Tuesday, December 23, 2008

LINH MỤC CHÍNH UỶ và LUẬT SƯ BIỆN HỘ

Linh mục Chính ủy và Luật sư biện hộ
Nguyễn Văn Lục
22-12-2008
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=5827
Sự so sánh giữa giữa hai nhân vật, một linh mục kiêm Chính Uỷ (Prête et commissaire), Trương Bá Cần Tổng Biên Tập tờ báo Công Giáo và Dân Tộc (CG&DT) và một luật sư trẻ, luật sư Lê Trần Luật giữ vai trò biện hộ trong vụ án Thái Hà hiện nay là một so sánh nổi bật của tình hình xã hội chính trị và tôn giáo ở Việt Nam bây giờ.
Tôi muốn chứng minh điều đó.

Nếu có một linh mục kiêm Chính Ủy thì tự thân, họ phải can đảm chọn lựa một trong hai vai trò ấy. Không ai có thể đóng trọn hai vai trò ấy cùng một lượt. Ông Huỳnh Công Minh chắc đã không thành thật khi nghĩ rằng: “Vì là cán bộ cách mạng với niềm tin Ki tô, do đó mới phải tìm ra một ý nghĩa thần học cho mọi việc chúng tôi làm, chấp hành đường lối Cách Mạng”
Nguỵ biện! Ý nghĩa thần học nào biện hộ cho những hành động khuynh đảo, khuấy rối, áp đặt lên Giáo Hội mà nửa đời họ đã trung thành,đã tuyên hứa? Làm sao dung hòa được những đòi hỏi tâm linh và những tham vọng thế quyền bạo lực? Làm thế nào có thể cân bằng được Yêu chủ nghĩa xã hội tức cũng là yêu Chúa? Cho nên lời phát biểu của Huỳnh Công Minh chỉ được coi là một vọng ngôn như trường hợp sau 1975 Nguyễn Ngọc Lan đã biến chế: Tin mừng cứu độ trở thành Tin mừng Giải phóng!
Và cứ như thế, người ta sẽ có thể so sánh, ghép nối nối Sài Gòn giải phóng đồng hành với một Thần học giải phóng?

Cho đến lúc viết bài này, tôi vẫn tin rằng những linh mục kiêm chính ủy là những con người khốn khổ nhất vì những điều mà họ tin và những điều họ làm.
Nỗi khốn khổ đó sẽ mang theo họ suốt đời.
Trước mắt, họ sẽ sống đóng kịch, sẽ lộ ra bản chất dối trá và thoái hóa, sống như loài lươn trạch nhắm mắt theo lệnh của một chính quyền toàn trị. Đời sống họ là một bất an, thiếu ý nghĩa, thiếu trong sáng.

Trong khi đó, hình ảnh luật sư Lê Trần Luật là một sự trong sáng về nhân cách, về một quá khứ không tỳ vết, một lương tâm ngay thẳng và nhìn về trước mặt là một “Mùa xuân của tuổi trẻ đang vươn lên”.

Chuyện đòi đất Thái Hà nay là chuyện khởi đầu. Chuyện của trăm thứ phải đòi trên đất nước này. Chuyện cần phải có cho một thách thức lớn hơn, cao hơn: Thách thức giữa những đòi hỏi của sức mạnh tâm linh và thế lực trần thế, giữa đạo giáo và nhà nước, giữa công chính và bạo lực.
Nay những đòi hỏi đó trở thành ngọn đuốc soi đường cho hơn 80 triệu người trong nước và hơn 3 triệu người ở hải ngoại nhận diện rõ Ai là kẻ gây nên thảm trạng Việt Nam hiện tại.

Ở bình diện tôn giáo thì nó vạch ra lằn ranh rõ rệt: Không bao giờ một tôn giáo chính nghĩa trở thành công cụ cho một nhà nước toàn trị. Tôn giáo nào mang tính chất nhà nước (état) là một bản án tự hủy diệt tôn giáo mình.

Nói lên sự thật, dựa vào những bài học rút ra từ lịch sử, không phải để cảnh cáo ai cả.

Cho nên nhắc lại lá thư chung của các giám mục Đông Dương gửi cho giáo hữu ngày 9 tháng 11 năm 1951 là điều cần thiết. (Lá thư này đã bị nhóm Trương Bá Cần yêu cầu hủy bỏ, nhưng không thành). Nhìn trong bối cảnh hiện nay, nó vẫn có giá trị lịch sử như một lời cảnh báo thời tiết: Các Tôn giáo! Hãy coi chừng cộng sản, dù là cộng sản thập niên 1950, thế kỷ 20 hay cộng sản bây giờ, thế kỷ 21 vẫn là cộng sản.
Sự cảnh báo đó giúp cho tôn giáo vẫn đứng vững được trên hai đôi chân của mình mà nhiều lúc tưởng chừng như hụt hẫng. Vì mỗi hụt hẫng cũng vẫn là một cảnh báo khác. Như Chúa đã đặn môn đệ của Ngài: Hãy tỉnh thức.

Nhận diện Trương Bá Cần

Trương Bá Cần tên thật là Trần Bá Cường, viết báo có tên hiệu là Người Tín Hữu và Hương Giang. Ông là một linh mục, Tôi nhắc lại, tôi tôn trọng cái chức danh ấy trong việc tu trì.
Chỉ một điều tôn trọng cái chức danh đó thôi mà tôi đã thấy vất vả vì đầu óc nó hành hạ tôi rồi.
Con đường tu trì mở rộng như môt hoài bão tuổi trẻ cho ông. Nhưng tiếc thay nó chỉ là cái áo mặc ngoài để cho Trương Bá Cần dùng nó vào những việc khác.
Nhất là ông ta có thêm một đôi cánh may mắn kể từ khi được giáo hội cho đi du học tận Paris. Ở đây, không biết ông đã học được gì. Nhưng cái học lớn nhất mà ông cũng như một số đông du sinh,khác có thể đến hơn một nửa như ông ta là học biết PHỦ NHẬN, biết phản kháng, rẽ sang lề trái mà ta có thể gọi bằng nhiều danh xưng như tả phái, thành phần tiến bộ, cấp tiến.
Nhiều người cũng đã trải qua những “cơn hành hạ” hay niềm khát vọng chữ nghĩa, đôi khi chỉ là “những món ăn lạ, có tẩm độc” hay có thể ăn mà không tiêu được và dễ biến thành tầu hỏa nhập ma..
Nhiều người đã không vượt ra khỏi những “ảo ngôn chữ nghĩa”, đã vấp ngả để lôi cuốn vào những thế giới không tưởng, những isme đủ loại, những duy đủ loại của những lá bài chủ nghĩa như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước.

Chân lý, sự thật đối với ông là biết rẽ trái khác người. Ở bình diện tôn giáo ông cũng xử sự như vậy. Và từ chỗ ấy ông tìm được một số bạn đồng hành như Nguyễn Đình Thi, Trần Tam Tỉnh. Đây là hai người đã tài trợ cho Trương Bá Cần trong việc làm báo Công Giáo và Dân tộc như trong thư gửi BBT CG& DT, ngày 08/05/1976 của ông Nguyễn Văn Chín như sau:
“Số tiền mà chúng ta nhận được từ ngoại quốc qua công lao của anh Thi, anh Tỉnh, anh Chín ở Pháp về trao cho anh Bích 100.000NF, Phật Lăng mới. Hôm đi đổi tiền, quỹ chúng ta còn khoảng trên 11.000.000 đồng (cũ) bạc mặt, trên 15.000 dollars và số NF thì không đáng kể, chưa kể tiền kẹt ở Ngân Hàng và số tiền anh Thi bằng cách này cách khác đã chuyển về Việt Nam trước ngày Cách Mạng”
(Bản tường trình đang trên Tin Nhà, Paris, trích lại trên Diễn Đàn Giáo Dân)
Hay những người đàn anh như Phạm Xuân Kỷ, Phạm Bá Trực, Võ Thành Trinh mà người cộng sản gọi là “đại diện cho những người Thiên Chúa giáo yêu nước"
Với những số tiền trên, họ phát triển bằng cách thiết lập các cơ sở như xí nghiệp làm bút bi, quạt trần, đầu tư với công ty Singapore, đầu tư khách sạn Đại Kết, trường ngoại ngữ Nguyễn Trường Tộ, trường dạy Nghề và vi tính Bạch Đằng.

Cũng sau này, ông Nguyễn Văn Chín đã viết thư tố giác việc lem nhem trong quản lý, chi tiêu tiền bạc của nhóm Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ và Vương Đình Bích, ông viết:
“Việc chi tiêu của CG&DT nằm trong tay anh Bích và chị Bảo, nói đúng hơn của phe nhóm anh Bích… Cho đến bây giớ gần một năm rồi, CG&DT chúng ta vẫn chưa làm chuyện công khai hóa việc chi tiêu của tờ báo.. Có một cái gì mờ ám trong việc chi thu của CG&DT.”
Đấy là tự họ tố cáo nhau nhé.

Về nước trước 1975, thoạt đầu ông gia nhập cánh tả với những người như Nguyễn Đình Đầu, Châu Tâm Luân, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Tuấn Nhậm, Thế Nguyên, Nguyễn Nguyên, Thanh Lãng, Tôn Thất Lập, Nguyễn Quốc Thái, v.v...
Nhưng phần đông những người trên đứng và dừng lại vị trí tả phái mà không ngả nghiêng hẳn theo cộng sản.
Đó là điểm khác biệt căn bản giữa ông và họ. Từ một lúc nào đó, ông ngả sang phía những người cộng sản vào cuối những năm 1975 và lộ diện như “những người đẵ được đảng chọn" sau 30 tháng tư 1975. Bọn họ chính thức gồm bốn tên là Vương Đình Bích, Huỳnh Công Minh, Phan Khắc Từ và Trương Bá Cần. Như Vương Đình Bích đã tự nhận:“Đảng cộng sản đã gây dựng bốn người chúng tôi làm đầu não mọi hoạt động của Đảng trong giới công giáo".
Huỳnh Công Minh khi được chọn làm đại biểu Quốc Hội đã phát thệ: “Báo cáo chính trị còn càng làm cho tôi càng xác tín thêm rằng con người mới, xã hội mới mà mọi người đều mơ ước, con người mới đó, xã hội mới đó, không thể có được, nếu không có đảng Lao Động Việt Nam, đội Tiền Phong của giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức. Phần tôi, tôi nguyện suốt đời phục vụ cho Đảng” (Trích Thông Tấn Xã Việt Nam của nhà nước CHXHCNVN ngày 07/07/1976).

Riêng ông Huỳnh Công Minh, du học về làm cha phó họ Tân Định với Cha chính xứ Nghi, sau cha Nghi lên làm giám mục. Trong thời gian đó, ông Minh đã che chở tiếp đón những cán bộ cộng sản nằm vùng. Tôi xin trích Nhật Ký Đời của Hồ Ngọc Nhuận có ghi như sau:
“Chu Thao đã chạy thoát như thế nào tôi không nhớ. Chỉ nhớ tôi đã đến gặp linh mục Huỳnh Công Minh trong một nhà thờ nhỏ, gần cầu Sàigòn. Linh mục Minh đã che giấu thế nào, Chu Thao đã ẩn trốn ở đâu, bao lâu, ai lo, tiếp tế.v.v… Hai người trong cuộc và chị Chu Thao hẳn phải nhớ nhiều. Tôi chỉ là người liên lạc, gởi gấm, hình như có một lần tiếp tế và hầu như cũng chưa bao giờ hỏi lại, nên không nhớ. Linh mục Minh hiện là Tổng Đại diện Giáo phận Sài Gòn, chánh xứ nhà thờ Đức Bà. Chu Thao có thời gian làm ở Sài Gòn Giải Phóng… Linh mục đã chuyển giúp một ít tiền do linh mục Nguyễn Đình Thi ở Paris gửi tặng 18 gia đình ký giả bị bắt. Tôi và chị Kiều Mộng Thu hẹn gặp các chị ở nơi làm việc của Trung Tá Trương Minh Đẩu, chánh văn phòng đại tướng Dương Văn Minh, số 3 Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần” (Trích Hồi ký Đời, Hồ Ngọc Nhuận, trang 193).

Từ một linh mục, các ông trở thành linh mục kiêm chính ủy. Đối với người Thiên giáo nói chung, người ta xếp các ông vào loại những kẻ indésirable hay một thứ unwanted.
Đó là những kẻ không được thừa nhận. Linh mục không còn là linh mục nữa.
Trương Bá Cần, nay khoác thêm áo cán bộ, tất nhiên các ông tự xoá tư cách là người Tín Hữu đồng thời cả tư cách linh mục.
Nhưng trên thực tiễn, các ông vẫn không biết ngượng và cùng lúc đảm nhiệm hai vai trò đó.

Trong một buổi họp của tuần báo Công Giáo và Dân Tộc, người ta cũng nhắc khéo họ về cuộc sống hai mang như trong ngày 11/05/1976, chị Oanh, một cảm tình viên của tờ báo đã thẳng thừng hỏi 4 ông trên: Tại sao các cha nhận là cán bộ lại bị quần chúng công giáo thù ghét?

Không trả lời được. Người ta khinh ghét các ông và chửi cả tờ báo mà các ông rao truyền trong mấy chục năm nay rồi một cách cố đấm ăn xôi.
Một người trẻ khác với giọng run run muốn khóc nói: “Tòa soạn muốn nói gì thì nói nhưng bao nhiêu khó khăn, hậu quả đổ lên đầu bọn đi cổ động: Bị chửi, xé báo.”

Dân công giáo Sài Gòn đã tầy chay tờ báo Công Giáo và Dân Tộc ngay từ lúc khởi đầu. Vậy mà nay nó vẫn tồn tại và rìêng Trương Bá Cấn có thể nói chiếm kỷ lục sống lâu nhất trong vài trò Tổng Biên Tập tờ báo.

Nó sống lâu như thế theo ông Nguyễn Văn Trung cho biết theo như Trương Bá Cần thố lộ: “Sau mỗi số đều có kiểm thảo với vụ báo chí… Tờ báo không phải của mọi người mà là của vài người nhận trách nhiệm trước Mặt Trận Tổ quốc. Tất cả những người cộng tác chỉ là bỉnh bút và phải chịu sự quyết định của ban chủ trương (cắt xén, đăng hay không đăng). Vì thế tờ báo gìới hạn việc mời những người viết. Anh Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín không được mời.” (Trích Hồ sơ tờ báo Công Giáo và Dân Tộc, Diễn Đàn Giáo Dân)
Cho nên tở báo của Trương Bá Cần tóm gọn lại chỉ làm có hai việc: Tìm dịp bốc thơm chế độ và chờ cơ hội đánh phá Giáo Hội Công Giáo.

Tiếng nói của kẻ có quyền, thông qua tờ báo Công Giáo và Dân Tộc nay nắm đầu một cơ quan truyền thông ngụy danh trở thành tiếng nói lạc lõng và đáng nguyền rủa.
Vì thế, đối với tôi, hiện nay vẫn chưa có một tờ báo công giáo nào ở Việt Nam kể từ sau 1975.

Nhìn tuổi trẻ qua một luật sư

So với cuộc đời của Trương Bá Cần trong vai trò Tổng Biên Tập báo Công Giáo và Dân tộc thì cuộc đời của Lê Trọng Luật chỉ là một hạt cát nhỏ. Nhưng ròng rã hơn 30 năm nay, tờ báo ấy và đằng sau nó là UBĐKCGVN vẫn chưa được người công giáo nhìn nhận. Trương Bá Cần vẫn là con số không dưới mắt nhiều người.
Nếu người ta có biết đến Trương Bá Cần là biết để mà tránh, mà né, mà coi khinh. Thật vậy, chính ông Trương Bá Cần cũng nhận ra điều ấy. Trong bải Tham Luận của Trương Bá Cần đọc trong dịp kỷ niệm 25 Đại Hội UBĐKCGVN lần thứ năm. (Lần thứ nhất vào năm 1983, lần hai vào năm 1990, lần ba vào năm 1997, lần bốn vào năm 2000 và lần năm 2008) Trương Bá Cần gián tiếp phê phán,đánh giá Giáo Hội Công Giáo hai miền Nam Bắc. Theo Trương Bá Cần, UBĐKCGVN (trước có thêm hai chữ yêu nước) mục đích là cổ vũ phong trào yêu nước trong đồng bào công giáo mà vẫn không được hàng Giáo phẩm ủng hộ, không được đông đảo các linh mục hưởng ứng tham gia?
Làm sao ủng hộ một tổ chức trá hình, tìm cách xâm nhập và phá rôí Công giáo? Yêu nước nào đây? Hay nói theo lời tuyên bố của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng: “Hiện nay, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội… Không hiểu chân lý này, và không đem áp dụng vào thực tế, chứng tỏ rằng mình không phải là một người Việt Nam tốt, và cũng không phải là một người công giáo tốt.”
Cho nên Trương Bá Cần có mặt như thể vai hề trên một sân khấu chính trị, tôn giáo?

Trong khi đó, luật sư Lê Trọng Luật chỉ cần xuất hiện trong vụ án Giáo dân Thái Hà. Hàng triệu người từ trong nước đến Hải ngoại đều biết đến tên tuổi người luật sư trẻ tuổi này. Nếu không có vụ Thái Hà thì anh sẽ như trăm nghìn những thanh niên cùng lứa tuổi.
Anh chỉ là một thanh niên trẻ sống trong môi trường XHCN kể từ sau 1975. Anh được học hành, lớn lên trong xã hội ấy, thấm nhuần,uôn đúc, nhào nặn trong bầu khí hậu 1975. Nhưng may mắn, anh cũng được miễn trừ cho chính bản thân mình rất nhiều hệ lụy chiến tranh từ 54-1975 cũng như hậu quả tất yếu của những ngày sau 30 tháng tư năm 1975. Chẳng hạn như các chính sách cải taọ công thương nghiệp, chính sách bài trừ Văn Hoá Mỹ nguỵ, chính sách kinh tế mới và nhất là chính sách tập trung cải tạo. Hoặc giả, cùng lắm anh chỉ có kinh nghiệm một cách gián tiếp thời kỳ đã qua, nhất là thời kỳ 20 năm đầu của chế độ XHCN.

Nhưng điều gì cho thấy mặc dù sống trong một Xã hội do tuyên truyền xảo trá, một nền giáo dục nhồi sọ giáo điều, anh vẫn có thể tự thoát mình ra, sống theo những đòi hỏi của lý trí, của lý lẽ công bằng?
Anh là tiêu biểu cho lớp trẻ sau 1975. Sau này, người ta có thể kỳ vọng vào anh, lớp người trẻ Việt Nam không bị vướng mắc trong liên hệ huyết thống với những kẻ đương quyền. Đó là một thiệt thòi hay ngược lại là một may mắn để anh có thể sống xứng đáng một con người, trưởng thành và tạo nên sự nghiệp nhờ chính bản thân mình?

Nhìn anh và những người Thiên Chúa Giáo trước tòa án Phường Ô Chợ Dừa, tôi đọc được gián tiếp những bất mãn chế độ, những băn khoăn về một xã hội băng hoại và lòng quyết tâm của tuổi trẻ. Bạo lực sẽ bị đánh đổ bằng công lý, bằng lẽ phải của cả 80 triệu người đang bị một đảng toàn trị ruỗng mục cai trị và đàn áp.
Nhất là qua đó, tôi nhìn thấy lại “ánh mắt di cư” cách đây hơn 50 năm về trước.

Cuộc tranh đấu cho công bằng xã hội, cho lẽ phải, cho nhân quyền mang một chiều kích mới. Bỗng chốc, anh bước đi những bước đi đúng đường của người tuổi trẻ. Anh đã đem lại một không khí tranh đấu mới mẻ, hiệu quả và được sự hưởng ứng và mến phục của nhiều người.
Anh tranh đấu cho lẽ phải một cách thẳng thừng, không khoan nhượng, không mang theo một mặc cảm quá khứ dồn nén tiêu cực do hận uất như những nhà tranh đấu đi trước anh.
Anh đã trả lời phỏng vấn trong cái chừng mực mà pháp luật cho phép trong những luận cứ chuyên môn của mình.
Tôi rất quý mến thái độ và phong cách trả lời của anh trong cuộc phỏng vấn của đài RFA. Trong đó không thiếu thái độ sòng phẳng, dứt khoát mà cũng không thiếu cương quyết.
Và chắc có nhiều người khác cũng cảm nhận như tôi khi nghe lại buổi phỏng vấn…

Nói như thế để nghĩ rằng việc anh đứng ra bào chữa cho 8 nạn nhân vụ Thái Hả dựa trên những đòi hỏi công bằng trước pháp luật nhiều hơn là các yếu tố chính tri, xã hội hay cả tôn giáo.
Nhưng nếu nhà cầm quyền cộng sản không hiểu như thế thì rất có thể đẩy những người trẻ như anh vào thể đối đầu chính trị của những người dissidents.

Tôi biết chắc một điều là những người trẻ trong nước đã thấu rõ bàn chất chế độ này là: Tham nhũng không chữa được, độc tài phe nhóm đến trơ trẽn, hèn nhát suy nhược đến mất thể diện của một quốc gia.
Trên mọi bình diện, đã đến lúc nó cần phải thay đổi.

Cuộc tranh đấu mới đầu chỉ có ý nghĩa tranh đấu pháp lý biến sang những cuộc vận động chính trị không còn mang tấm vóc địa phương mà trên bình diện toàn quốc cũng như Hải ngoại.

Nhưng nghĩ đến những người như anh lại thấy sự giả trá và mông muội, khiếp nhược của những người như linh mục kiêm chính uỷ Trương Bá Cần.

Giữa tiếng nói của Trương Bá Cần và anh luật sư, người ta sẽ quý mến, khâm phục ai trong hai người?
Tước danh linh mục trở thành sự sỉ nhục cho chính kẻ khoác danh nó.
Tiếng nói toa rập với chính quyền của linh mục kiêm Chính Uỷ Trương Bá Cần

Lợi dụng Buổi Đại Hội UBĐKCGVN lần V, Trong bài gọi là Tham, Luận: Truyền thống yêu nước và tổ chức yêu nước của đồng bào công giáo ở Việt Nam, Trương Bá Cần muốn chia rẽ hai giáo phận miền Bắc và miền Nam trong Vụ Thái Hà. Chúng ta cần nhìn cho rõ điều này. Đây cũng là bài bản, thói quen của tờ Công giáo và Dân Tộc trong những sự việc sau đây:

● Trước đây, vào năm 1960, Linh mục Phạm Hân Quynh trong bài phỏng vấn của báo La Croix ở Paris ra mặt chống lại UBLLCGVN, tiền thân của UBĐKCGVN nên sau đó Lm Quynh đã bị bắt và quy tội “chống lại vai trò trung gian gây nhiễu của UBLLCGVN để giới hạn ảnh hưởng không tốt đẹp của nó về phía người công giáo” UBLLCGVN sau này cũng đóng vai trò trung gian gây nhiễu ở trong Nam do nhóm TBC điều động. Phần Lm Quynh đã bị tù và quản thúc gần 30 năm tại miền Bắc và chỉ được trả tự do vào năm 1988 chỉ vì chống đối tổ chức mặt nạ công giáo kiều Trương Bá Cần. (Đọc thêm bài: Chính sách đàn áp công giáo của đảng cộng sản và vai trò của UNĐKCG trong 30 năm công giáo dưới chế độ cộng sản, bài của Lê Thiên, trang 456)

● Nhóm Công Giáo và Dân Tộc đòi hỏi hủy bỏ thư chung của Hội Đồng Giám Mục Đông Dương năm 1951 trong buổi họp tại Đại Chủng Viện, vì Thư chung có những nhận định sai lạc về người Cộng Sản và có thái độ chống cộng sản tai hại. Nội dung buổi họp đó được đăng lại trên các số báo Công Giáo và Dân Tộc, số 40. Và Nội dung lá thư chung năm 1951, theo tôi vẫn còn giá trị, ít nhất về mặt lịch sử của Giáo hội thầm lặng miền Bắc.

● Tiếp đến là Thư Chung của Hội đồng Giám Mục về Thống Nhất ngày 22/11/1975. Trong đó Trương Bá Cần “lên lớp” Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình là chưa tỏ rõ Thái độ và Lập Trường. Nhiều trí thức công giáo bất bình vì thái độ của TBC. Tờ báo CG&DT sau đó bị cả chính quyền cộng sản tịch thu vì lập trường cứng rắn và quá khích “bảo hoàng hơn vua” của Trương Bá Cần. Linh mục quốc doanh hơn cả quốc doanh như một vai trò con rối. Trí thức công giáo thời đó được dịp hiểu rõ con người của TBC như thế nào. Và có người dặn riêng tôi khi viết bài này, nhớ viết kỹ lại điều này.

● Trong dịp viếng thăm của Hồng y Roger Etchegaray, chủ tịch ủy ban “Giáo Hoàng công lý và Hòa Bình” (Sau này, Giám Mục Nguyễn Văn Thuận thay thế), tháng 7, 1989 có đem theo một thông điệp của Giáo Hoàng gửi Hồng y Trịnh Văn Căn và Hội Đồng giám mục VN. Trong dịp tiếp xúc với chính quyền VN, Hồng y đã tế nhị nhờ chính quyền trao bức thư đó cho Giáo Hội VN. Ông Trương Bá Cần đợi đến tháng 8 mới cho đăng bức thư đó lên báo CG&DT. Chắc là có nhận được chỉ thị trực tiếp từ Ban tôn giáo, ông Trương Bá Cần đã cắt bỏ những từ nào đã được gạch đít xét ra không có lợi cho chính quyền cs. Chẳng hạn những từ như: Sự thử thách, sự thách đố, hay Từ ngày xảy ra những biến cố trước đây. Hoặc những từ chỉ nhằm đề cao tinh thần giáo dân như “Hiên ngang kiên cường, tuyên xưng đức tin, sức sống hùng mạnh của giáo dân”. Trương Bá Cần sợ hay ngại và xoá bỏ hết. Chắc sau việc cắt bỏ này, ông TBC cảm thấy mình có công với đảng, mình “khôn ngoan”.

Và đối với ông hèn, gian dối đồng nghĩa với khôn ngoan.
Sự khôn ngoan ấy còn tỏ rõ hơn trong một lần khác khi dịch bài phỏng vấn Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình của ký giả Aimé Savard, đăng trên tờ La Vie, bên Pháp. Trương Bá Cần cũng cắt đục bỏ như vậy. Bị độc giả chất vấn, TBC đã trả lời sống sượng trên báo CG&DT như sau: “Tờ La vie có đối tượng của nó. Công giáo và dân tộc cũng có đối tượng của mình. Làm báo là phải lựa chọn. Lựa chọn những cái gì thật cần thiết và hữu ích cho đối tượng mình phục vụ”.

● Vụ biểu tình đòi trục xuất Khâm sứ ra khỏi Việt Nam. Xin đọc lại chứng từ viết về quang cảnh lúc đó:
“Họ nhảy qua tường, đột nhập vào toà khâm sứ, dùng búa đập phá ổ khóa ngoài cổng, trèo lên mái nhà căng biểu ngữ và hạ cờ tòa Thánh. Bọn chúng hò hét: Đả đảo! đả đảo! Henri Lemaitre về nước, cút đi, cút đi. Họ xô đẩy Khâm sứ, linh mục phụ tá người Ba Lan và linh mục bí thư người Việt trong khuôn viên Tòa Khâm sứ ra hẳn ngoài đường Hai Bà Trưng, rồi đóng ập cửa lại.” (Trích Công giáo miền Nam Việt Nam sau 30/04/1975, trang 219, trích lại trong Ba mươi năm, trang 465). Sau khi trục xuất được khâm sứ rồi đến người kế nhiệm là Sesto Quercetti cũng chưa đầy một năm sau cũng bị trục xuất. Ngoại giao giữa Vatican và chính quyền VN bị đứt đoạn như hồi 1954-1955.

Việc trục xuất Khâm sứ ở Hà Nội cũng như Sài Gòn là nhà nước muốn chứng tỏ cho Vatican thấy cái ưu quyền của nhà nước đối với quan hệ giữa Vatican và giáo hội VN theo tinh thần Nghị quyết 297 của Hội Đồng Bộ Trưởng, trong đó đòi Vatican phải có sự chấp thuận của nhà nước trong việc chọn lựa Giám Mục. Điều mà Vatican thường không gặp khó khăn gì đối với các nước khác trên thế giới. Còn ở Việt Nam, đây là khúc xương khó nuốt mà chính quyền cộng sản nhất định không muốn nhả ra.

Họ đây là ai? Họ cầm đầu giật giây này là Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích với sự phụ họa của Thanh Lãng và Phan Khắc Từ. Riêng Trương Bá Cần còn dùng thêm lực lượng Thanh Lao Công mà ông là Tuyên Uý để đập phá tòa Khâm Sứ.
Cảnh đập phá ấy nhắc nhắc nhở mọi người nhớ tới cảnh đập phá bây giờ ở Thái Hà. Có điềư gì khác biệt?

● Vụ ngăn cản GM Nguyễn Văn Thuận làm Tổng Giám mục phó Sài Gòn. Tất cả đều có bàn tay của TBC hay Huỳnh Công Minh nhúng vào với lời tuyên bố “Không cần gì phải có Vatican, các giám mục Việt Nam cứ thu xếp với nhau là được rồi”.

Đây là bước đầu manh nha của một thứ Công Giáo Tự Trị do nhóm Vương Đình Bích, Trần Viết Thọ, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, Thanh Lãng mong muốn. Thật sự thì nhóm này cũng hành động theo sự thúc đẩy bên trong của chính quyền cộng sản mà họ tránh không muốn ra mặt. Trên tờ Sài Gòn Giải Phóng có ghi lại lời trả lời của ông Nguyễn Văn Hanh như sau: “Do đó, đã xảy ra xôn xao và xáo trộn, thậm chí có chết người trong cuộc xô xát đêm 03/86/1975, gần cầu Trương Minh Giảng”.
Đây là cái chết đầu tiên xô xát gìữa cái cũ và cái mới báo hiệu những câu chuyện chẳng lành.
“Cạnh đó có tiếng nói khác của Lm Trần Du, đăng trên tờ Đứng Dạy, số 72, trang 46 như sau: “ Hai triệu dân công giáo không chấp nhận. Giám mục Nguyễn Văn Thuận không có quyền từ chức.”.

Giáo dân Thái Hà. Hãy học lại bài học này. Họ đã từng bắt giám mục Nguyễn Văn Thuận từ chức như hiện nay, họ yêu cầu thay đổi TGM Kiệt và mấy Lm Dòng Chúa Cứu Thế.
Nhưng hoàn cảnh Giám Mục Thuận và Giám mục Kiệt không còn giống nhau nữa.

Cách hành xử bạo ngược của đám Trương Bá Cần chỉ tạo thêm mối nghi ngờ của các Giám Mục Nguyễn Văn Bình Và Nguyễn Kim Điền vốn lúc ban đầu có thiện chí hợp tác với chính quyền mới. Thật vậy, Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền ngay từ đầu đã gửi tâm thư vào ngày 01/04/1975 và Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình gửi tâm thư ngày 05/05/1975, chỉ 5 ngày sau của 30/04 mà nội dung đều là vui mừng, kêu gọi giáo dân hợp tác với chính quyền mới. Nhưng cái khẩu hiệu anh em, hãy vui mừng, vì giải phóng đẵ đến (nhái lại câu” Anh em, hãy vui mừng vì Chúa của chúng ta đã đến. Theo tinh thần Hiến chế: Gaudium et Spes.)
Anh em ơi! Hãy vui mừng đã chẳng được bao lâu tiếp nối sau là câu: Hãy khóc lên đi, con cháu của Israel! !
Cuối cùng thì cả cái miền Nam đều buồn.
Sau này, chỉ có mình Thanh Lãng để chúc thư sám hối và xin tha thứ trước khi qua đởi.

● Có vài vụ muốn nói ở đây. Vụ Vinh Sơn vào tháng 2, 1976.. Cũng tờ báo CG&DT, số 34 dành trang khổ lớn viết về vụ Vinh Sơn như sau: “Từ 7 giò 30 ngày 12-2-76 đến 8 giờ 30 ngày 13-2-76, lực lượng an ninh vây bắt ngay tại nhà thờ Vinh Sơn một tổ chức phản nghịch vũ trang chống lại chính quyền Cách Mạng, phá hoại kinh tế và đời sống nhân dân do linh mục chính xứ Vinh Sơn là Nguyễn Quang Minh cùng với một thiếu tá nguỵ là Nguyễn Ngọc Thiệp cầm đầu”.
Nhưng khi kê khai vũ khí thì có 2 rulô, 1 colt 45 và 1 súng AK.
Họ có mời các lm Huỳnh Hữu Đặng, thơ ký tòa giám mục, lm Nguyễn Huy Lịch, ông Nguyễn Đình Đầu đến”phạm trường” chứng kiến vụ này. Tổng giám mục cũng có lên tiếng phê phán vụ Vinh Sơn.
Phần Trương Bá Cần và tờ báo của ông đã lên tiếng thống trách TGM Bình và HĐGM Việt Nam là “chưa đủ dứt khoát với quá khứ và coi việc chống Cộng như bổn phận của công giáo”
Trương Bá Cần luôn luôn có giọng dạy đời, “lên lớp Giám Mục hay cả Hội Đồng giám mục nữa”.

Cạnh đó còn nhiều vụ khác làm cho mối liên hệ giữa công giáo và chính quyền cộng sản trở nên căng thẳng và xấu đi như các vụ: Đóng cửa Trung tâm Đắc Lộ vào tháng 12/1980, bắt giam 7 tu sĩ Dòng Tên và lm bề trên Nguyễn Công Đoan, một cộng sự viên đắc lực của TGM Bình. Ngày 15/05/1987, chính quyền bắt giữ ở dòng Đồng công Thủ Đức 60 người trong đó có 40 linh mục và 20 tu huynh với lời cáo buộc tu viện trở thành trung tâm huấn luyện đến 600 cán bộ.
Lời cáo buộc hẳn là vô căn cứ dành cho một vị bề trên già như lm Thủ.
Những việc bắt bớ như thế làm cho Giám Mục Nguyễn Văn Bình trở thành khó ăn khó nói đối với cộng đoàn tín hữu Sài Gòn.

Và trong chỗ riêng tư, khi nào về nghỉ ngơi tại nhà cựu dân biểu Ngô Công Đức vốn là cháu của TGM, có khi có cả Trần Bạch Đằng, TGM, bản tính hiền lành, cả nể, thường phàn nàn bày tỏ nỗi ưu tư của ngài, đôi khi bị người ta ép phải tuyên bố điều này điều kia như trong vụ Vinh Sơn chẳng hạn.

Tôi cảm thức sâu xa rằng Hồng Y Trịnh Như Khuê ngoài Hà Nội và Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình Sàigòn là những người lãnh đạo Thiên Chúa Giáo đau khổ nhất trong vai trò chủ chiên của mình dưới bàn tay cộng sản và tay chân của họ..
Chẳng biết số phận Hồng Y Phạm Minh Mẫn bây giờ có hơn gì không? Tôi hỏi để mà hỏi.

● Trong giai đoạn đánh phá tàn dư của văn hóa ngụy, lợi dụng dịp này, Trương Bá Cần đã yêu cầu các Lm xứ giao nộp hết giấy tờ, sổ sách của mỗi xứ. Sau đó, Trương Bá Cẩn cho 3,4 người lọc tìm tài liệu, sách vở quý giá để làm thư viện riêng cho mình, còn những giấy tờ hộ tịch như rửa tội, hôn thú vv thì cho thu gom bán kí lô. Việc làm của TBC đáng lên án vì phá hủy, thu sạch toàn bộ Văn hoá nhà đạo làm của riêng mình.
Tội đối với văn hóa lịch sử đạo công giáo ở Việt Nam mình Trương Bá Cần trách nhiệm và trả lời sau này.

● Vụ Phong Thánh tử đạo cho 117 vị tử đạo tại VN vào năm 1988. Có lẽ đây là công việc đánh phá ngoạn mục nhất của tờ CG&DT của Trương Bá Cần. Trong suốt thời gian chuẩn bị trước khi phong thánh, tờ CG&DT đã trở thành cơ quan đầu não thay mặt chính quyền cs đánh phá công giáo.. Bên cạnh những bài viết của cán bộ cộng sản như Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện, có sự tiếp tay của Thiện Cẩm, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích, Nguyễn Thiện Toàn, Huỳnh Công Minh và thêm Giám Mục Bùi Tuần…

Có những bài sau đây được đăng trên CG&DT nhằm hỗ trợ cho việc đánh phá ấy như: Vài suy nghĩ trước dư luận về việc phong Hiển thánh các vị Tử Đạo Việt Nam của Giám Mục Bùi Tuần, đăng trên CG&DT, số 648 phát hành ngày chủ nhật 7-2-1988. Bài viết của Giám Mục Bùi Tuần nhằm thuyết phục Hội Đồng Giám Mục VN và Toà thánh hủy bỏ việc phong thánh…

Cho đến lúc này, tôi cũng chưa hiểu hết thái độ và lập trường của Giám Mục Bùi Tuần trong việc này như thế nào?. Cạnh đó có bài của Nguyễn Khắc Viện nhan đề: Chết vì đạo? Chết vì ai? Tiếp theo, CG&DT, số ra ngày 14-2- 1988 có bàì viết nhằm trao đổi với Giám Mục Bùi Tuần: Trao đổi với Giám Mục Bùi Tuần. Cuối cùng trên CG&DT, số ngày 19-6-1988,đúng ngày tuyên bố phong thánh có đăng bài: “Một cuộc tiếp xúc với Giám Mục Bùi Tuần.” Chưa bao giờ mà họ lại đoàn kết lại với nhau quyết tâm phá bỏ quyết định phong thánh của Vatican đến như thế. Quyết liệt và đấu tranh không tương nhượng bằng đủ cách vận động, ngay cả vận động bên cạnh tòa thánh của Giám Mục Bùi Tuần..Thất bại hoàn toàn. Việc phong thánh vẫn tiến hành xuôi xẻ

Phải nhìn nhận “công đánh phá” của Trương Bá Cần. Cái ghế Tổng Biên Tập tờ CG&DT vì thế đã không thể có ai thay thế được. Sau này, có một vài bài có tính cách “ tiêu cực” một chút thì Trương Bá Cần nhận được lời cảnh cáo: Này anh Cần, độ này thay đổi nhiều đấy nhé. Lới cảnh cáo nhẹ nhàng đó đủ để TBC trở lại vị trí “con rối và làm cảnh“của mình.

Trương Bá Cần và vụ Thái Hà

Thay vì đứng vế phía Giáo Hội trong vụ Thái Hà mà gần như toàn thể giáo hội hai miền đều đồng tâm nhất trí trong vụ Thái Hà, Trương Bá Cần, như thông lệ, lợi dụng dịp Đại Hội UBĐKCGVN lần V để gián tiếp theo lệnh nhà cầm quyền cảnh cáo hàng giáo phẩm VN, nhất là miền Bắc. Trước hết, khôn ngoan và xảo quyệt, TBC so sánh hai giáo hội, hai miền trước 1975 và từ đó đánh giá hai giáo hội.

● Đối với Giáo hội miền Nam: Trương Bá Cần đánh giá cao tính cách hội nhập của những người “công giáo yêu nước”.
Tôi rất dị ứng với 4 chữ này. Đánh giá cao hay cố tình đánh giá cao để có dịp đánh giá thấp Giáo Hội miền Bắc nhân vụ Thái Hà. Đó là ngôn ngữ đa chiều của người cộng sản. Khen chỗ này, dập chỗ kia. Ông nêu ra trường hợp vào năm 1962, một số trí thức công giáo như Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung có cho ra tờ tuần báo Sống Đạo mà đư luận thời đó cho là cấp tiến, có người còn cho là “rối đạo”, cấm không cho bán báo trước cửa nhà thờ. Riêng Trương Bá Cần cho tờ tuần báo Sống Đạo có lập trường Dân Tộc. Nói như thế chữ Dân tộc được hiểu ngầm họ là trí thức yêu nước, tiến bộ, ngả sang phía cộng sản một cách gián tiếp. Thật ra cả hai quan điểm trên đều đánh giá sai, hiểu sai hay cố tình hiểu sai lập trường cùa tờ Sống Đạo như trường hợp Trương Bá Cần. Trung thực mà nói, khi ra tuần Báo Sống Đạo, nhóm trí thức trên chì muốn tuân theo những điều canh tân, đổi mới theo tinh thần của Công Đồng Vatican 2 đã được công bố. Mục đích là thay đổi, canh tân lối sống đạo cho phù hợp tinh thần của Công Đồng. Và hoàn toàn thuần túy tôn giáo, không có tý mưu đồ chính trị nào như ám chỉ “vơ vào, hậu ý” của Trương Bá Cần. Còn đối với giáo dân bảo thủ, bám lấy lối sống đạo cũ thì tuần Báo Sống Đạo trở thành “rối đạo”.
Sau này, nhóm trí thức công giáo có tổ chức “Tuần lễ Xã hội học công giáo” cũng nằm trong tinh thần đó.
Hãy trả lại vị trí đúng mức của tờ Sống Đạo và không bao giờ có chuyện ngả nghiêng như Trương Bá Cần xuyên tạc.
Cái khen của ông ta có tẩm thuốc độc.

Riêng ông Trương Bá Cần muốn gián tiếp kết án vụ Thái Hà bằng cách gán cho giáo hội miền Bắc cái tinh thần của thư chung 1951 khi ông viết:
“Giáo Hội công giáo ở miền Bắc vẫn sống theo tinh thần chống Cộng của các giám mục Đông Dương năm 1951, là không hợp tác với một chính quyền do người cộng sản lãnh đạo nên coi tổ chức yêu nước của đồng bào công giáo là công cụ của chính quyền và nhất là sợ rằng UBLLCGTQ sẽ là manh nha của giáo hội tự trị như ở Trung Quốc. UBLLCGTQ vì thế đã không được hàng giáo phẩm ủng hộ và được rất ít các linh mục tham gia mặc dầu UBLLCGTQ trong suốt 28 năm hoạt động chưa bao giờ tỏ dấu hiệu là đã làm phương hại đến Giáo Hội, ngoài việc động viên đồng bào công giáo yêu tổ quốc, yêu hòa bình.”

Thật sự tôi không muốn đi vào tranh cãi với một người cố chấp và u mê như ông. Trong bất cứ biến cố gi xảy ra, ông vẫn cao giọng lên tiếng kết án và dạy đời đến khó chịu.

Đối với người cộng sản, tôn giáo là vấn đề chiến lược. Sắc lệnh 234 S-L do ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng ký ngày 14-6-1955 còn đó. Trục xuất Khâm sứ Dooley 1959. Sau này cũng trục xuất Khâm sứ Lemaitre trong SàiGòn. Bắt giam cầm nhiều năm tất cả những thành phần linh mục trí thức và ưu tú nhất của địa phận Hà Nội như lm Nguyễn Văn Vinh, Phạm Hân Quynh, Nguyễn Văn Thông, Lm Oánh. Giam lỏng Hồng y Trịnh Như Khuê và Trịnh Văn Căn. Theo Hồi ký Tôi muốn sống của lm Lễ, Giám Mục Trịnh Như Khuê đi bộ vòng nquanh sân thượng tòa Giám Mục nhiều đến độ vết giầy của ngài tạo thành một đường vòng cung in hằn trên sân thượng.
Đã có bao nhiêu lượt đi bộ như thế tạo thành một đường vòng cung như thế và cũng là vết hằn của kiên nhẫn và chịu đựng?
Nỗi khổ ấy nào ai thấy được. Nhất là bọn người như Trương Bá Cần.

Mục tiêu dài hạn của chính quyền Cộng sản không hẳn là biến giáo hội công giáo thành Giáo hội nhà nước như bên Trung Cộng. Nhưng ít ra cũng trở thành một công cụ của nhà nước, trung thành và tuân theo pháp lệnh của nhà nước.
Điều mong muốn của họ đã chưa bao giờ có cơ hội thành tựu mặc dầu với rất nhiều biện pháp và cố gắng không ngừng từ 1954 đến nay.
Và nay, một lần nữa với những biện pháp họ đang thi hành ở Thái Hà. Họ chỉ muốn có một Giáo Hội công giáo khuất phục( soumise), biết nghe lời. Và trong quá khứ từ năm 1975 đến nay, vẫn chỉ là những trò chơi cút bắt, những tiểu xáo cá nhân lợi dụng qua lại, “phải quấy” cho yên truyện..

Tôi nhận thức rõ được điều đó. Chưa có một giao hảo trên tương quan hàng ngang, biết tôn trọng những thẩm quyền mặc nhiên lịch sử và hiến chế. Sau quy chế xin-cho đã một thời tạm ổn, người ta thấy rằng không thể mãi mãi như thế được. Không thể cứ xin ngay cả những điều đương nhiên không cần xin và cho những điều không cần cho.
Không bao giờ nên biến tương giao Xin-Cho thành một quy chế pháp lý được. Vì tự nó là điều vô lý không thể chấp nhận được trong một xã hội pháp quyền.
Nêu chưa đối xử giao hảo tốt với nhau thì trước hết, hãy hành xử với nhau dưa trên pháp luật mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được.
Và một lúc nào đó, sức căng cứng sẽ được buông ra. Sức mạnh của kiên trì, nhẫn nại và chịu đựng. Nào ai biết nó sẽ như thế nào và đi đến đâu?

VIDEO : Đài (nhà nước) VTV1 về vụ Thái Hà
http://www.youtube.com/watch?v=FZgToD-gg2g&eurl

Trở lại tình cảnh Giáo Hội sau 1954, chúng ta cần nhìn cho rõ mặt. Đó là trường hợp Tổng quản Thanh Hóa, lm Phạm Tần nhận được sắc phong giám mục từ tháng 3-1959, nhưng mãi tới tháng 6-1975 mới được sắc phong. Phải đợi 16 năm trời. Mãi đến nắm 1974, lần đầu tiên, giám mục Trịnh Văn Căn mới được đi Rome họp Thượng Hội Đồng Giám Mục. Ông Nguyễn Mạnh Hà muốn thông tin cho người bạn mình là lm Phạm Hân Quynh về nội dung Công Đồng Vatican 2, để tránh sự kiểm soát của nhà nước, ông xé từng trang một để gửi về. Hầu như toàn thể Giáo Hội miển Bắc không biết tý gì về Công Đồng Vatican 2. Sau 20 năm, hầu như số lm ngoài Bắc không thay đổi gì. Đảng cộng sản hy vọng sẽ xóa sạch số lm còn lại. Cho nên địa phận Hà Nội với 300 ngàn tín hữu còn có 25 linh mục. Hải Phòng150 ngàn/16 linh mục. Phát Diệm 125 ngàn/23 lm. Bùi Chu 300 ngàn/ 27+25 lm chui.
Điều diễn tả trung thực nhất về Giáo Hội miền Bắc vẫn là tên gọi: Giáo hội thầm lặng.
Không ngồi xuống chiêm nghiệm, không hiểu hết nỗi khổ đau ấy.

Thật khốn cùng. Một thứ sống đạo kiểu hầm trú, khô cạn dần. Nhưng dù ít, dù khốn cùng, cộng sản vẫn không thể nào lũng đoạn được tổ chức Giáo hội. Theo Stephen Denney: “Giáo Hội miền Bắc vẫn vững chắc như một nguyên khối, với một hàng giáo phẩm bảo thủ và thường bất hợp tác, các tín hữu phần đời lòng tín ngưỡng sâu xa và trung thành với các linh mục và giám mục, và một nhóm nhỏ các linh mục “tiến bộ”. Vị trí của các linh mục này được quyết định do lòng trung tín của họ đối với đảng và ý thức hệ của đảng hơn là một nền thần học đích thực”( Trích Giáo Hội công giáo tại Việt Nam, Stephen Denney, bản dịch và gìới thiệu của Đỗ Hữu Nghiêm)

Bức tranh toàn cảnh sinh hoạt tôn giáo đã được một cán bộ Cộng sản trong Nam, ông Đỗ Trung Hiếu, sau này bị cs cầm tù vẽ lại không xa mấy hoàn cảnh thực tế các tôn giáo ở miền Bắc. Trong bài viết Con đường Khúc khủy, ông Đỗ Trung Hiếu viết: “Tôi đi thăm một vòng các vùng Thiên Chúa giáo ở Hà Nam Ninh, tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đặc biệt khu Bùi Chu-Phát Diệm, nhà thờ Đá. Tôi đi thăm các ngôi chùa cổ từ tháp Phổ Minh, di cảo Vạn Kiếp, chùa Keo, chùa Tây Phương, chùa Thầy, vùng Trúc Lâm Yên Tử, Côn Sơn của Nguyễn Trãi, tìm hiểu về Tam Tổ đời Trần, vụ án Lê Chí Viên đời Lê, chùa Bộc thờ Vua Quang Trung Nguyễn Huệ gần Gò Đống Đa và về Đền Hùng ở Vĩnh Phúc chiêm nghiễm sự đời.

Đối với tôi, thực tế miền Bắc và lý luận của các bậc đàn anh làm công tác tôn giáo vận ở miền Bắc đều không có sức thuyết phục. Ngược lại chính những điều đó đã gây cho tôi cảm giác ngao ngán. Tôi đã nói những băn khoăn này với ông Nguyễn Quang Huy và Nguyễn Văn Hiệu, nhưng chưa hề đduợc trả lời nghiêm chỉnh.

Hầu hết chùa, nhà thờ ở miền Bắc mà tôi đến thăm đều rêu phong tàn tạ. Các nhà sư (sư ông, sư bà) lẩm cẩm sợ sệt, một bá cáo cụ, hai bá cáo cụ. Các linh mục, giám mục đóng kín cửa lạc hậu với thời cuộc. Phật tử gần như không còn gì nữa, chỉ ẩn hiện dưới dạng mê tín, cúng bái linh tinh và rất e dè trước khách lạ. Tín đồ Thiên Chúa giáo thì khổ cực, hằn sâu trong mắt họ những nét u uất thâm nghiêm, nhưng rực lửa và sẵn sàng bốc cháy khi có mồi.
Đó là mối nguy lớn chứ không phải sự thành công của tôn giáo vận. (Trích Phật giáo Thống Nhất, Hồ sơ Thống nhất Phật giáo, Đỗ Trung Hiếu, trang 53, Tin Nhà).

Câu cuối cùng này tôi muốn nhắn riêng với đám Trương Bá Cần. Đừng làm như thế nữa.

Tôi nghĩ vài nhận xét của ông Đỗ Trung Hiếu đủ để cho thấy những nhận xét hết sức thiển cận và cố tình chà đạp lên lẽ phải, lên thực tế trong bài Tham luận của ông Trương Bá Cần khi ông viết: “Hiện nay chỉ còn một số đồng bào công giáo Việt Nam ở Hải ngoại là còn có thái độ chống Cộng, chống nhà nước Việt Nam Xã Hội chủ nghĩa do đảng cộng sản lãnh đạo và hiện cũng chỉ còn một số người công giáo Việt Nam ở Hải ngoại là còn chống đối UBĐKCGVN một cách quyết liệt. Không lẽ những người đã bỏ nước và bỏ Giáo Hội ra đi như vây mà còn có thể ảnh hưởng trên Giáo Hội công giáo của chúng ta hay sao? Và ông kết luận: “Còn tương lai Giào Hội của Chúa Kitô trên đất nước Việt Nam hôm nay tùy thuộc vào vị trí của Giáo Hội công giáo trong cộng đồng dân tộc. Nhân đại hội này của UBĐKCGVN, chúng tôi xin phép đưọc nêu ra những vấn đề như vậy để tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và mong có một lời giải đáp cho một vấn đề 25 năm nay vẫn còn bế tắc”.

Cứ nhìn vào thực trạng giáo hội trước đây và bây giờ cho thấy tình trạng như thế chỉ xảy ra ở nơi nào có chính quyến Cộng Sản. Người công giáo trên khắp thế gìới, người Việt Hải ngoại trên khắp thế giới không cần một thứ tổ chức ngụy danh Ủy Ban Liên Lạc hay Đoàn Kết, công giáo yêu nước v.v... Tất cả chỉ là mỹ từ bịp bợp không cần thiết.

Ông Trương Bá Cần đừng hy vọng chia rẽ Giáo Hội miền Bắc và miền Nam hoặc Hải ngoại. Dù ở những hoàn cảnh địa lý khác nhau, người công giáo khắp nơi trên thế giới vẫn là một. Những luận điệu của ông cho thấy đã trên 30 năm rồi, các ông một nhóm người, cộng chung vài trăm người, chưa bao giờ có khả năng hội tụ người công giáo lại dưới chiêu bài UBĐKCGVN.

50 năm nữa cũng thế thôi.

Với những bức bách mà chế độ cộng sản nhằm áp đặt trên các tôn giáo chỉ làm cho vị thế của Việt Nam bị lẻ loi, cô độc và yếu kém thêm đối với thế giới bên ngoài mà mỗi việc làm sai trái trở thành dư luận cho thế gìới khinh miệt.

Cá nhân những người trong nhóm Trương Bá Cần chả là gì cả. Đối với Giáo Hội Việt Nam nói chung theo nghĩa cả Bắc lẫn Nam, và hải ngoại trước sau vẫn là một khối thống nhất không tách rời được.
Và họ đã từ lâu coi những người như Trương Bá Cần là những kẻ bị khai trừ (Ex-communié). Tư cách gì những kẻ đã bị khai trừ có tiếng nói trong lòng Giáo hội Việt Nam?

Hãy cứ để họ sủa. Đoàn người vẫn tiến lên!
© DCVOnline

No comments: