Medvedev: “Nâng cấp quan hệ Nga-Mỹ”
Đinh Bá Anh
02/04/2009 8:13 chiều
http://www.talawas.org/?p=2048
Nhân Hội nghị thượng đỉnh G20 ở London, Tổng thống Nga Dimitry Medvedev có bài viết trên Washington Post về quan điểm và kỳ vọng của Nga trong quan hệ Nga-Mỹ. Bài viết này hé lộ xu hướng xích lại gần nhau giữa hai cường quốc để trở thành đối tác quan trọng nhất (thay vì là đối thủ) của nhau trong việc giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới như ổn định chiến lược và an ninh hạt nhân trong tương lai. Đặc biệt đáng chú ý là đề nghị của Nga (vốn dựa trên ý tưởng của Trung Quốc) về việc thiết lập đồng tiền dự trữ chung dưới sự bảo trợ của IMF để giải quyết khủng hoảng. Nếu điều này xảy ra, nó sẽ là thành quả ý nghĩa nhất có được từ đợt suy thoái toàn cầu này: nền kinh tế thế giới sẽ không còn bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ bá quyền của Mỹ nữa. Một điểm thú vị nữa trong bài này là ngôn ngữ của Medvedev: Không phải những nhà tư bản Mỹ mà giờ đây chính những người cựu cộng sản Nga (và có lẽ cả những nhà vẫn-cộng sản Trung Quốc) lại chính là những người chủ động đề nghị một tinh thần hợp tác theo cách “pragmatic and business-like”. – Người dịch
* * *
Thật khó phản bác lại những nhận định bi quan vốn áp đảo trong các thảo luận chính trị cuối năm qua về mối quan hệ giữa Mỹ và Nga. Quan hệ của chúng tôi với Mỹ, bất hạnh thay, đã phải khốn khổ vì hàng loạt các dự tính của chính quyền trước – đặc biệt vì việc lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại Đông Âu, vì sự gắng sức mở rộng biên giới NATO về phía Đông, và vì sự từ chối thông qua Hiệp ước CFE. Tất cả những lập trường này của Mỹ đã chôn vùi lợi ích của Nga và buộc chúng tôi phải có phản ứng trong trường hợp chúng được thực thi.
Tôi tin rằng sẽ là có lợi cho cả hai nước chúng ta cũng như cho thế giới, nếu chúng ta gạt bỏ những trở ngại này để đi đến một mối quan hệ song phương tốt đẹp – khi chúng ta dọn sạch những khoản “nợ xấu”, để tạo ra một tài khoản dương từ một tài khoản âm.
Muốn thế cần có nỗ lực chung. Những bức thư mà tôi đã trao đổi với Tổng thống Obama cho thấy, cả hai bên đều mong muốn xây dựng mối quan hệ song phương chín chắn theo tinh thần thực tế và và sòng phẳng (pragmatic and business-like).
Tuyên bố chung giữa hai nước năm 2008 ở
Có những khả năng hợp tác rất đa dạng. Ví dụ tôi đồng ý với Tổng thống Obama rằng việc tái lập lộ trình giải trừ vũ trang nên là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Thật là một ảo tưởng nguy hiểm nếu người ta muốn bảo đảm an ninh tuyệt đối theo cách đơn phương. Tôi vui mừng rằng những đối tác mới của chúng tôi ở
Cùng tìm giải pháp cho Afgahnistan
Rõ ràng bây giờ chúng ta đều nhận thấy sự cần thiết phải tìm ra các tiền đề chung cho việc giải quyết các vấn đề ở
Cả Nga và Mỹ đều không thể tiếp tục để mặc tình trạng phân ly và lãnh đạm trong quan hệ giữa hai nước. Tháng Mười Một năm ngoái ở
Tình hình kinh tế thế giới khiến tất cả chúng ta lo lắng cao độ. Năng lực tương lai của hệ thống tài chính toàn cầu chỉ có thể được củng cố nhờ vào một bản thiết kế bổ trợ lẫn nhau, với một hệ thống đa dạng của các đồng tiền dự trữ và các trung tâm tài chính khu vực. Tại hội nghị này Nga và Mỹ có thể tác động để thiết lập các điều lệ và nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các bên, không có ngoại lệ. Có lẽ chúng ta nên cùng suy nghĩ về khả năng đề xuất một loại tiền tệ dự trữ xuyên quốc gia, dưới sự bảo trợ của Quỹ tiền tệ Quốc tế chẳng hạn.
Trong quan hệ song phương chúng ta cần nhiều dự án đầu tư thành công hơn nữa, cần nhiều dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển giữa các doanh nghiệp, cần tăng cường việc trao đổi thương mại trong lĩnh vực các sản phẩm high-tech.
Chiến tranh Lạnh kết thúc và quá trình toàn cầu hóa theo sau đã làm thay đổi cơ bản khung cảnh địa chính trị trong quan hệ giữa hai nước và gia tăng mạnh mẽ tầm quan trọng của lãnh đạo chính trị. Hôm nay, lãnh đạo chính trị hiệu quả cần có tính hợp tác (collective), dựa trên ý nguyện và năng lực tìm ra một mẫu số chung cho lợi ích của cộng đồng quốc tế và các khối quốc gia lớn nhất. Hội nghị thượng đỉnh G20 là một bước quan trọng theo hướng này.
Mong muốn một bắt đầu mới trong quan hệ với Mỹ
Tôi tin rằng Nga và Mỹ có thể mang lại nhiều điều tốt đẹp cho thế giới khi chúng ta duy trì trách nhiệm đặc biệt của mình trên thế giới. Những khả năng này có thể nhìn thấy rõ nhất trong việc giữ ổn định chiến lược và an ninh hạt nhân. Thực chất quan hệ Nga-Mỹ sẽ quyết định phần lớn các quan hệ xuyên lục địa, và có thể xem như là trụ đỡ cho sự hợp tác ba bên giữa Liên minh Châu Âu, Nga và Mỹ.
Đòi hỏi phải có một sự bắt đầu mới trong quan hệ hợp tác còn có cội nguồn từ lịch sử quan hệ giữa hai nước, một lịch sử với nhiều khoảnh khắc chứa chan tình cảm: Từ việc ủng hộ ngoại giao của Nga với Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong những thời khắc khó khăn, từ việc hai nước cùng sánh vai chiến đấu chống chủ nghĩa phát-xít cho tới giai đoạn hòa hoãn (era of détente).
Trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Obama đã nêu rõ quan điểm của ông, rằng nước Mỹ cần phải thay đổi cùng thế giới. Bài phát biểu của ông đã gây cho tôi ấn tượng sâu sắc bởi quan điểm không thiên vị của ông về các vấn đề của nước Mỹ. Tôi đồng ý với Tổng thống Obama rằng, tầm vóc [của nước Mỹ] không phải nghiễm nhiên mà có. Nó phải tự xứng đáng đã.
Từ lâu rồi, Alexis de Tocqueville đã tiên đoán một tương lai lớn cho hai đất nước chúng ta. Cho tới nay, mỗi nước đều tìm cách chứng minh chân lý trong những lời tiên đoán đó cho mình và cho thế giới theo cách riêng. Giờ đây thế giới đang chờ đợi rằng Nga và Mỹ sẽ cùng đi những bước mạnh mẽ để tạo ra bầu không khí tin tưởng và thân thiện trong chính trị toàn cầu, chứ không bị kẹt trong tình trạng tắc nghẽn và rời rã. Chúng ta không được phép thể để cho sự chờ đợi đó phải thất vọng.
Bài viết của Dimitry A. Medvedev đăng trên
Báo điện tử Spiegel Online của Đức đăng lại ngày 1.4.2009
Bản tiếng Anh: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/03/30/AR2009033002443.html
Bản tiếng Đức: http://www.spiegel.de/politik/debatte/0,1518,616660,00.html
© 2009 Đinh Bá Anh
© 2009 talawas blog
No comments:
Post a Comment