Tuesday, June 29, 2010

G20 TRÊN ĐƯỜNG PHỐ TORONTO

G20 trên đường phố Toronto

Trần Gia Phụng

Thứ Ba, Ngày 29 Tháng 6 Năm 2010, 9:38:11 AM

http://take2tango.com/thread/29-6-2010/g20-tren-duong-pho-cua-toronto-02FA583E-10521

Ngày Thứ Bảy 26-6-2010, Hội nghị Thượng đỉnh G20 bắt đầu họp tại Toronto Metro Convention Center, số 225 Front Street West, gần vùng bờ hồ Ontario. Tuy nhiên âm hưởng của Hội nghị nầy lại tràn lan trong thành phố Toronto suốt tuần qua.

Trước hết là chính quyền dự đoán rằng sẽ có nhiều cuộc phản đối, nên chính quyền chỉ cho phép mít-tinh tại công viên chung quanh trụ sở Quốc Hội Ontario, tức Queen’s Park và sau đó biểu tình trên một số đường phố do cảnh sát quyết định. Queen’s Park cách xa địa điểm hội nghị cả cây số.

Chính quyền ra lệnh đóng cửa trong 3 ngày 25, 26 và 27-6-2010 các trung tâm thương mại chung quanh khu vực Hội nghị, cũng như chung quanh trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario (Queen’s Park), và các đường phố mà chính quyền sẽ cho phép tuần hành phản đối. Vì những biện pháp an ninh chặt chẽ, việc đi lại khó khăn, một số cơ quan trên các đường phố chung quanh Queen’s Park cũng tự ý cho nhân viên nghỉ việc có lương từ ngày thứ Sáu 25-6-2010.

Nhiều tin tức về các biện pháp bảo vệ Hội nghị được tung ra làm xôn xao dư luận. Tin thiệt cũng có, mà tin đồn đại cũng có. Nào là chính quyền lấy kinh nghiệm từ việc bảo vệ Thế vận hội mùa đông để ứng dụng vào việc bảo vệ các Hội nghị G8 và G20. Nào là chính quyền đã tập trung khoảng 12,000 (tương đương một sư đoàn) cảnh sát từ khắp nước Canada , về Toronto để bảo vệ Hội nghị. Nào là cảnh sát sẽ

sử dụng vòi nước cực mạnh và dùng âm thanh cực lớn để giải tán đám đông. Nào là chính quyền nhổ hết các cây nhỏ tại Queen’s Park để những người biểu tình khỏi nhổ lên làm võ khí đánh nhau. Nào là các thùng rác dọc đường bị dẹp bỏ để bọn khủng bố không cất giấu võ khí. Nào là sẽ có những cuộc biểu tình chừng vài chục ngàn người tham dự… Tất cả những tin tức trên đây ảnh hưởng khá lớn đến tâm lý quần chúng địa phương, khiến người ta quan ngại và tránh ra đường, hai ngày 26 và 27-6, không tham gia những cuộc tụ tập phản đối hay những cuộc biểu tình tuần hành trên đường phố quanh trung tâm Toronto.

Những hiện tượng về việc phản đối hai hội nghị G8 và G20 tại Toronto bắt đầu từ ngày thứ Năm 17-6-2010, khi một số người diễn hành qua các khu phố thương mại Toronto với biểu ngữ phản đối thủ tướng Stephen Harper. Ngày 22-6, cuộc tụ họp đòi hỏi quyền lợi một số đồng tính luyến ái và tật nguyền xảy ra gần Eaton Center . Ngày 23-6, đến những nhà bảo vệ môi trường và bảo vệ súc vật với các con búp bê gấu Bắc cực và búp bê vịt tẩm ướt dầu đen, ám chỉ tai nạn loang dầu ở vịnh Mexico.(Hoa Kỳ). Cũng ngày 23-6, nghe nói có 4 tiếng súng nổ ở Queen’s Park, còn lại vỏ đạn nên cảnh sát cuối cùng tìm ra người bắn. Ngày 24-6, tổ chức Oxfam phản đối G8 thất hứa và nhóm người Aboriginal (người sắc tộc địa phương Canada ) vừa đi vừa đánh trống, vừa hô to khẩu hiệu: "Không G20 trên vùng đất trộm.”(No G20 on the stolen native land.) Ngày 25-6, khoảng gần 3,000 người tụ tập phản đối Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Sáng thứ Bảy 26-6, khi Hội nghị G20 chuẩn bị khai mạc, thì tại công viên Queen’s Park, nhiều người bắt đầu tụ tập từ 8 giờ sáng. Một trong những cộng đồng có mặt đầu tiên có lẽ là Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Canada . Canada bắt đầu đông dân Việt sau năm 1975. Do đó, người Việt đến Canada có thể là những người tỵ nạn trực tiếp từ những năm đầu sau năm 1975, hoặc là những người tỵ nạn gián tiếp tức những người được bảo lãnh theo chương trình O.D.P. (Orderly Departure Program). Một tuần trước Hội nghị G20, ban tổ chức biểu tình do anh Nguyễn Văn Tấn làm chủ tịch, đã đưa ra lời kêu gọi đồng bào tham dự biểu tình chống viên thủ tướng Việt Cộng là Nguyễn Tấn Dũng và chế độ độc tài cộng sản ở trong nước. Việt Nam hiện nay là chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) nên Nguyễn Tấn Dũng được mời dự thính với tư cách quan sát viên Hội nghị G20.

Cộng đồng Việt Nam phản đối Nguyễn Tấn Dũng và chế độ cộng sản ViệtNam vì cho đến nay, dưới chế độ độc tài đảng trị, Việt Nam là một nước không có tự do dân chủ, không có tự do báo chí. Nhà nước cộng sản Việt Nam tham nhũng, đàn áp tôn giáo, bắt giam những nhà vận động dân chủ. Trong điều kiện như thế, Việt Nam không thể phát triển kinh tế lâu dài và bền vững. Dân chúng hải ngoại lên tiếng phản đối để tiếp tay với đồng bào trong nước, đòi hòi nhân quyền và dân quyền cho người Việt Nam.

Lúc đầu, Cộng đồng người Việt tập trung về phía bắc Queen’s Park, nhìn ra đường Avenue, cách trạm subway Museum khoảng 200 thước. Khi mới cộng đồng người Việt mới đến đây, một toán “bạn dân” (cảnh sát), trang bị đầy đủ chiến cụ, đến thăm và dặn dò: "Mấy ông mít-tinh hay biểu tình là chuyện của mấy ông, nhưng yêu cầu mấy ông đừng bạo động và đừng để cho những kẻ bạo động trà trộn vào, nhất là

những người bịt mặt.” Viên cảnh sát giải thích tiếp: "Những người bịt mặt là nhóm khủng bố gây bạo động.”

Dần dần, người Việt tới khá đông. Dưới trời mưa tầm tả, mà lúc đông nhất để chuẩn bị tuần hành có thể lên đến 400 người. Người ta ghi nhận sớm nhất là nhóm Washington D.C, do ông chủ tịch cộng đồng Washington D.C. là ông Đỗ Hồng Anh và ông Đoàn Hữu Định bên Hội Cựu Quân Nhân dẫn đầu. Đoàn Washington D.C. đến Toronto từ chiều hôm qua, thứ Sáu 25-6. Sau đó đến đoàn Montréal do chị Đặng Thị Danh, chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Montréal đưa đi. Đoàn Montréal khá đông, khoảng gần 50 người, trong có 10 “ông tây bà đầm” (tức người da trắng). Đoàn Ottawa ít hơn, do anh Nguyễn Thành Danh đưa xuống. Trong lúc tuần hành sau đó vài giờ, có một ông Tây Ottawa hô bằng tiến Anh “Hồ Chí Minh láo khoét”. (HoChiMinh liar.)

Khi cộng đồng các sắc dân khác tập trung gần sát trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario , cộng đồng người Việt cũng di chuyển đến đó khoảng hơn 10 giờ sáng. Trời mưa càng lúc càng lớn, nhưng những người tham dự vẫn không nao núng, vẫn hăng hái ca hát và bắt đầu khai mạc lúc 11 giờ theo chương trình, với Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Có thử thách mới biết lòng người. Nhiều cụ già vẫn đứng chịu mưa và phất cao ngọn Cờ vàng ba sọc đỏ, hô những khẩu hiệu phản đối chế độ cộng sản Việt Nam , phản dân hại nước.

Để chuẩn bị tuần hành theo sự hướng dẫn của cảnh sát, đoàn người Việt di chuyển qua thảm cỏ phía nam của trụ sở Quốc hội lúc 12 giờ trưa. Nơi đó cũng đã có mặt khá nhiều cộng đồng khác, và giới truyền thông hoạt động náo nhiệt. Lẫn lộn trong đám đông của nhóm biểu tình thiên tả, một thanh niên da trắng, mang cờ đỏ của CSVN len lõi đến gần cộng đồng người Việt tỵ nạn. Hai anh Thạch và Cận trong ban Tổ chức liền đến tiếp chuyện. Trong khi anh Cận nói chuyện phải trái, anh Thạch nhận lá cờ của anh thanh niên da trắng. Đây là trò phá rối của đám nhân viên Tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Ottawa . Chúng thường thuê người địa phương da trắng hoặc người gốc Mễ, cầm cờ đỏ đến khiêu khích khi Cộng đồng Việt

Nam tỵ nạn tập họp đông đảo. Nếu chúng ta không khéo giải quyết, có ai nóng giận mà bạo động, là mắc mưu CSVN vì nếu bạo động, cảnh sát Toronto sẽ đến giải tán ngay.

Cuộc tuần hành bắt đầu lúc 1 giờ chiều. Lúc nầy trời hết mưa. Bắt đầu đi từ tiền đình trụ sở Quốc hội tỉnh bang Ontario, theo đường University, đến gặp đường Queen, quẹo phải, cho đến khi gặp Spadina, lại quẹo phải. Đoàn biểu tình di chuyển qua PHỐ VIỆT Spadina khá dài. Người ta cứ quen gọi đường Spadina là Phố

Tàu, nhưng trên đường phố Spadina nầy, người Việt buôn bán nhiều hơn người Tàu, tại sao chúng ta không gọi là PHỐ VIỆT? Đi hết PHỐ VIỆT, đến đường College lại quẹo phải, để về nơi xuất phát là Queen’s Park.

Lộ trình biểu tình tuần hành dài khoảng trên 4 cây số, qua phố Tây sầm uất là đường các đường University, Queen va College, đồng thời ngang qua PHỐ VIỆT tấp nập trên đường Spadina. Do đó, tuy lộ trình không dài, nhưng rừng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tung bay trước gió và những câu khẩu hiệu vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt vang dội khắp đường phố buôn bán đông đúc, nhất là trên các phố Tây, đã gây được sự

chú ý của dân chúng địa phương. Nhiều người đổ xô đến chụp hình rừng Cờ Vàng tung bay rực rỡ, và người ta chú ý nhất là hoạt cảnh các em sinh viên ngồi trong tù ngục cộng sản, với câu khẩu hiệu đòi hỏi trả tự do tức khắc cho những nhà vận động dân chủ:

http://take2tango.com/MyFiles/image/News%202010/06-2010/Tuan%2012/TranGiaPhung-01.jpg

http://take2tango.com/MyFiles/image/News%202010/06-2010/Tuan%2012/TranGiaPhung-02.jpg

http://take2tango.com/MyFiles/image/News%202010/06-2010/Tuan%2012/TranGiaPhung-03.jpg

http://take2tango.com/MyFiles/image/News%202010/06-2010/Tuan%2012/TranGiaPhung-04.jpg

Cuộc biểu tình tuần hành của Cộng đồng Người việt chấm dứt khoảng 4 giờ chiều, không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra. Một chuyện nhỏ cần nêu ra ở đây là khi tập trung ở tiền đình Quốc hội, đoàn Việt Nam đứng bên một đoàn biểu tình thiên tả của người địa phương Toronto. Có một ký giả, trong khi phỏng vấn, đã đặt câu hỏi như sau với anh Trần Minh Thành trong Ban Tổ chức biểu tình: "Các ông đứng ở đây, đưa cao khẩu hiệu đả đảo cộng sản, trong khi bên cạnh các anh, người ta lại có khẩu hiệu hoan hô Chủ nghĩa Xã hội, các anh nghĩ sao?”. Anh Thành đã trả lời hết sức là khôn khéo rằng: "Xứ nầy là xứ tự do, chúng tôi tôn trọng ý kiến của mọi người. Bên kia, người ta đưa ra khẩu hiệu hoan hô Xã hội chủ nghĩa vì người ta chỉ đọc sách hoặc nghe tuyên truyền, chứ người ta chưa bao giờ sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi là những người đã từng sống dưới chế độ đó, chúng tôi chứng kiến cảnh độc tài, đảng trị, đàn áp của chế độ đó và chúng tôi phải rời bỏ quê hương để ra đi tìm tự do. Chúng tôi phải tranh đấu cho đồng chúng tôi còn lại trong nước.”

Sau đó, trên đường tuần hành, đoàn Việt Nam lại đi trước đoàn thiên tả. Khi người Việt hô khẩu hiệu “Đả đảo Cộng sản” (Bằng Anh ngữ), thì phía bên kia đáp lại “Hoa hô chủ nghĩa Xã hội” (Bằng Anh ngữ). Nghe vậy, một người trong đoàn biểu tình Việt liền trả lời: "Tại sao quý vị có mặt ở đây?” (Why are you here?).

Ý của anh bạn là quý vị yêu chủ nghĩa xã hội thì về các nước XHCN mà sống chứ tại sao các ông có mặt ở đây? Tung hứng ba lần như vậy, thì đoàn bên kia im luôn.

Trong cuộc tuần hành, bắt đầu xuất hiện một số người bịt mặt, trà trộn trong đám đông. Nhìn mấy người nầy, ban tổ chức biểu tình Việt Nam mới hiểu ra lời dặn dò của Cảnh sát Toronto ngay từ lúc đầu chúng ta mới đến Queen’s Park sáng nay. Tuy nhiên chưa có gì bạo động. Chỉ có một người leo lên trên một bức tượng đặt trên một bệ cao trên đường University. Người nầy ở trần, chỉ bận quần lót, đứng trên đỉnh đầu của bức tượng, vừa nguy hiểm, vừa mất thẩm mỹ, làm nhiều cử chỉ như chắp tay cầu nguyện, hay dang rộng hai tay… Cuối cùng, người nầy bị cảnh sát đến bắt đưa đi, vì sợ anh ta bị té hoặc gây mất trật tự an ninh đường phố.

Sau khi cuộc biểu tình tuần hành bất bạo động chấm dứt, đến các nhóm bạo động bắt đầu hoạt động. Thật khó xác định lý do các cuộc phản kháng bạo động. Khoảng sau 4 giờ chiều Thứ Bảy 26-6, toán bạo động đầu tiên xuất hiện trên đường College, tiến về phía Queen’s Park. Toán nầy bị Cảnh sát chận lại. Toán nầy liền la hét, “Đường phố là của dân chúng, đường phố là của tụi tao. Tụi tao có quyền đi lại.”. Hai bên dàn trận. Cảnh sát tăng cường hùng hậu, bao vây 3 phía. Thế là bạo động bùng nổ.

Bạo động khắp các đường Queen, King, Yonge Bay, College, Spadina. Hàng ngàn người bạo đông quăng gạch đá, chai lọ và bọc chứa nước tiểu vào cảnh sát. Hai xe cảnh sát bị đốt, một xe đài truyền hình bị đập cửa kính. Một vài tiệm ăn bị đập phá. Đến khoảng 6 giờ chiều, trong khi bạo động xảy ra, cảnh sát trưởng Toronto là Bill Blair họp báo cho biết khoảng 130 người đã bị bắt và kêu gọi dân chúng tôn trọng trật tự công cộng.

Tuy vậy, cuộc bạo động vẫn không ngừng và tiếp diễn cho đến 3 giờ sáng Chủ Nhật 27-6 mới tạm ngưng. Người ta cắm trại qua đêm tại một công viên gần vùng bờ hồ, nơi diễn ra hội nghị G20. Gần trưa ngày Chủ nhật 27-6, các đoàn biểu tình phản đối tái hoạt động. Người ta biểu bình cả bằng xe đạp vào chiều Chủ nhật 27-6-2010. Theo tin trên Truyền hình sáng Thứ Hai (28-6), khoảng 700 người bị bắt, nhưng cũng đã có khoảng 100 người được thả ra. Các đài truyền hình đã đưa tin về các cuộc bạo động tại Toronto trong hai ngày qua rất đầy đủ và hấp dẫn. Hấp dẫn không kém gì nhửng trận đấu vòng 2 của Giải Vô Địch Bóng Tròn Thế Giới đang diễn ra tại Nam Phi.

Trước khi chấm dứt bài viết, có một vài câu hỏi cần được đặt ra: Thứ nhất, tại sao chính phủ Stephen Harper lại chọn Toronto làm nơi Hội nghị. Chính phủ Harper dư biết Hội nghị sẽ bị phản đối dữ dội, gây thiệt hại tài sản cho dân chúng và cho chính phủ, mà vẫn chọn trung tâm Toronto hội họp. Trong khi chính phủ có thể chọn Central Island, một đảo nhỏ trong hồ Ontario, một diểm du lịch đẹp, yên tĩnh và mát mẻ của Toronto, rất dễ bảo vệ vì chỉ cần cắt phà, kiểm soát các tàu nhỏ là xong? Nếu xa hơn nữa, thì họp tại Thousand Islands, gần thành phố Kingston, cũng trong tỉnh bang Ontario, cách Toronto khoảng 200 Km, rất nhiều hòn đảo, chọn một đảo mà họp thì ai mà tới được. Còn các vị quốc khách di chuyển từ các khách sạn sang trọng đến địa điểm hội nghị bằng trực thăng thật là an toàn.

Thứ hai, tại Bắc Mỹ, người ta chia một tuần thành week-days và week-end. Tất cả các công việc đều giải quyết trong week-days. Weenk-end là nghỉ hoàn toàn. Tại sao chính phủ lại ấn định cuộc họp vào hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật tức là hai ngày nghỉ week-end. Trùng vào ngày nghỉ nên người ta càng dễ tham dự biểu tình, chứ week-day, ít ai bỏ việc mà đi biểu tình.

Ngoài những vấn đề về kinh tế giải quyết trong Hội nghị, G20 trên đường phố Toronto là một thử thách đối với người Việt. Cuộc biểu tình vừa qua cho chính phủ Harper và Quốc hội Canada thấy rằng cộng đồng người Việt tại Canada là một cộng đồng chống độc tài cộng sản. Chỉ có một thiểu số thiên cộng lén lút liên

lạc với cộng sản. Trong khi đó, cộng đồng người Việt chúng tôi công khai hoạt động. Chúng tôi đóng thuế cho chính phủ Canada . Chúng tôi bỏ phiếu bầu quý vị lên. Lá phiếu chúng tôi có thể thiểu số, nhưng nhiều khi những là phiếu nầy sẽ ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Có nguồn tin cho rằng có một số thương gia Việt Nam ở Toronto buôn bán với Việt cộng, đã mời Nguyễn Tấn Dũng ăn tiệc tối Thứ Bảy 26-6-2010. Cần nên nhớ là người Việt ở Toronto, dầu ra đi từ Nam Việt Nam hay từ Bắc Việt Nam, đều phải bỏ nước ra đi vì bị chế độ cộng sản ngược đãi hay không chấp nhận chế độ độc tài cộng sản. Tuy nhiên, sau khi yên ổn nơi vùng đất mới, một thiểu số người vì ham danh, mới về hợp tác với CSVN, và chỉ có một thiểu số người ham lợi, đứng ra liên lạc buôn bán với CSVN. Chỉ vì danh lợi mà nhóm người nầy lén lút giao dịch với chế độ cộng sản trong nước, hoàn toàn không dám ra mặt, vì đám nầy ra mặt, chắn chắn sẽ bị cộng đồng người Việt tẩy chay, sẽ chẳng làm ăn gì được ở đây.

Tuy nhiên, cảnh sát Canada đã bác bỏ buổi tiệc mời Nguyễn Tấn Dũng, vì không chịu trách nhiệm an ninh cho Nguyễn Tấn Dũng đi ra ngoài chương trình của Hội nghị G20. Có thể cảnh sát Canada lo ngại sẽ xảy ra bạo động vì cảnh sát Canada dư biết Cộng đồng Người Việt tại Toronto đả đảo viên thủ tướng CSVN.

Trên đây là câu chuyện G20 trên đường phố Toronto. Có thể còn nhiều thiếu sót. Xin quý vị đọc thêm các bài báo khác.

.

.

.

No comments: