏi khiêu khích với chính quyền kể cả việc kêu gọi từ chức của bộ trưởng bộ nội vụ. Hiệp hội đăng ký trang mạng ngoài vương quốc [Ả Rập Saudi].
"Họ quả thật có kiểm duyệt website của chúng tôi," Qatani cho hay. "Nó bị chặn trên 15 lần trong năm vừa rồi...Cứ mỗi hai tuần, họ chặn một lần. Thế nhưng chúng tôi có cách làm thế nào [để qua mặt họ]."

Thế nhưng chính quyền Saudi đã quấy rối và bắt giam những người chỉ trích như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho hay. Trong một bản báo cáo công bố tuần này, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cảnh báo rằng những quy định mới có lẽ sẽ dập tắt những liên lạc điện tử sau khi những người dùng mạng ở Saudi Arab đã tạo ra một không gian cho những trao đổi quan điểm sống động trên mạng.
Tuy vậy, Hoàng tử Turki al Faisal, cựu giám đốc cơ quan tình báo và là nhà ngoại giao, nhấn mạnh rằng là sẽ không có ngăn chặn [internet].
"Nếu bạn muốn đến một trang web nào đó, ai có thể ngăn bạn được? Bạn có thể nối điện thoại của bạn đến một nhà cung cấp dịch vụ ở Ukraine hay Timbuktu," ông nói. "Đó không phải là ngăn chặn Internet mà chỉ đơn giản là quản lý chúng."

Một Nguồn tin Thay thế

Không gian blog của Saudi đã trở thành một thay thế cho nguồn tin và quan điểm ở vương quốc. Kể cả các quan chức chính phủ xem các trang blog như là nguồn tin.
Vào năm 2009, những bốt trên YouTube về một trận lụt làm 70 người chết báo động các quan chức chính phủ mức độ của vụ khủng hoảng.
Robert Lacey đã sống ở Saudi Arabia trong nhiều thập niên và viết một quyển sách bán chạy về gia đình hoàng gia.
"Những người Saudi trẻ tuổi mà tôi hỏi chuyện về kế hoạch bắt blogger đăng ký này họ chỉ cười," ông cho hay. "Có đủ kiểu kỹ thuật mà tôi vẫn chưa hiểu -- blog dưới tên giả."
Lacey nói rằng Internet đưa ra một thách đố cho xã hội bảo thủ và hầu hết sùng đạo này.
"Đó là một trong những câu hỏi lớn trước mắt cho Saudi Arabia," ông nói. "Chính quyền độc đoán sẽ tồn tại với tự do và hỗn loạn mà Internet mang lại như thế nào."
.
.
.

No comments: