Hải quân vẫn dòm ngó
The Economist
Đăng ngày 23/12/2008 lúc 05:55:24 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3395
Một sự pha trộn nhập nhằng giữa nơi nghỉ mát, tính ngây ngô và căn cứ quân sự
Từ căn phòng nhìn ra bãi biển trước khách sạn Sanya Marriott Resort & Spa, du khách có thể chiêm ngưỡng một dãy khách sạn sang trọng đã mọc lên như nấm trong những năm gần đây dọc theo bờ biển nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Nhà chức trách luôn lớn tiếng quảng cáo rằng, trong thập kỉ này, đã có ít nhất bốn kỳ thi hoa hậu toàn cầu được tổ chức tại bờ biển được che nắng bằng những hàng dừa xanh mát của tỉnh Tam Á (Sanya). Trái lại, giới chức trách tỏ ra ít ồn ào hơn về những căn cứ hải quân khổng lồ và những bờ đê chắn sóng bằng bê tông vẫn lờ mờ hiện ra đằng sau những ô dù che nắng và những jet-ski cao tốc tại bãi Dạ Long.
Hình 1 : Đảo Hải Nam
http://i53.photobucket.com/albums/g69/hungquoc/Hinh1.jpg
“Đừng đến gần. Ở đó là khu quân sự, nguy hiểm lắm”, một người cho mướn thuyền chèo dặn dò khách hàng. Bác tài lái tắc-xi cười xoà trong lo lắng và nói ông chẳng biết gì cả. Đầu năm nay, những tấm hình chụp từ một vệ tinh nhân tạo đã giải thích những phản ứng trên của thổ dân. Những tấm hình này cho thấy rằng một tiềm thủy đĩnh (thuộc thế hệ Tần -Jin) đả bỏ neo tại đây. Tiềm thủy đĩnh thuộc thế hệ Tần (Jin) là một tàu chiến mới nhất của Trung Quốc với khả năng chuyên chở và bắn đi khoảng 12 hỏa tiễn có đầu đạn hạt nhân.
Những tấm hình trên cũng cho thấy một cảng dưới lòng đất tương tự như các phim gián điệp James Bond. Giới nghiên cứu cho biết một hải cảng như vậy có thể tiếp nhận những tiềm thủy đĩnh.
Một công trình xây dựng căn cứ quân sự đã được công bố và đã được khởi công gần căn cứ Ngọc Lâm mà công luận đã biết đến. Tuy nhiên, những tấm hình trên đã gây nhiều xôn xao trong giới báo chí. Rất nhiều người cho rằng một công trình quân sự quy mô như trên chứng tỏ một tham vọng đầy đe doạ. Tam Á nằm ở vùng duyên hải phía nam đảo Hải Nam. Tỉnh này hướng ra biển Đông, vùng biển đang có nhiều tranh chấp giữa các quốc gia trong vùng, trong đó có Trung Quốc. Hơn nữa, Biển Đông là hành lang cho phép hải quân Trung Quốc phát triển tầm hoạt động đến Đông Nam Á, đến Ấn Độ Dương (theo nỗi lo sợ của Tân Đề Li) và ngay cả Thái Bình Dương.
Căn bệnh bí mật quân sự rất mâu thuẫn với cố gắng biến đảo Hải Nam thành trung tâm du lịch quốc tế thời thượng của Trung Quốc. Đảo này có diện tích tương tự như đảo Tích Lan và nằm vào phía cực nam của Trung Quốc. Giới chức trách hãnh diện giới thiệu Hải Nam như Hawaii của Trung Quốc. Nhìn ra biển, lời giới thiệu này đồng nghĩa với sự hiện diện của vài khu trục hạm (thuộc loại Luyang) và chiến thuyền trang bị tên lửa. Có lần một khu trục hạm bỗng hiện ra lượn lờ thoải mái thả hơi khói trước những khách sạn.
Dù Hải Nam có tầm vóc chiến lược đến đâu, trong thập niên 80, giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định rằng ngành du lịch là vẫn bàn đạp phát triển tốt nhất cho đảo. Vào thời điểm này, cựu Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, Trương Ái Bình, đã thuyết phục Bộ tư lệnh Trung Quốc biến bãi Dạ Long từ một căn cứ thao duyệt thủy quân thành nơi nghỉ mát. Các giới chức địa phương cũng đã được gửi đi Honolulu để thăm quan và học hỏi.
Trong vòng vài năm tới, ngành du lịch Hải Nam có lẽ sẽ còn vươn ra thêm tới vài căn cứ trừ bị của quân đội. Đã có kế hoạch xây dựng trung tâm phóng vệ tinh nhân tạo tại Văn Xương về phía đông-bắc của đảo. Mục tiêu là hoàn thành trung tâm này trong năm 2012. Tại Trung Quốc, hiện nay có ba trung tâm nghiên cứu không gian. Những trung tâm này đều nằm dưới sự kiểm soát của quân đội và đều là những nơi cấm người ngoại quốc lai vãng. Vào tháng 9, khi phi hành gia Trung Quốc tiến hành lần đầu tiên cuộc du ngoạn trong không gian, chỉ có một vài nhà báo ngoại quốc được mời đến trực tiếp tham dự chuyến du ngoạn này.
Hình 2 : Căn cứ hải quân Tam Á
http://i53.photobucket.com/albums/g69/hungquoc/Hinh2.jpg
Theo quan niệm của giới hữu trách dân sự thì, ít ra, trung tâm Vạn Ninh sẽ mở ra một giai đoạn mới. Giới cầm quyền địa phương đang thảo kế hoạch xây dựng một khu giải trí chuyên đề về không gian ước tính 1 tỉ đô la, không xa trung tâm nghiên cứu không gian. Mục đích là biến khu vực ít ai biết đến này thành một vùng du lịch có thể cạnh tranh với Tam Á. Du khách có quốc tịch Trung Quốc đã được phép tham quan một vài chương trình phóng hỏa tiễn tại lục địa. Nhưng Vạn Ninh còn hy vọng sẽ có nhiều may mắn và nhiều cơ hội hơn. Báo chí cho biết một giới chức địa phương đã tuyên bố trung tâm không gian Vạn Ninh sẽ mang những tính cách “thương mại”, “quốc tế” và “cởi mở”.
Những hy vọng này hao hao giống những gì mà giới chức trách địa phương của tỉnh Cửu Tuyền đã mơ ước. Cửu Tuyền kề cận với sa mạc Gobi và nằm về phía đông-bắc Trung Quốc. Tại đây và cách đây vài năm, người ta đã đề xướng những kế hoạch du lịch quy mô để khai thác lợi thế đến từ sự hiện diện của trung tâm phóng vệ tinh (Trung tâm Đông Phong) nằm cách Cửu Tuyền 200 cây số và ăn sâu vào vùng sa mạc. Vệ tinh đưa các phi hành gia ra vũ trụ để du ngoạn trong không gian (vào tháng 9 vừa qua) đã được bắn đi từ trung tâm này.
Nhưng giới chức trách Cửu Tuyền đã thất vọng ê chề. Với quyền kiểm soát trung tâm, phe quân đội đã không mấy vồn vã với việc thu hút khách du lịch: đến giờ này khu giải trí liên quan đến không gian ngoại ô tỉnh Cửu Tuyền vẫn là một vùng hoang vắng.
Nguồn: The Economist, ngày 11/12/2008
Nguyễn Huy Đức chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment