Việt
Nam : Khoảng trống quyền lực nguy hiểm sau thời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thụy
My - RFI
Đăng
ngày: 21/07/2024 - 00:50
Courrier
International nhận định sự kiện tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời
hôm thứ Sáu 19/07/2024 ở tuổi 80, đã để lại « một khoảng trống khó lấp đầy »
trong đời sống chính trị Việt Nam.
HÌNH
:
Ảnh
tư liệu : Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu nhân buổi tiếp đón tổng
thống Mỹ Joe Biden tại Hà Nội ngày 10/09/2023. AP - Evan Vucci
Ông
Nguyễn Phú Trọng qua đời và khủng hoảng kế nhiệm
Một
ngày trước đó, đảng cộng sản Việt Nam đã ra thông cáo cho biết chủ tịch nước Tô
Lâm sẽ « tạm thời » điều hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để có thể « tập
trung điều trị tích cực cho tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ». Bộ Chính trị trao
cho ông Trọng huân chương Sao Vàng, « huân chương cao quý nhất của nước Cộng
Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam » - theo tờ Le Courrier du Vietnam, và Asia
Sentinel nói thêm huân chương này « thường chỉ để truy tặng ».
Hôm
thứ Sáu, Asia Sentinel cũng là tờ báo ngoại quốc đầu tiên loan
tin tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, trước khi báo chí nhà nước nhìn nhận.
Cơ quan truyền thông đặt ở Hồng Kông nhận xét, « Sau khi đẩy lui được một
đối thủ trước đại hội đảng năm 2016, và dù bị đột quỵ vào giữa năm 2019, ông
Nguyễn Phú Trọng vẫn nắm trọn quyền hành cho đến những tháng gần đây ».
The
Diplomat nhắc
lại, hồi tháng Giêng, ông Trọng đã không thể gặp thủ tướng Lào và tổng thống
Indonesia. Việc tổng bí thư không xuất hiện công khai khiến người ta đồn đoán sức
khỏe của ông diễn biến xấu. Năm 2023, Nguyễn Phú Trọng đã phải hủy chuyến công
du Hoa Kỳ. Và theo Asia Sentinel, « Vào mùa xuân, đã có những tin tức
là ông Trọng làm việc trong một phòng dành riêng của khu hồi sức ở bệnh viện
quân đội 108 Hà Nội, ông thường qua đêm ở đó trong trường hợp cần chăm sóc khẩn
cấp ».
Ngày
20/06, khi Vladimir Putin đến Hà Nội, một tấm ảnh của Sputnik
News cho thấy tổng bí thư phải ngồi dựa hẳn vào ghế, mà Nikkei
Asia cho rằng « có thể do tác dụng phụ của thuốc ». Báo
chí Việt Nam không nói gì về tình trạng này.
Ông
Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm hay Bộ Chính trị bầu tổng bí thư mới ?
Cũng
theo Nikkei Asia, từ nay đấu tranh quyền lực trong đảng sẽ gia tăng
mạnh mẽ. Hai nhà nghiên cứu Việt Nam trong một bài viết đăng trên trang web
Singapore Fulcrum khẳng định ông Trọng qua đời « sẽ dẫn
đến hậu quả nặng nề cho tương lai chính trị Việt Nam », với «
cuộc khủng hoảng kế nhiệm ».
Lên
làm tổng bí thư từ năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng có « quyền lực chưa từng
thấy » trong gần 15 năm qua, và một trong những lý do là ông «
không hề có tai tiếng gì ». Đặc biệt ông tung ra chiến dịch chống tham
nhũng được mệnh danh là « Đốt lò », khiến hàng ngàn quan chức bị bắt hoặc cách
chức, kể cả những nhà lãnh đạo cao cấp. Nay ông Trọng mất đi, để lại một khoảng
trống lớn.
Nhiệm
kỳ tổng bí thư của ông còn kéo dài đến năm 2026, tức đại hội đảng lần tới. Fulcrum tự
hỏi, từ nay cho tới lúc đó, chủ tịch nước Tô Lâm có tạm thời kiêm nhiệm, hay Bộ
Chính trị sẽ bầu ra một tổng bí thư mới ? Ông Tô Lâm vốn là bộ trưởng công an
cho đến tháng Năm, đã đóng vai trò trung tâm trong chiến dịch chống tham nhũng
của Nguyễn Phú Trọng, và chiến dịch này « giúp ông có cơ hội loại bỏ
các đối thủ trong cuộc đua thay thế ông Trọng », theo The
Diplomat.
Tô
Lâm lên thay ông Võ Văn Thưởng bị buộc phải từ chức hồi tháng Ba với cáo buộc
vi phạm các quy định của đảng. Một tháng sau, chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
cũng phải từ chức tương tự. Asia Sentinel nhận định : «
Bây giờ chỉ còn mỗi một chướng ngại vật trên con đường trở thành tổng bí thư của
ông Tô Lâm : thủ tướng Phạm Minh Chính ».
Nhà
văn Mỹ Douglas Kennedy và chợ nổi miền Tây
Cũng
về Việt Nam nhưng trên lãnh vực xã hội, Le Figaro Magazine tiếp
tục loạt bài du ký « Một người Mỹ ở Việt Nam » của nhà văn
Douglas Kennedy, phần hai nói về chuyến đi Đồng bằng sông Cửu Long.Sau khi thăm
Sài Gòn, Đà Lạt, Ban Mê Thuột và Huế, nhà văn Mỹ tìm đến với vựa lúa của Việt
Nam.
Ông
tự hỏi bà Marguerite Duras sẽ nghĩ sao khi khung cảnh được miêu tả trong cuốn
« Người tình » (L’Amant, được giải Goncourt năm 1984) đã được
hiện đại hóa, với những tòa nhà bê-tông, ánh đèn nê-ông của các cửa tiệm, siêu
thị, máy rút tiền, và rác thải nhựa trôi nổi dọc khắp bờ sông. Ông Nhân, tốt
nghiệp đại học ngành thương mại quốc tế nhưng về quê mở một khu nhà nghỉ đơn
sơ, đưa ông đến thăm khu chợ trên sông, một trong những chợ nổi hiếm hoi còn
sót lại trên thế giới. Người chủ trọ sinh năm 1968, khi quân Bắc Việt bất ngờ tấn
công trên 100 thành phố của Việt Nam Cộng Hòa đúng vào ngày Tết, ngại ngùng khi
được hỏi cảm tưởng về chiến tranh.
Nhà
văn Mỹ thưởng thức phở và cà phê sữa pha theo kiểu Việt Nam ngay trên xuồng –
những chiếc xuồng gỗ cũ kỹ có từ thế kỷ trước. Chợ nổi xuất hiện từ thế kỷ 13,
khi vùng đất này được bao phủ bằng một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch và chưa
có nhiều đường lộ, người ta di chuyển bằng đường sông. Theo người hướng dẫn, chợ
nổi được cư dân ưa chuộng vì rẻ hơn các cửa tiệm trên đất liền, nhất là đang
siêu thị đang ngày càng phát triển.
Một
chiếc tàu du lịch lớn đến gần, với khoảng hai chục người đồng hương của Douglas
Kennedy cùng lứa tuổi, trong đó có người mặc chiếc áo thun với dòng chữ gây bối
rối cho nhà văn « Hãy luôn coi chừng một cựu chiến binh Việt
Nam ». Người này nói lớn với người bên cạnh : « Thật
khó tin khi thấy khung cảnh đẹp như vậy, sau hàng tấn bom chúng ta thả xuống
năm 1968 ! ». Quay về nhà nghỉ, một chiếc xe tải nhẹ chạy qua với loa
phóng thanh tuôn ra những tràng dài, mà nhà văn đoán là khẩu hiệu tuyên truyền
đại loại như « Ủng hộ kế hoạch năm năm », « Đoàn kết gây
sức mạnh ». Nhưng ông Nhân nói rằng « Họ rao bán giấy
vệ sinh ».
Donald
Trump : Chủ đề được bàn tán nhiều nhất tuần này
Sau
vụ ám sát hụt, Donald Trump là đề tài chính được tất cả các báo bàn luận.Le
Point tuần này đăng ảnh cựu tổng thống Mỹ với miếng gạc trên vành tai
phải, nhấn mạnh « Trump, hơn bao giờ hết ». The
Economist ghép ảnh hai ông Donald Trump và J.D. Vance đang nhìn về
phía trước, đặt câu hỏi « Họ sẽ đưa nước Mỹ đến đâu ».
L’Express đưa hình vẽ một chiếc đồng hồ cát mà phần dưới bắt đầu nhiều
hơn phần trên, than thở « Và trong khi đó nước Pháp đi xuống ».
Courrier
International chạy
tít lớn « Paris lại là lễ hội » : Còn một tuần nữa
khai mạc Thế vận hội, báo chí ngoại quốc hoan nghênh sự đổi mới của thủ đô nước
Pháp. Le Nouvel Obs nghỉ hè sớm với số đúp mùa hè, trang bìa là một
hòn đảo giữa biển xanh bát ngát, với dòng tít « Thay đổi không
khí ».
Thoát
chết, cựu tổng thống thành người hùng trong mắt dân Mỹ
L’Express nhận thấy viên
đạn sượt qua vành tai phải của ứng cử viên Nhà Trắng đã biến ông thành một người
hùng, giảm thiểu cơ hội của đối thủ. Tổng thống trước đó từng bị bắn là Ronald
Reagan, một cựu diễn viên hạng B, cựu thống đốc California. Vụ tấn công ở
Washington hôm 30/03/1981 làm ba người bị thương, trong đó có Reagan. Tổng thống
70 tuổi bị trúng đạn ở ngực nhưng chỉ sau 15 ngày đã rời bệnh viện trở về Nhà
Trắng, uy tín đang xuống thấp bỗng tăng vọt. Donald Trump chưa phải là tổng thống
nhưng rất có thể lại trở thành ông chủ Nhà Trắng ngày 05/11 tới. Chỉ suýt soát
vài milimet nữa là hung thủ Thomas Matthew Crooks có thể giết chết nhà tỉ phú.
Tuy
không phải là diễn viên chuyên nghiệp, nhưng Donald Trump một lần nữa tại
Butler, chỉ vài giây sau bi kịch, đã chứng tỏ khả năng truyền thông : đứng
dậy với khuôn mặt loan báo, giơ nắm tay lên hô « Chiến đấu ! Chiến
đấu ». Thoát chết, điểm tín nhiệm của Trump vượt lên ngay 3 điểm so với Joe
Biden, được cảm tình cả từ những người không thuộc phe ông. Tuần báo nhắc lại lời
của dân biểu đảng Dân Chủ Tip O’Neill về Ronald Reagan sau vụ ám sát :
« Tổng thống đã trở thành người hùng, chúng ta không thể tranh chấp với một
nhân vật được yêu mến như vậy ».
Nở
rộ thuyết âm mưu
Trong
bài xã luận « Số hên của ông Trump », Le Point nhận định nay
ông Joe Biden khó mà vượt lên nổi. Một bên là ứng cử viên Cộng Hòa mạnh mẽ, bên
kia là tổng thống đương nhiệm vẫn chưa xóa mờ được những tranh cãi về cuộc
tranh luận với đối thủ, phải chăng cuộc bầu cử tháng 11 đã có sẵn kết quả ? Cú
sốc mới càng làm rung chuyển một nước Mỹ vốn đang chia rẽ, căng thẳng lên cao
chưa từng thấy kể từ sau cuộc nội chiến đã làm hơn 600.000 người chết từ 1861 đến
1865.
Theo
Pew Research Center, cử tri của mỗi bên đều coi bên kia là vô đạo đức. Hoa Kỳ
tuy là đại cường kinh tế, quân sự và công nghệ của thế giới đương đại, nhưng
truyền thống làm chính trị không thay đổi mấy kể từ cuối thế kỷ 18. Hai trăm
năm mươi năm sau độc lập, các chính khách cần phải biết rằng người dân có thể
diễn dịch những tuyên bố khiêu khích của họ như một sự cổ vũ bạo lực. Thuyết âm
mưu đang nở rộ hơn bao giờ hết, và cần làm rõ sự việc, dù tay súng đã mang theo
xuống mồ lý do đã ra tay hành động.
Phát
súng can thiệp vào cuộc bầu cử quan trọng nhất thế giới
Cũng
trên Le Point, triết gia Bernard-Henri Lévy cho biết, có lẽ do lúc
nghe tin ông đang ở Ukraina, ý nghĩ đầu tiên không phải như các vụ ám sát trước
đó của Lincoln, Roosevelt, Kennedy, Reagan - nhẹ nhõm sau khi một
người vừa thoát được tử thần do một kẻ khủng bố mang đến - mà là « ru-lét
Nga », hình ảnh mô tả sự may rủi. Đó là sự điên khùng của một thế giới mà
định mệnh được đánh cược trong tầm ngắm của một kẻ sát nhân với động cơ chưa
rõ, phát súng can thiệp vào cuộc bầu cử quan trọng nhất thế giới.
Một
giây trước đó, Donald Trump đối với nhiều người là cái tên tệ hại nhất nước Mỹ
và một giây sau đó, là một người sống sót nhờ phép lạ - và đối với các fan của
ông, là một sự thiêng liêng, một người chiến thắng. Vài ngày sau quốc khánh Mỹ
04/07 và vài giờ trước quốc khánh Pháp 14/07, hình ảnh vành tai đẫm máu của
Trump lan truyền trên toàn cầu.
Phải
nói là ứng cử viên Trump đã rất khôn ngoan, sau khi sờ lên tai để xem mình còn
sống hay không, đã có động tác thách thức rất được hoan nghênh. Nhưng theo tác
giả bài viết, đó là một thái độ cao bồi, của một nhân vật ủng hộ Putin, nói
không với tổng thống Ukraina, phản bội người Kurdistan, đe dọa sẽ không bảo vệ
châu Âu nếu không trả đủ tiền vào ngân sách NATO. Donald Trump nếu đắc cử sẽ là
tin rất xấu cho nước Mỹ và cho thế giới.
Với
cặp Trump-Vance, nước Mỹ đi về đâu ?
The
Economist băn
khoăn « Donald Trump và J.D. Vance sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu ? ».Nếu
Thomas Matthew Crooks bắn chệch sang phải vài centimet, nếu Donald Trump không
quay đầu thì có lẽ ông đã chết. May mắn là Trump không bị thương nặng, và một
điều may nữa là một thẩm phán Florid đã không truy tố ông. Các đại biểu trong đại
hội đảng Cộng Hòa ở Milwaukee đội những chiếc nón kết mang con số « 45/47 »,
tin rằng Trump sẽ là tổng thống nhiệm kỳ tới.
Donald
Trump nay đang thống trị đảng Cộng Hòa. Việc ông chọn J.D. Vance làm ứng cử
viên phó tổng thống cho thấy Trump vô cùng tự tin vào chiến thắng. Một nhân vật
chống toàn cầu hóa, chống các tập đoàn, chống nhập cư và ít kinh nghiệm chính
trường không thể mở rộng số cử tri cho Trump.Trên phương diện đối ngoại, Đài
Loan và Ukraina sẽ là các trắc nghiệm đối với công chúng Cộng Hòa truyền thống
kiểu Reagan, theo đó tôn trọng trật tự thế giới và các đồng minh là có lợi cho
Hoa Kỳ.
Về
Đài Loan, ông Vance không rõ ràng, còn ông Trump khẳng định Đài Bắc phải chi trả
cho việc được Mỹ bảo vệ chống lại Trung Quốc. Về Ukraina, Vance đi xa hơn cả Trump,
khi nói rằng không quan tâm tới việc ai sẽ thắng. Nếu trở thành phó tổng thống,
quan điểm của Vance không hẳn sẽ trở thành của chính phủ Donald Trump. Tuy
nhiên ông Trump đã già, nếu thắng cử ông sẽ trở thành tổng thống lớn tuổi hơn cả
Biden vào lúc kết thúc nhiệm kỳ, và nếu ông Vance kế tục sẽ rất đáng ngại.
Nga :
Kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô sắp cạn
Liên
quan đến cuộc xâm lăng Ukraina, The Economist cho biết « Số lượng
vũ khí khổng lồ do Liên Xô để lại đang sắp cạn kiệt ».Theo ước tính của
nhiều cơ quan tình báo, sau hai năm chiến tranh Nga đã mất khoảng 3.000 xe tăng
và 5.000 xe thiết giáp. Trang Oryx thu thập thông tin từ các nguồn mở đếm được
3.235 xe tăng Nga bị phá hủy, nhưng số thiệt hại thực tế còn lớn hơn nhiều.
Nhà
phân tích Aleksandr Golts ở Stockholm nói rằng Vladimir Putin phải cảm ơn các
nhà lãnh đạo Liên Xô cũ, vì biết trang bị của phương Tây tối tân hơn, nên đã lo
sản xuất hàng ngàn chiến xa trong thời bình để chuẩn bị. Trước khi sụp đổ, Liên
Xô sở hữu số thiết giáp bằng con số của toàn thế giới cộng lại. Nhưng nguồn vũ
khí này dù rất lớn không phải là vô tận.
Bị
Ukraina tiêu diệt quá nhiều, Matxcơva phải chắp vá các thiết bị, và do không sản
xuất được máy công cụ nhưng lại bị cấm vận, chiến xa của Nga sắp cạn. Khi
Serguei Shoigu cuối năm ngoái khoe đã đưa sang chiến trường 1.530 xe tăng trong
năm qua, ông ta đã « quên » một chi tiết : đó không phải là xe
tăng mới là chủ yếu T-72 hay T-62 tân trang. Khi Ukraina chiếm được những xe
tăng được gọi là T-90M mới, họ phát hiện đại bác của xe này sản xuất từ 1992.
Và phần lớn số T-72 tồn trữ ngoài trời từ thập niên 90 không thể có chất lượng
tốt.
Chuỗi
sản xuất vũ khí thời Liên Xô cũng không còn. Vào thời đó, Ukraina, Gruzia, Đông
Đức là các trung tâm quan trọng, và điều mỉa mai là Kharkiv chính là nhà sản xuất
tháp pháo cho xe tăng T-72. Số công nhân tại các nhà máy vũ khí Nga từ 10 triệu
chỉ còn 2 triệu, mà không có khả năng tự động hóa. Nhờ đạn pháo của Bắc Triều
Tiên, quân Nga có thể áp đảo Ukraina nhưng bắn nhiều thì cứ vài tháng phải thay
nòng đại bác. Trong khi chỉ có hai nhà máy sở hữu thiết bị cần thiết do Áo sản
xuất, không thể đáp ứng nhu cầu. Nga chưa bao giờ sản xuất được loại máy này,
mà nhập từ Mỹ trong thập niên 30 và cướp được của Đức sau chiến tranh.
Vì
sao Matxcơva gây áp lực « để tiến đến hòa bình » ?
Quá
thiếu xe tăng, tân bộ trưởng quốc phòng Andrei Belousov dường như phải tập
trung cho sản xuất drone. Theo các chuyên gia từ nay đến cuối năm nếu tình hình
không thay đổi, Nga sẽ phải chuyển sang thế thủ thậm chí ngay trong mùa hè này.
Như vậy Vladimir Putin sẽ có lợi khi tạm thời ngưng bắn.
Phải
chăng vì vậy mà khi tổng thống Volodymyr Zelensky loan báo trong hội nghị vì
hòa bình sắp tới, đại diện Matxcơva có thể được mời dự, mạng xã hội Nga vội vã
chộp lấy cơ hội ? Tờ Vyssokiy Zamok của Ukraina được Courrier
International dịch lại, tỏ ra nghi ngờ sự hăng hái này. Nga huy động
hàng loạt đội ngũ gây ảnh hưởng ngầm trong dư luận, từ dân biểu, blogger có nhiều
người theo dõi, các « nhà phân tích » đều lặp đi lặp lại rằng phải chấp
nhận mọi điều kiện để có hòa bình, và được các « bot » lan truyền trên
mạng xã hội.
Rằng
tình hình Ukraina rất bi đát, không có điện, tỉ giá đô la tăng, người dân di tản,
trẻ em trong bệnh viện ở ngay thủ đô cũng bị sát hại… cứ như là Kiev đang đứng
trước ngưỡng cửa địa ngục. Nếu đúng như vậy, Kremlin chi hàng trăm triệu đô la
cho tuyên truyền trên internet để làm gì ? Sao quân Nga không tiến thêm ở
mặt trận miền đông lẫn miền bắc mà cứ dậm chân tại chỗ ? Cả một nghịch lý, theo
tờ báo !
No comments:
Post a Comment