Tản mạn 5:
Về trả lời của Ðại sứ Hoa Kỳ – Michael Michalak với Radio VOA–(Hi vọng lịch sử đừng lặp lại)!
03:16:am 04/06/10
http://www.danchimviet.com/archives/9970
Bài viết của Nguyễn Quang Lập đi trên Blog Quê Choa hôm 4.5.2010 – gợi cho tôi nhớ về quá khứ – 40 năm trước (1970 -1972). Ðột nhiên hình ảnh cuả thời gian đã mờ dần trong tiềm thức – lại lần lượt hiện ra rõ nét như cuốn phim quay chậm:
…
- Mỹ cử đoàn Thể thao bóng Bàn sang thi đấu giao hữu với đội tuyển bóng Bàn Trung quốc. Báo chí thời đó gọi là ’’nền ngoại giao Bóng Bàn’’. Chính phủ Mỹ của TT Nich xơn – núp sau những vận động viên tươi trẻ, những bộ giò khoẻ, thân hình cường tráng quần xà lỏn và những chiếc Mini Giúyp (thể thao) cùng cây vợt để…’’ đi đêm’’ với Trung Quốc, chuẩn bị phân chia quyền lợi ở vùng Ðông Nam Á, trong đó nổi cộm vấn đề Việt Nam…
- TT Nich xơn cùng H. Kit sinh giơ (Henry Kissinger) ‚’’lén lút’’ đến thăm Mao Trạch Ðông, trở về có động thái mới trên chiến trường Việt Nam:
- Thả thủy lôi ở các cửa biển – nơi miền Bắc giao lưu với nước ngoài – nhằm ngăn chặn nguồn tiếp tế của khối XHCN cho cuộc chiến’’Chống Mỹ cứu Nước’’.
- Tái khởi động cuộc leo thang chiến tranh băng không quân – tạm ngừng từ mấy năm trước – với nhiều loại vũ khí đã được cải tiến, như: Bom từ trường, bom ’’thông minh’’ (tự tìm mục tiêu), đưa các máy bay cường kích, tiềm kích mới ra lò, đánh phá miền Bắc, điểm đỉnh là cuộc tập kích bằng lực lượng không quân chiến lược B.52 đánh phá thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm từ 18.12.1972 – 30.12.1072
- ’’Ðịnh’’ đánh bom các đoạn đê sông Hồng nước đang đầy ắp để ’’tiêu diệt’’ cả dân lành Bắc Việt hòng gây sức ép. Cho máy bay ném bom ’’đánh dứ’’ trên đê sông Ðáy và vài nơi khác để thăm dò phản ứng của đối thủ… Nhưng ngay lập tức âm mưu này bị báo chí thế giới thời đó ’’la ó – lên án’’, ’’Toà án quốc tế’’ do nhân sĩ Béc- tơ- răng Rút- xen thành lập – dọa sẽ đưa chính quyền Nich xơn ra truy tố về tội diệt chủng – giết hại dân lành hàng loạt … Dưới sức ép của dư luận tiến bộ trên thế giới, rất may sự việc đã không xẩy ra!
Sau vụ Oa tơ ghết (Watergate), Nich- xơn (Richard Nixon) từ chức, Giê rôn pho (Gerald Ford) lên , Hoa Kỳ thay đổi chíến lược: Tuyên bố sẽ rút hết quân (hơn nửa triệu) khỏi VN, ’’để cho người VN tự giải quyết với nhau’’, phủi tay, bỏ rơi người bạn đồng minh gắn bó mấy chục năm. (Tất nhiên, vì vậy chính quyền của ông Nguyễn Văn Thiệu phải sụp đổ). Vì quá tin ’’bợm’’ nên ’’mất bò’’, tin ’’Bạn’’ nên ’’mất vợ…’’ – ’’cha con’’ đành bồng bế nhau ra đi, làm mồi cho cá, hải tặc, bão tố – lưu lạc xứ người…Ðó là tấn thảm kịch, là lịch sử đau thương của cả dân tộc Việt.
.
Nước Việt – nằm án ngữ trên đầu cầu phía Mam – nơi bắt đầu con đường mà nhũng ’’Bành trướng gia’’ có kế hoạch dài hạn – NAM TIẾN. Tiếc thay: Chú SAM ’’sốc’’ với quyền lợi trước mắt , mệt mỏi với cuộc chiến dai dẳng ở Việt
Cùng lúc đó:
.
Và bây giờ – 40 năm sau – qua một vài động thái…cách thức nói năng, trả lời phỏng vấn Radio VOA – Người phát ngôn (chưa chính thức) của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ – trong vai trò Ðại sứ tại Việt Nam - Michael Michalak (M.M) – bắn tin, gián tiếp truyền tải quan điểm của chính phủ mình với Trung quốc, ngầm nói lên quan điểm – bằng lời phủ nhận – trích ở trên . Một quan chức khác còn nói rõ hơn : Hoa Kỳ đứng trung lập trước vấn đề hai bên Việt
Còn HK thực hiện nguyên tắc của Mao Trạch Ðông trong quá khứ (đã áp dụng với chính HK): ’’Mi không đụng đến ta thì ta cũng không động đến Mi’’!
.
Một số cái được quy ước ’’không đụng’’ – có thể suy ra:
- Ðể vùng Trung đông đó cho mình HK vùng vẫy, hùng cứ…
- Ðừng ’’xía vô’’ mấy vụ : Irak, Pakitstan, Apganistan…
- Ngăn cản bọn chế tạo, phổ biến vũ khí hạt nhân (I Ran, bắc Triều Tiên) nhằm ngăn cản sự tranh giành độc quyền với HK.
- ’’Hạ nhiệt’’ mấy cái đầu trong chính quyền Bắc Triều Tiên (đang được Bắc Kinh dung dưõng) hung hăng đến điên rồ, gây rối, làm phân tán mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ.
Ðiều quan trọng nhất – gián tiếp ngỏ lời: ’’Xin (ông chủ nợ) hãy khoan… khoan, hượm… hượm – đừng thúc ép … đòi trả nợ!’’ (1) bởi ’’Con Nợ Bự’’ đang ’’kiết’’ vì kinh tế khủng hoảng. Vả lại, còn nữa: ’’Chúng ta đã ’’có’’ thoả thuận với nhau rồi, kia mà…’’.
.
Những câu trả lời phỏng vấn của Michael Michalak (MM), làm chúng ta suy ngược trở lại, thấy : Từ khi M.M đến, đất nước ta làm đại sứ (từ năm 2007), tuy có lúc cũng tuyên bố này nọ…nhưng đã xẩy ra vài sự kiện thât đáng suy nghĩ:
- M.M đến thăm, tiếp xúc với những anh chị em hoạt động trong phong trào đòi dân chủ cho VN… it lâu sau hầu như họ bị bắt với những ’’chứng cớ chống nhà nước’’, rồi… một số ’’ngoan ngoãn’’ lên truyền hình nhận tội…
- Mấy nghìn trí thức, nhà khoa học, chuyên gia các lĩnh vực, tướng tá bên quân đội và người dân yêu nước… lên tiếng kiến nghị chính phủ phải dừng ngay việc khai thác Bô xit trên Tây nguyên với nhiều lý lẽ (…). Thế mà ông M.M – một người khách đến đây trú ngụ vài ba năm – lại dám lớn tiếng ’’phủ định’’ trí tuệ của những người đại diện cho dân tộc Việt Nam, bằng ngôn ngữ rất ’’thiếu’’ – văn minh, văn hóa, lịch sự – cần có của nhà ngoại giao tầm cỡ, được xem là thông hiểu văn hóa phương đông, (nói được tiếng Hoa):
…: “Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường (Khai thác Bô xit) có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được… nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”.
- Tin rằng, ông M.M không dám tùy tiện nói bừa.
- M.M không phải thuộc loại ’’… nói không lên lời’’.
- Phải chăng, đây là quan điểm của chính quyền B. Obama, vì chưa tiện nói hụych toẹt, mới cho một nhân viên ’’cấp ba’’ lên tiếng đánh tiếng?… Hay, chỉ là xảo thuật ’’lươn lẹo’’ thuần túy của giới ngoại giao của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, mà bà Bộ Trường đã có kế hoạch đến Bắc kinh… cần phải có ’’quà’’ cho đối tác, ngầm tỏ rõ quan điểm đối với chính sách của TQ ở VN. Khi thời điểm đã đến – M.M làm người ’’phát ngôn’’ không chính thức để chính phủ của TT O.Bama dể bề xoay sở nếu có gì đột biến?!…
.
Từ sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt
.
Nếu xâu chuỗi các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ với hiện tại, dần nhận ra sự liên hệ logic giữa việc bỏ Việt Nam năm 1975 – các diễn biến hơn 30 năm qua – đến nay… Dư luận buộc phải đặt câu hỏi: Có sự thoả thuận ngầm nào trong việc phân chia quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng Ðông
Trước những động thái của HK gần đây, càng chứng tỏ ’’thoả thuận ngầm’’ – trước hết là vùng Biển Ðông mà 2 nước VN , TQ đang tranh chấp – là có thật.
Tuy nhiên, trong bài phát biểu, M.M cũng có ’’xã giao, xoa dịu’’, đại loại: Cần phải đưa vấn đề tranh chấp ra quốc tế…
Ai cũng có thể nói như vậy được, song, nếu không ’’há miệng mắc quai’’ – HK sẽ phản ứng khác! Bây giờ HK sẽ không hùng hổ mang hơn nửa triệu quân vào để tử thủ – ’’giữ đầu cầu’’ như 45 năm trước (1965) , song – sức nặng của phản ứng cũng sẽ phải khác hơn là cách phản ứng … đưọc diễn giải ở trên!
Nhưng…
Nói đi cũng phải nói lại: Việt
Nếu đúng như vậy: 80 triệu dân Việt có cam chịu không, hay – phải làm gì để tự cứu mình?
.
Thiết nghĩ: Nếu VN chân thành, một lòng, thực sự yêu cầu, chắc HK sẽ đáp ứng, như họ đã từng quan tâm, giúp đỡ Ðài Loan – nước có vị thế không thể sánh với VN trên bình diện quốc tế – trong chiến lược toàn cầu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ!…
Câu trả lời dành cho những vị lãnh đạo tối cao của nước Việt
.
Dân ta có câu ca dao, những người lãnh đạo của mọi thế hệ cần nhớ:
’’Dễ trăm lần không Dân cũng chịu
Khó vạn lần Dân liệu cũng xong’’
Lấy một câu chuyện vui, đời thường để minh họa:
Một cô gái nhan sắc cũng không nghiêng nước nghiêng thành , tuy có chút ’’duyên’’ và là cao thủ ’’Cua’’ trai – cứ lúng la lúng liếng với hết anh này đến anh khác… có lúc lại ngả vào lòng anh thứ 3… khi bị anh ta ôm chầm định ’’chiếm đoạt’’, mới vùng ra… Vì kẻ kia quá xảo quyệt trong tình trường, dữ dằn trong đời sống. Cô gái thấy đứng yên cũng khó thoát nên có ý trở lại với người đã dành cho mình tình cảm khá chân thật!
Hành động đó, khiến chàng trai làm nghề KCS thịt… cho quân đội – ngần ngừ… chưa chấp nhận ngay. Chú chàng tự nhủ: Loại đàn bà này, tốt nhất phải cảnh giác – chờ… chờ mãi mà cô ta vẫn ’’ưỡn ẹo’’… cuối cùng đành tặc lưỡi, bảo: Thôì, chẳng cô này thì có cô khác – cần gì phải xán vào, vồ vập… Dù ’’của kia có là… dát vàng’’, cũng phải cẩn thận, chừng nào cô ta thực sự ’’một lòng một dạ’’ . Còn không, đừng tranh giành, đi đến mua thù, chuốc oán với đám ’’Xã hội đen’’!
Rốt cuộc – té ra:
- Cô gái ’’cao thủ cua trai’’ kia – là gái… Việt!
- Anh chàng định ’’chiếm đoạt’’ cô gái – là Ðại ca… xã hội đen!
- Còn người – ’’lửng lơ con cá vàng’’ – chính là… gã trai làm nghề (KCS) Kiểm tra chất lượng sản phẩm… thịt cho quân đội Hoa Kỳ – Chú Sam (2)!
30.5.2010
© Nhiếp Vĩnh Trang
© Đàn Chim Việt
——————————————————————
(1) – Theo dư luận báo chí thế giới: Hoa Kỳ là con nợ ’’BỰ’’ của TQ …
(2) – Chú Sam – tiếng Anh: Uncle Sam – Nguyên là nhân vật có thật.
Năm 14 tuổi, Sam Wilson bỏ nhà cùng cha và các anh chiến đấu chống lại sự áp bức của thực dân Anh… Năm 1812, Sam được cử làm viên chức kiểm tra thịt trong lực lượng quân sự Mỹ. Thịt do nhà thầu Anderson cung cấp được đóng dấu chữ “EA-US” là chữ tắt tên của nhà thầu (Elbert Anderson) của quốc gia cung cấp (United States).
Theo lời truyền tụng, khi thống đốc
‘US’ là chữ tắt của ‘UNCLE SAM WILSON’ (CHÚ SAM WILSON). Từ đó các binh sĩ Mỹ truyền tai nhau là những chuyến hàng tiếp tế cho quân đội đã đến từ ‘UNCLE SAM’ (Chú Sam). Sau chiến tranh, tên chú SAM bắt đầu xuất hiện trên những tranh biếm họa chính trị. Hình ảnh chú SAM tồn tại lâu nhất trong các tranh Poster về thế chiến I và II của nhà nghệ sĩ James Montgomery Flagg. Đó là hình ảnh một người đàn ông cao lớn, tóc trắng, có râu quai nón, mặc áo màu xanh thẳm, đội chiếc nón (mũ chóp cao) có điểm các ngôi sao (Cờ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Từ những truyền tụng dài dài, mang tính phổ quát như vậy, nên dân gian khi muốn trêu chọc người Mỹ, người ta gọi đó là những UNCLE SAM – Chú Sam – (Chú… thịt hộp)
Theo Wikipedia
—————————————————–
Mời bạn đọc lại bài viết của Nguyễn Quang Lập:
NGÀI ÐẠI SỨ NÓI NHƯ VẬY LÀ SAI LẮM!
Blog Quê choa 4.5.2010
Trả lời phỏng vấn Đài VOA, khi được hỏi về tình hình Bauxite ở Tây Nguyên, ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak đã nói: “Tôi cho rằng tình hình thực tế tại hiện trường có nhiều khác biệt, so với những câu chuyện gieo hoang mang sợ hãi mà tôi đã được nghe. Tôi tin là những câu chuyện ấy đã được… nói thế nào nhỉ, “thổi phồng”…
Nghĩ mãi không ra tại sao ông Michael Michalak lại nói vậy. Ông khuyên mọi người nên : “Tận mắt trông thấy những gì thực sự xảy ra”, cứ làm như lâu nay các nhà khoa học, các nhà văn, nhà báo… tóm lại là trí thức Việt đều ăn ốc nói mò khi bàn đến vấn đề Bauxite. Nghe ông nói y chang mấy ông qui chụp chuyên nghiệp, quá chán. Đã cố tình xa lánh mấy món chính trị chính em nhưng nghe ông nói vậy quá bực, không thể không lên tiếng.
Thưa ngài đại sứ.
Là một một chính trị gia chuyên nghiệp, một đại sứ Mỹ ở Việt Nam tất nhiên ông đã có trong tay hàng chục, thậm chí hàng trăm các phản biện lớn nhỏ của giới trí thức Việt. Ông cũng thừa biết ở việt
Chắc chắn ông cũng đã nghe kĩ các đại biểu quốc hội nói về vấn đề bauxite Tây Nguyên và những gì xung quanh đó. Ông thừa biết quan quyền Việt chẳng bao giờ ngu dại dám nói bừa trước quốc hội, nếu họ muốn giữ cái cần câu cơm. Ở đâu không biết chứ ở Việt
Chắc chắn ông cũng đã biết Bản kiến nghị của hơn ba ngàn trí thức Việt, những người khi đặt bút kí họ đã đắn đo thế nào, nghĩa là họ biết chắc sự thật thế nào thì họ mới dám kí. Bởi vì họ thừa biết chuyện gì sẽ xảy ra sau chữ kí kia, sẽ nguy hiểm thế nào nếu đó là chữ kí vô trách nhiệm.
Chắc chắn ông cũng đã có trong tay ít nhất hai bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Người lính trăm tuổi, qua nghìn trận mạc sẽ chẳng bao giờ lên tiếng nếu ông không biết chắc điều ông nói là sự thật 100%. Bởi vì chỉ cần 1% sai sự thật thôi thì rất có thể sự nghiệp trăm năm của ông sẽ tan thành mây khói.
Không biết ông đi thực tế kiểu nào mà dám bảo người ta thổi phồng, gieo rắc hoang mang, đi theo cách nhà văn Phạm Viết Đào một mình lặn lội thị sát Tây Nguyên hay đi theo lối nhà văn Lã Thanh Tùng, ngựa xe dập dìu, tiền hô hậu ủng?
Cũng trong bài phỏng vấn này, khi nói về tầm ảnh hưỏng của Trung Quốc đối với Biển Đông, ông nói: “Tôi không biết về ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc…”. Chẳng biết đấy là lối nói ngoại giao hay là lời nói thật. Nếu ông nói thật thì ớn ông tận óc. Ông nhậm chức đại sứ tại Việt Nam từ 2007, sau ba năm trụ trì mà ông không biết Trung Quốc đã làm gì, đang làm gì và sẽ làm gì ở Biển Đông a? Nếu đúng vậy thì ông nên xách va li về nước cho nó khoẻ, để người khác làm ông ạ.
Đọc bài phóng vấn của ông chợt nhớ cú bắt tay Trung- Mỹ năm 1972 đã khiến Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment