Đường vạn dặm cho nền giáo dục đại học ở Việt Nam
Lan Tuong – Phan Tường Vi chuyển ngữ
22-12-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5828
Mặc dù hằng tỉ đồng đã được đổ vào cho nền giáo dục đại học, Việt Nam vẫn trượt dốc trên bảng xếp hạng thế giới
Theo Văn phòng Thống Kê của nhà nước Việt Nam, ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 762 triệu đô-la lên tới 2 tỉ 2 đô-la hằng năm từ năm 2002 cho đến năm 2006. Con số này không tính đến tiền đóng góp từ phụ huynh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm nay đã dự định chi 4 tỉ 6 đô-la, gấp hai lần con số chi trong năm 2006. Bộ hiện chưa báo cáo sự chi tiêu thực sự số tiền 4.6 tỉ này.
Ngân sách dành cho giáo dục bậc đại học được lượng gía khoảng 9 phần trăm trong ngân sách chi tiêu của nhà nước.
Tuy nhiên, trong lúc đầu tư đổ vào ngành giáo dục ngày càng tăng, vị trí của Việt Nam vẫn trượt dốc trên bảng xếp hạng giáo dục của thế giới và những đóng góp trong lãnh vực này.
Trong tháng Mười, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đưa tin qua Bản Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu trong năm 2008-2009, theo đó Việt Nam đứng thứ 98 trong 134 nước được thống kê về lãnh vực giáo dục và đào tạo.
Năm rồi, Việt Nam đứng thứ 79 trong tổng số 129 nước được thống kê.
Thứ hạng này được tính dựa vào những dữ kiện có sẵn công khai và một thống kê được WEF thực hiện bởi WEF và những viện nghiên cứu cũng như các tổ chức thương mãi.
Bản báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phẩm chất giáo dục trong năm 2008 nói rằng thứ hạng đại học thế giới được thực hiện bởi những tạp chí khoa học tổ chức chuyên về khoa học, chẳng hạn như Times Higher Education Supplement và Shanghai Jiao Tong University, Việt Nam chưa được sắp xếp thứ hạng.
Nhiều yếu tố quan trọng thất bại
Trong tháng Tám năm này, 369 trường đại học và cao đẳng hoạt động trên toàn quốc với hơn 1 triệu 6 sinh viên ghi danh theo học, theo Vụ Hậu Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong vòng sáu năm từ 1998 cho đến 2004, 31 trường đại học và 15 trường cao đẳng được thành lập.Tuy nhiên, từ năm 2005 cho đến năm 2007, ước chừng khoảng 69 đại học và 28 trường cao đẳng được thành lập. Có nghĩa là cứ mỗi một tuần có một trường đại học và một trường cao đẳng được thành lập.
Mặc dù có sự gia tăng số trường học, các nhà giáo dục vẫn tiếp tục than phiền về phẩm chất giáo dục của Việt Nam.
Cái thất bại đầu tiên ở hầu hết các trường học là số lượng và chất lượng của người dạy, họ nói.
Với khoảng 52 ngàn người dạy và 1 triệu 6 sinh viên, tỉ lệ giữa người dạy và sinh viên là 1:28, theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm tháng Tám. Tỉ lệ này cao tới 1:30 ở các trường tư.
So với các nước khác, tỉ lệ giữa người dạy và sinh viên khoảng chừng 1:15 và 1:20, Việt Nam hiện thiếu người dạy ở lãnh vực đại học, theo VietnamNet vừa tường thuật.
Nói khác đi, “số lượng người dạy cho nền đại học chỉ thoả mãn 60 phần trăm nhu cầu,” báo VietnamNet dựa vào một viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nói như trên.
Bộ GD&ĐT cũng báo cáo khoảng 10 phần trăm người dạy có học vị tiến sĩ, trong lúc ở các nước khác tỉ lệ này khoảng giữa 60 cho đến 75 phần trăm.
Nhiều trường tư vừa mới bị phát hiện khai gian số người có học vị tiến sĩ và thạc sĩ họ mướn dạy.
Trường Đại học Kỹ thuật Vạn Xuân ở thành phố Hồ Chí Minh báo cáo trường có 20 người dạy có học vị tiến sĩ và 105 người dạy khác có học vị thạc sĩ (master), nhưng thanh tra đã phát hiện trường chỉ có một người dạy có học vị tiến sĩ và sáu người khác có học vị thạc sĩ.
Ở các trường đại học các nước khác, hầu hết người dạy có những công trình nghiên cứu và bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế. Ở Việt Nam, rất ít người dạy có những công trình nghiên cứu được đăng tải.
Theo Báo cáo Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới trong năm 2006, hai trung tâm khoa học chính của Việt Nam – trường Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kỹ thuật Hà Nội – có 34 công trình nghiên cứu khoa học được ghi nhận bởi Viện Thông tin Khoa học ở Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trường Đại học Quốc gia Hán Thành của Nam Triều Tiên (South Korea) có 4.556 công trình nghiên cứu được ghi nhận và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc có được gần 3.000 công trình.
Cái khuyết điểm thứ nhì, theo các chuyên gia, là học trình chú trọng về lý thuyết.
“Ở Việt Nam, sinh viên mất qúa nhiều thì giờ lấy những lớp lý thuyết,” Tiến sĩ Peter Gray từ Học viện Hải quân Hoa Kỳ nói ở một hội nghị giáo dục năm rồi. “Vì vậy sinh viên không có đủ thì giờ để nghĩ đến những điều đã học, nghiên cứu và thực hành ngoài lớp học.”
Hơn nữa, học trình của nhiều môn học là lỗi thời, trong lúc sinh viên thường không tham gia thảo luận với người dạy, nhưng chỉ viết xuống những gì được nghe trong lớp học.
Ở hội nghị quốc gia về phẩm chất giáo dục đại học hôm đầu năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã báo cáo hơn 50 phần trăm sinh viên tốt nghiệp đại học cần tái-huấn luyện trước khi bắt đầu làm công việc của họ.
© DCVOnline
------------------------------------
Nguồn:
(1) Vietnam’s higher education sector has a long way to go. thanhniennews.com, by Lan Tuong, a consultant for the Hanoi-based Consultancy on Development Institute, 20 December 2008.
Re: Đường vạn dặm cho nền giáo dục hậu đại học ở Việt Nam
2008-12-21 22:38:00
Minh Duc
Trích: Nhiều trường tư vừa mới bị phát hiện khai gian số người có học vị tiến sĩ và thạc sĩ họ mướn dạy. Trường Đại học Kỹ thuật Vạn Xuân ở thành phố Hồ Chí Minh báo cáo trường có 20 người dạy có học vị tiến sĩ và 105 người dạy khác có học vị thạc sĩ (master), nhưng thanh tra đã phát hiện trường chỉ có một người dạy có học vị tiến sĩ và sáu người khác có học vị thạc sĩ.
Cái trò khai gian, nói khoác, ít xít ra nhiều để làm ra vẻ có chất lượng thì thuộc về văn hóa. Tuy mở thêm trường nhưng văn hóa thì vẫn là thứ văn hóa cũ, là thứ văn hóa nói láo, làm láo, thổi phồng thành tích. Văn hóa này phát nguồn từ nguyên tắc "Cứu cánh biện minh cho phương tiện", nghĩa là có thể vi phạm tất cả mọi nguyên tắc, mọi giá trị đạo đức, miễn là đạt được mục đích. Nhưng cái mục đích đạt được khi vi phạm các nguyên tắc, các giá trị đạo đức thì chỉ là các mục đích rất là thiển cận.
Có lẽ trước tiên phải mở trường đào tạo những người nói thật, làm việc thì làm cho chu đáo, làm cho đàng hoàng, biết nghĩ đến lợi ích lâu dài chứ không phải nhắm vào những mục tiêu thiển cận, trước mắt. Đó là lối giáo dục giống như của Nho giáo thời xưa. Ngày xưa, người ta nói đi học là để học làm người. Nghĩa là học để trở thành con người biết cách cư xử theo lễ nghĩa, biết hành động theo nguyên tắc, biết tôn trọng các giá trị đạo đức. Đó là lối Đức dục, nghĩa là dạy cho con người có nền tảng về đạo đức. Về sau này, khi người Việt bị người Pháp đánh bại, thì người Việt thấy người Tây phương nhờ tiến bộ về khoa học kỹ thuật nên bỏ lối đào tạo Đức dục mà dạy cho người đi học kiến thức về khoa học, về toán, về các kiến thức về lịch sử, địa lý. Đó là lối đào tạo Trí dục, chăm lo phát triển tri thức. Đến thời CS thì cũng đào tạo cho con người có đạo đức cách mạng, nhưng nội dung đạo đức thì khác với nội dung đạo đức của Nho giáo. Nho giáo dạy cho con người tôn trọng chữ tín, đối xử lễ độ với nhau, khi làm việc thì nhắm vào việc nghĩa, là việc có lợi chung. Đạo đức cách mạng là đạo đức trung thành và nghe lệnh đảng CS, là có thể vi phạm tất cả nguyên tắc và các giá trị đạo đức miễn là có lợi cho đảng. Nho giáo thì không cho phép vi phạm như vậy. Đó là vì CS hành động thì theo phương châm "Cứu cánh biện minh cho phương tiện". Tuy cũng giáo dục cho dân đạo đức nhưng hành động thì lại sẵn sàng bất chấp đạo đức, nguyên tắc. Bệnh thổi phồng thành tích, bệnh nói láo, bệnh làm việc chỉ vụ bề ngoài sinh ra từ đó.
No comments:
Post a Comment