Số phận của luật sư Cao Trí Thịnh đang gây lo ngại cho những nhà bảo vệ nhân quyền ở nước ngoài
Thanh Thủy
Bài đăng ngày 29/04/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 29/04/2009 19:08 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/112/article_3364.asp
Đây là nội dung hàng tựa của một bài báo dài trên trang quốc tế của tờ Le Monde về ông Cao Trí Thịnh, một nhân vật được thế giới biết đến như là người đi tiên phong trong phong trào bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc
Luật sư Cao Trí Thịnh
http://www.rfi.fr/actuvi/images/111/gao200.jpg
Tờ báo nhắc lại là ngày 4 tháng hai vừa qua, luật sư Cao Trí Thịnh đã bị bắt cóc tại quê quán ở Sơn Tây, nơi ông bị quản thúc, và từ lúc đó đến nay người ta không thấy ông xuất hiện trở lại.
Trước đó, vào năm 2007, ông đã một lần bị mất tích và tính mạng của ông đã bị đe dọa. Đầu năm nay, vợ của ông Thịnh đã bí mật trốn ra nước ngoài và tháng ba vừa qua bà đã đến định cư tại Hoa Kỳ cùng với hai người con.
Trong tuần trước, ngày 23 tháng 4, bà đã gửi một bức thư ngỏ đến Nghị viện Mỹ trong đó bà nhắc lại cuộc đấu tranh của chồng bà để luật pháp được tôn trọng và áp dụng tại Trung Quốc.
Theo báo Le Monde, các luật sư Mỹ trong Ủy ban ủng hộ các luật gia Trung Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền như tổ chức Human Rights in China, kêu gọi Bắc Kinh hãy cung cấp thông tin về số phận hiện nay của luật sư Cao Trí Thịnh và nêu rõ các tội danh của ông này khiến ông bị ngồi tù.
Trước đây, dưới thời ông Mao Trạch Đông, Trung Quốc có những « bác sĩ đi chân không » sẵn sàng đi khắp nơi để chữa bệnh cho dân chúng. Ngày nay, vào thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu ở Trung Quốc, thì ông Cao Trí Thịnh được xem như là một trong những « luật sư đi chân không » ở Trung Quốc.
Ông Cao Trí Thịnh, luật sư của những người bị đàn áp tại Trung Quốc.
Trong thập niên 2000, ông nổi tiếng vì dám đưa kiện trước toà án nhiều vụ đối xử bất công đối với người dân thưòng, từ những người bị trục xuất ra khỏi nhà đến những bệnh nhân bị nhà thương lừa gạt. Là người Công giáo, ông Cao Thí Thịnh đã đứng ra bệnh vực cho tín đồ của các giáo hội tại gia bị chính quyền truy bức, rồi sau đó ông bảo vệ cho tín đồ Pháp Luân Công vốn bị cấm họat động từ năm 1999.
Qua những bức thư ngỏ gửi đến Quốc hội và sau đó gửi lên ban lãnh đạo Trung Quốc trong năm 2005, ông tố cáo tính chất không hợp pháp trong chính sách đàn áp triệt để các tín đồ Pháp Luân Công. Sau đó ông xin ra khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và ông đến tỉnh Sơn Đông thu thập lời chứng của những tín đồ Pháp Luân Công bị tra tấn trong tù.
Nhiều lần bị truy bức, bị cấm xuất hiện trên báo chí Trung Quốc và bị rút giấy phép hành nghề luật sư, ông Cao Trí Thịnh đã ra sức đánh động dư luận ở ngoài nước về tình hình luật pháp bị vi phạm thường xuyên ở Trung Quốc.
Cuối năm 2006, ông bị bắt vì tội danh « lật đổ chính quyền ». Chính vào thời điểm đó, một luật sư khác, ông Hồ Giai, đã tiếp tục công việc bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc của ông Cao Trí Thịnh. Ông Hồ Giai cũng đã bị mất tích trong nhiều tuần lễ trước khi bị quản thúc và bị cầm tù cuối năm 2007.
Báo Le Monde kể lại là trong một bức thư đề tháng 11 năm 2007 ông Cao Trí Thịnh đã kể lại chi tiết những hình thức tra tấn dã man mà ông phải chịu đựng trong tù. Các cai tù, đã tra tấn ông, tuyên bố kà họ muốn cho ông nếm đầy đủ 12 món nằm trong thực đơn tra tấn dành riêng cho tín đồ Pháp Luân Công.
Từ năm 2007 và đặc biệt là vào thời điểm Thế Vận Hội Bắc Kinh, người ta không còn nhận được tin tức về luật sư Cao Trí Thịnh, một trong những nhân vật Trung Quốc được đề nghị cho Giải Nobel Hòa Bình.
No comments:
Post a Comment