Vì
sao Elon Musk công kích dữ dội thủ tướng Anh ?
Nguyễn Giang - RFI
Đăng
ngày: 08/01/2025 - 10:53
Từ
vài tuần qua, thủ tướng Anh Keir Starmer là đối tượng công kích dữ dội từ nhà tỷ
phú Mỹ Elon Musk, người giầu nhất thế giới. Căng thẳng leo lên một nấc thang mới
khi ông chủ Tesla cáo buộc thủ tướng Anh thuộc Công Đảng đã « đồng
lõa » với mạng lưới tội phạm lạm dụng tình dục trẻ em. Lãnh đạo ba nước
Anh, Pháp và Đức gần như cùng một lúc lên án « những lời dối trá và bóp
méo thông tin » được nhà tỷ phú lan truyền.
HÌNH
:
Nhà
tỷ phú Mỹ Elon Musk công kích dữ dội thủ tướng Anh Keir Starmer (P) những ngày
gần đây. © AP, Leon Neal - Montage RFI
Những
lời công kích, các cuộc tranh cãi và những lời bị cho là « khiêu khích »
của người đàn ông giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk nhắm vào thủ tướng Anh,
Keir Starmer đang gây ra khó khăn không nhỏ cho chính trường Anh trước ngày ông
Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ.
Elon
Musk : Thủ tướng Anh « đáng phải ngồi tù »
Đầu
năm 2025, trong khi chính phủ Anh nín thở chờ ngày ông Donald Trump lên làm tổng
thống Mỹ 20 tháng Giêng, vì lo lắng trước những đe dọa áp thuế vào hàng của Anh
bán sang Hoa Kỳ, thì vụ Elon Musk, người được ông Trump phong chức trong tân
chính quyền Mỹ, dùng mạng xã hội công kích đích danh Thủ tướng Kier Starmer đã
gây nóng chính trường London
Ông
chủ của cả tập đoàn Tesla và mạng xã hội X (trước đây là Twitter) nêu lại vụ một
số người đàn ông gốc Pakistan ở vùng Bắc Anh bị truy tố đã dụ dỗ các thiếu nữ
Anh da trắng phục vụ tình dục. Khi đó, vào năm 2009, ông Starmer là trưởng công
tố hoàng gia, đã chỉ đạo cho ngành tư pháp có những hướng dẫn bảo vệ nạn nhân,
và ngành này đã xử 17 băng đảng “nuôi dưỡng trẻ em Anh để lạm dụng tình dục”.
Thế
nhưng, phe cực hữu Anh cho là ông Starmer né tránh, không truy tố hết các thủ
phạm. Còn sự thực là các vụ đàn ông Nam Á dụ dỗ trẻ em gái ở Anh thuộc tầng lớp
nghèo, gia đình có vấn đề, để lạm dụng tình dục xảy ra từ rất lâu từ 1997 đến
2013. Theo điều tra của BBC News (08/01/2025) thì khi ông Starmer là Trưởng
Công tố Hoàng gia, ngành công tố đã kết án 35 vụ các nghi phạm ở Rotherham,
Derbyshire, Cornwall, Rochdale, Oldham và Oxford.
Những
phản ứng từ truyền thông và chính phủ Anh
Theo
báo Anh, the Guardian thì ông Elon Musk đã “khiêu khích chính phủ Anh”
nhưng không phải là nói chơi, vì ông thường xuyên dùng mạng xã hội do bản thân
làm chủ, để ủng hộ cho phe cực hữu Âu-Mỹ. Cách nói của Elon Musk là cần làm mạnh
tay để “bài trừ” các loại dân nhập cư mà phe cực hữu họ cho là “ngoại
đạo”, là “xâm lăng” văn minh Âu-Mỹ.
Vụ
việc các “băng đảng gốc Nam Á khai thác tình dục trẻ em Anh” đã cũ nhưng
gây phản ứng cảm tính rất mạnh trong xã hội, và đây là tâm lý được phe cực hữu
khai thác. Thậm chí họ còn tung tin rằng chính quyền dung túng để những tay đàn
ông nhập cư “hãm hiếp các bé gái bản địa”. Ông Musk không chỉ đòi bỏ tù
Thủ tướng Anh mà còn nói một nữ bộ trưởng Anh, bà Jess Philips “phạm tội
mang tính diệt chủng” với phụ nữ Anh.
Nhà
tỷ phú Mỹ này còn vận động đòi thả khỏi nhà tù ở Anh nhân vật hoạt động cực hữu
Tommy Robinson. Đây là cách nói đánh vào tâm lý được phe cực hữu thổi lên trong
dân, giống như nỗi sợ hãi người từ bên ngoài khu vực văn hóa Âu-Mỹ, Ki Tô giáo
đã rộ lên ở Đức mấy năm trước khi xuất hiện cáo buộc thanh niên Syria được bà
Angela Merkel cho vào tỵ nạn đã lạm dụng tình dục phụ nữ Đức.
Diễn
ngôn của ông Musk nằm trong trào lưu coi Anh và Tây Âu đang “suy sụp” vì
các chính phủ yếu kém, để di dân Trung Đông “tràn vào gây họa”, giống
như cách ông Trump vẫn nói một cách chụp mũ, ám chỉ tất cả đàn ông nhập cư trái
phép từ Trung Mỹ là “bọn trộm cướp, hiếp dâm”.
Cũng
cần nói Anh đang gặp vấn đề nhập cư trái phép vào hàng ngày bằng thuyền nhỏ từ
châu Âu nên tâm lý do ngại làn sóng xâm nhập mất kiểm soát là có thật, nhưng điều
ông Musk làm là trộn hết một loạt vấn đề như xung khắc chủng tộc, di dân kinh tế,
nhân quyền và một số vụ tội phạm do người nhập cư gây ra, vào với nhau để tăng
áp lực lên chính giới.
Elon
Musk : Người "cứu rỗi" nền văn minh Anh ?
Về
lý do vì sao Elon Musk, không phải là người Anh nhưng quan tâm đặc biệt đến nước
Anh thì cha của ông là Errol Musk gần đây trả lời đài phát thanh LBC ở Anh nói
rằng gia đình Musk (người Cộng hòa Nam Phi gốc Hà Lan – Afrikaan), luôn ngưỡng
mộ Anh. Năm Elon sáu tuổi đã được cha đem tới Anh chơi và từ hồi trẻ Elon luôn
sùng bái lịch sử Anh, và đã từng thuê một lâu đài cổ ở Anh để mở tiệc tùng, mời
bạn bè. Nay thì theo cách giải thích này, Elon Musk, đã có quyền và có tiền
trong tay, muốn can thiệp vào chính trị Anh để “cứu rỗi” nền văn minh
Anh. Tuy thế, chính cha của Elon Musk lại nói là “người Anh nên bỏ ngoài tai
những gì con ông nói”.
Phát
biểu của Elon Musk: Chính trường Anh rối ren
Không
chỉ ở Anh mà cả ở Đức, Pháp, Elon Musk đã can thiệp vào chính trị châu Âu bằng
những lời chỉ trích khá nặng nề nhắm vào chính giới châu Âu. Còn tại Anh, các
báo lớn ban đầu cho rằng chính phủ của Công đảng (Labour) đã cố coi như không cần
hồi đáp lời của Musk, nhưng cuối cùng thì Thủ tướng Starmer đã lên tiếng, đầu
tiên là bảo vệ các bộ trưởng bị Musk công kích, hai là nói thẳng rằng những gì
Elon Musk phát ngôn ra là “tin bịa đặt”, là “lời dối trá”.
Nghiêm
trọng hơn, không chỉ đảng cầm quyền bị Elon Musk chỉ trích mà cả ông Nigel
Farage, người người ủng hộ Donald Trump và là lãnh đạo đảng Cải cách (Reform
Party-thiên hữu, bài ngoại, chống EU) cũng vừa “dính đạn” của Musk. Cách
nay vài ngày, nhà tỷ phú Mỹ gốc Nam Phi nói ông sẵn sàng bỏ ra 100 triệu đô la
giúp đảng Cải Cách ở Anh thắng cử nhiệm kỳ Quốc hội tới, nhưng hôm sau lại
tuyên bố ông Farage không xứng đáng làm lãnh đạo đảng này. Các báo Anh cho rằng
với các phát ngôn bất ổn như vậy, Musk đang gây rối cho chính trị Anh.
Elon
Musk : Nỗi lo sợ cho các đảng ở Anh ?
Nếu
Elon Musk chỉ là một tỷ phú bình thường trong ngành xe chạy động cơ điện thì
không ai lo ngại ông ấy. Nhưng không chỉ có tiền, Elon Musk còn nắm trong tay một
vũ khí truyền thông cực mạnh là mạng X hiện có 611 triệu người dùng và số lượt
đọc 4,3 tỷ một tháng. Mạng X này đã bị cho là khuynh đảo cả bầu cử ở nhiều nước.
Hơn
nữa, nỗi lo trực tiếp của các đảng ở Anh là Elon Musk được Tổng thống sắp lên nắm
quyền ở Hoa Kỳ, Donald Trump, tin tưởng và giao việc cắt giảm bộ máy hành chính
Mỹ. Như thế, ông Musk không còn là một thường dân mà là quan chức chính quyền mới
ở Washington. Những gì ông nói đã và đang làm quan hệ Luân Đôn với tân chính phủ
Mỹ thêm phần căng thẳng.
Xin
nhắc rằng từ năm 2024, các báo Mỹ như Washington Post, trong bài của Philip
Bump, đã nói hiện tượng Elon Musk dùng mạng xã hội can thiệp vào thủ tục dân chủ
là “rất nguy hiểm”. Nay thì những điều đó đang xảy ra ở Tây Âu và Anh mà
các chính trị gia bắt đầu phải đối phó.
Sau
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp nói Elon Musk đang muốn tạo ra một “quốc
tế phản động”, còn ông Starmer thì nói cần thận trọng trước nguy cơ của nạn
lan tỏa tin giả mà ông cho rằng Musk là người đứng đằng sau.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
MUSK
- PHÁP - ANH - TIN GIÃ
Lãnh
đạo Pháp, Anh lên án Elon Musk gieo rắc "tin giả", kích động hận thù
No comments:
Post a Comment