Chuyện học hành của một thanh niên “mới qua Mỹ”
Ngọc Lan/Người Việt
Thursday, June 03, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=113833
Học có khó khăn, chán nản nhưng không bỏ cuộc
Ðến Mỹ cùng ba mẹ và em gái vào năm 2003, Janey Ðường bỡ ngỡ vào học tiếp học kỳ 2 lớp 10 trường trung học Bolsa Grande, “không hiểu tiếng Anh gì hết,” thầy cô nói gì, bạn bè nói gì, Janey đều ngẩn ngơ không biết.
Vậy mà chỉ 7 năm sau, cô gái rụt rè, dễ mắc cỡ, và “không biết tiếng Anh” đã tốt nghiệp khoa Toán trường UC Berkeley, chuẩn bị vào học master Toán trường đại học New York University vào Mùa Thu tới.
.
Janey Ðường trong những ngày nghỉ trước khi lên đường đi làm hè ở
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/113833-big_A1_Duong_51331aa.jpg
.
Bằng giọng nói thật nhẹ, Janey kể, “Lúc mới qua Mỹ, làm bài kiểm tra xếp lớp, em không hiểu tiếng Anh gì hết, cứ làm đại và bị xếp vào trình độ toán lớp 7. Thành ra học cũng chán lắm bởi mình đã biết hết rồi, nhưng chỉ vì mình không biết tiếng Anh nên cũng đành chịu thôi.”
Tuy nhiên, hết năm học lớp 10, từ lớp tiếng Anh thấp nhất, Janey đã được xếp vào lớp Anh ngữ bình thường, sau khi đạt điểm kiểm tra của cô giáo.
“Có điều, lúc đó em học chưa phải là dễ dàng lắm đâu. Em đọc sách nhiều nên viết cũng được nhưng em không nói được tiếng Anh.” Janey cười bẽn lẽn, “Chắc tại vì em ngại nói, không nói nhiều, nên không nói giỏi.”
“Bằng cách nào em vượt qua những khó khăn, chán nản và mệt mỏi?” tôi hỏi.
Mân mê lọn tóc dài, cô cử nhân Toán thỏ thẻ, “Em chỉ biết là ba mẹ em đã bỏ hết mọi việc ở Việt
Trở ngại lớn nhất của Janey, cũng là của nhiều học sinh Việt Nam khác, trong thời gian đầu theo học ở Mỹ, là vừa tiếp xúc với một hệ thống giáo dục hoàn toàn mới, vừa xa lạ về ngôn ngữ, không bạn bè thân thiết, nên lại càng ngại giao tiếp, và như thế, “việc học càng khó khăn hơn do không có người trao đổi.”
Janey Ðường tự mình xoay sở với việc học của mình là vậy.
Ðầu tháng 6 này, trong lúc đã xong cử nhân và chờ vào học cao học ở New York University vào Mùa Thu tới, Janey Ðường sẽ bắt tay vào làm việc ở Oak Ridge National Lab ở Tennessee. Trực thuộc Bộ Năng Lượng, đây là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về năng lượng, hạt nhân, và quốc phòng.
Nhưng đường đi từ lúc qua Mỹ 7 năm trước, tới việc làm hôm nay ở Oak Ridge National Lab, không đơn giản chút nào.
Tốt nghiệp trung học, phần do không đủ số tín chỉ về toán và Anh văn theo yêu cầu ở 3 năm trung học, phần do “tiếng Anh của em lúc đó rất tệ,” nên Janey chọn học đại học cộng đồng để phát triển vốn Anh ngữ của mình.
Lúc mới vào college, Janey theo học chương trình pre-med, bởi “mẹ em cũng giống như bao phụ huynh Việt
Tuy nhiên, Janey tâm sự, “Lúc học năm 11 ở trung học, thầy giáo dạy toán thấy em học được nên cho em học những lớp toán cao hơn. Thầy khuyến khích em nên học cao lên, trong khi bản thân em cũng thích toán nên sau một học kỳ đầu học Pre-med, đến học kỳ sau em vừa lấy Pre-match vừa lấy Math.”
“Sau một năm, em thấy mình thích toán hơn nên em không học Pre-match nữa, chỉ tập trung học toán thôi,” Janey nói tiếp.
Sau khi tốt nghiệp hai năm ở Golden West College, Janey Ðường được nhận vào khoa Toán trường UC Berkeley, một trong những trường đại học hàng đầu ở Mỹ.
Trong câu chuyện kể về chuyện học của mình, Janey nhắc đến thầy giáo dạy Toán năm lớp 12, người đã giúp Janey vượt qua mặc cảm của một người không nói giỏi tiếng Anh.
“Thầy là một người Hispanic và có vẻ không giỏi tiếng Anh lắm. Thầy hỏi em có thích dạy Toán không. Em nói thích nhưng em không giỏi tiếng Anh. Thầy bảo ‘chẳng sao hết, ngày xưa thầy không nói được tiếng Anh, giờ thầy cũng đâu nói giỏi tiếng Anh mà thầy cũng dạy được, chẳng sao hết.’”
Lời động viên đó đã là động lực nâng đỡ Janey rất nhiều. Tuy nhiên, hiện giờ Janey không phải là người dở tiếng Anh như mấy năm về trước.
Kể về chuyện vừa học vừa làm thêm, Janey cho rằng, “Vừa đi làm vừa đi học cũng có những điều lợi bởi lúc đầu em rất hay mắc cỡ nên khi đi làm tiếp xúc nhiều người, em có cơ hội tập nói nhiều hơn. Ðiều đó giúp ích nhiều cho nghề nghiệp tương lai bởi nếu em đi dạy học, em sẽ phải đứng nói trước học sinh nên khi đi làm, dù chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp, nhưng em cảm thấy mình tự tin và cởi mở với mọi người hơn.”
Tân cử nhân UC Berkeley chia sẻ, “Nhiều khi gặp bài khó quá, cảm thấy nản vì không biết mình có đủ sức làm xong không, rồi lại không biết học xong sẽ làm gì. Thêm nữa, Toán là ngành không nhiều con gái học, trong khi con trai có vẻ có lợi thế về ngành này hơn, nên đôi lúc cũng cảm thấy nặng óc.”
Dù là vậy, nhưng với Janey Ðường, trở thành cô giáo dạy Toán ở đại học là niềm mơ ước, nên dù có lúc “chán nản, cảm thấy khó khăn” nhưng Janey “chưa bao giờ muốn bỏ cuộc.”
.
.
.
No comments:
Post a Comment