Tự do học thuật ở
Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị
BBC News Tiếng Việt
23 tháng 6
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/clkklem4rz9o
Việt
Nam hiện vẫn nằm trong nhóm có thứ hạng thấp về tự do học thuật, khi giáo dục
phải luôn gắn liền với chủ trương, đường lối và lập trường của Đảng Cộng sản.
Tự do học
thuật không được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam. Khái niệm này không
có trong Hiến pháp năm 2013 lẫn Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ
sung năm 2018).
Theo đó,
giảng viên không có “tự do” mà chỉ có quyền “độc lập về quan điểm”. Tuy nhiên,
sự “độc lập” này phải “phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.
Cụ thể,
Khoản 7 Điều 55 Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy
định giảng viên được phép “độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy,
nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội”.
Khi được
BBC News Tiếng Việt hỏi về Khoản 7 Điều 55 kể trên, Giáo sư Doyle Srader từ đại
học Bushnell, Mỹ đánh giá:
“Nếu đó là
điều được viết trong luật pháp của Việt Nam thì tôi thấy thật là nguy hiểm. Tôi
nghĩ rằng đó là một công cụ những người quyền lực sử dụng để tiếp tục nắm quyền,
bằng cách đàn áp sự bất đồng. Tôi nghĩ về lâu dài, điều này không giúp ích cho
bất kỳ ai.”
Ông nói rằng
ở Mỹ “chẳng có tuần nào trôi qua mà chúng tôi không nói về nó. Tự do học thuật
được nhắc đến gần như trong mọi cuộc họp.”
“Mọi người
luôn nhắc nhau rằng tự do học thuật rất được đề cao và coi trọng,” ông thêm.
Khi được hỏi
về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, giảng viên đại học ở TP Hồ Chí Minh,
đã nhắc tới báo cáo về tự do học thuật năm 2023 của Đại học Friedrich-Alexander
Erlangen-Nürnberg (FAU) của Đức và Viện nghiên cứu V-Dem của Thụy Điển.
Theo báo
cáo này, Việt Nam thuộc nhóm 20-30% các quốc gia có chỉ số tự do học thuật thấp
nhất trong số 179 quốc gia.
Cụ thể,
trên thang điểm từ 0 đến 1 (từ thấp đến cao), Việt Nam đạt 0,32 điểm.
Để so
sánh, điểm của một số quốc gia khác như sau: Bắc Hàn (0,01), Trung Quốc (0,07),
Campuchia (0,25), Philippines (0,55), Indonesia (0,69), Nhật Bản (0,6), Mỹ
(0,69), Canada (0,86), Đức (0,93), Thụy Điển (0,94).
Bên cạnh
đó, bà cũng lấy ví dụ việc con gái mình được tranh luận và phản biện rất nhiều
khi học sử ở Mỹ. Trong khi đó, môn học này ở Việt Nam lại bị “giới hạn góc nhìn
theo quan điểm chính thống”.
Theo Bách
khoa Toàn thư Britannica, tự do học thuật là quyền cơ bản của giảng viên và
sinh viên được dạy, học, thực hiện nghiên cứu và theo đuổi tri thức mà không bị
can thiệp hay hạn chế một cách bất hợp lý bởi pháp luật, quy định của nhà trường
và áp lực từ công chúng.
Tính tới
cuối năm 2023, có khoảng 72 bản hiến pháp trên thế giới có quy định riêng về
quyền tự do học thuật, theo một bài viết của Tiến sĩ Bùi Tiến Đạt trên
Vietnamnet.
Trong danh
sách này có nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Philippines, Campuchia…
Bất
đồng với giáo trình
Từng bất đồng
về nội dung giáo trình của môn hùng biện (Public Speaking), Giáo sư Srader kể lại
trải nghiệm của mình:
“Thời điểm
đó là khoảng 10 năm đầu khi tôi bắt đầu đi dạy. Tôi dạy ở một trường đại học mà
sách giáo khoa sẽ được cả ủy ban cùng chọn.
“Khi đó
tôi đã muốn bỏ qua một chương trong sách bởi nó có thông tin không chính xác và
những lời khuyên mà tôi thấy rất tệ.
“Tuy
nhiên, những thành viên khác trong ủy ban lại rất thích cuốn sách đó và kiên
quyết yêu cầu tôi phải sử dụng nó để giảng dạy, bao gồm cả chương mà tôi vừa
nói tới,” ông chia sẻ.
Dù đồng ý
dạy, Giáo sư Srader không chỉ nói những gì được viết trong sách giáo khoa.
Ông cho biết
mỗi khi dạy chương đó, ông thường nói rõ với học sinh:
“Đây là những
gì tác giả sách giáo khoa đang cố gắng truyền tải. Có thể sẽ có câu hỏi liên
quan trong bài kiểm tra vì vậy hãy chắc chắn rằng các bạn hiểu [phần
này]."
Rồi sau đó
ông sẽ bổ sung thêm quan điểm cá nhân: "Tôi nghĩ quan điểm của tác giả
sách giáo khoa này hơi ngớ ngẩn và tôi nghĩ các bạn không nên làm theo
nó."
Bên ngoài
Mỹ, ông từng dạy học tại nhiều trường đại học khác nhau ở Nhật Bản. Giáo sư kể
rằng các trường đại học đều tin tưởng và để ông tự do soạn giáo trình và bài tập.
·
Đọc và phản biện
Kant: sao sáng trên trời và quy luật đạo đức bên trong ta
21
tháng 4 năm 2024
·
Giáo dục Việt
Nam: Từ lời khen của The Economist đến thực tế nhọc nhằn
10
tháng 7 năm 2023
·
Thủ đô Hà Nội
đang thiếu trường công nhưng thừa nhà hát?
26
tháng 8 năm 2023
Trở lại với
môi trường giáo dục ở Việt Nam, PGS-TS Nguyễn Hoàng Ánh, một giảng viên đại học
ở Hà Nội, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng ở Việt Nam rất khó để có thể dạy
thêm kiến thức và nội dung ngoài giáo trình.
Bà Ánh nói
rằng giảng viên khi làm vậy rất dễ bị học sinh quay phim lại. Sau đó nếu đạt kết
quả không tốt, học sinh có thể dùng đoạn phim này để báo cáo rằng giáo viên đã
dạy sai giáo trình.
Theo
nhận định của bà, tự do học thuật ở Việt Nam gần như không tồn tại và “chưa bao
giờ thấy giáo viên có quyền tranh luận cái gì là đúng”.
Khi được hỏi
về trải nghiệm của bản thân, Tiến sĩ Phương Anh cho biết với BBC mình không gặp
khó khăn khi dạy môn ngoại ngữ - môn học mà theo bà là không đưa ra “chuyện thật”
nên có lẽ “không đụng chạm”.
“Nhưng có
lẽ một số môn nó sẽ đụng chạm. Những môn liên quan tới chính trị, như môn sử chẳng
hạn. [Khi đó] phải dạy cho đúng quan điểm chính thống,” bà thêm.
Hình
chân dung nhà văn hóa Trương Vĩnh Ký đã bị xóa (bên phải) trong video "Năm
rồng trên đất chín rồng" của VTV Cần Thơ
Vừa rồi
vào tháng 2/2024, vụ việc Kênh VTV Cần Thơ có động thái xóa tên nhà văn
hóa, ngôn ngữ học Petrus Trương Vĩnh Ký khỏi số Tạp chí Xuân
"Năm rồng trên đất chín rồng" đã gây ra nhiều xôn xao.
Nói với
BBC vào thời điểm đó, PGS-TS Hoàng Dũng cho rằng lẽ ra chính Ban Tuyên giáo
Trung ương phải có những động thái thúc đẩy công việc nghiên cứu về các “nhân vật
lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử”.
Ông cho rằng
việc này giúp giải quyết điểm tắc trong chính sách về các nhân vật ấy. Tuy
nhiên, trên thực tế, chính Ban Tuyên giáo lại cản trở công việc này.
Theo một
bài viết đăng tải năm 2023 trên Tạp chí Khoa học Việt nam Trực tuyến thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vấn đề đảm bảo tự do học thuật ở Việt Nam “thực
hiện khá muộn” và “còn nhiều khúc mắc”.
Cách
nhìn về tự do học thuật ở Việt Nam
Trong
giáo dục, triết học Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những nội dung mà người
dạy, người học không thể "có quan điểm khác"
Đại tá, Thạc
Sĩ Trương Thanh Quảng (Hệ Chiến dịch-Chiến lược, Học viện Quốc phòng) đã có một
bài viết đăng tải ngày 23/10/2023 trên báo Quân đội Nhân dân cảnh báo về “luận
điệu thúc đẩy tự do học thuật”.
Theo Đại
tá Quảng, đang có những “thế lực thù địch, phản động” sử dụng tự do học thuật
nhằm “tách giáo dục ra khỏi chính trị, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Qua đó có
thể thấy được quan điểm của ông về việc giáo dục và chính trị không nên tách biệt,
mà nên song hành để giữ gìn nền tư tưởng của Đảng.
Ông cho rằng
thực tiễn đã chứng minh một đảng chính trị muốn cầm quyền thì phải có “nền tảng
tư tưởng riêng, không được tách rời và cần phải ra sức truyền bá nền tảng tư tưởng
đó vào lực lượng quần chúng của mình”.
Bài viết
này sau đó đã được đăng tải lại trên nhiều cổng thông tin điện tử chính thống của
chính quyền các tỉnh Lâm Đồng, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Tuyên Quang, Ninh Bình…
Các luận
điểm cốt lõi trong bài viết của Đại tá Quảng phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Nghị quyết
29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu các mục
đích, nhiệm vụ và giải pháp của giáo dục, trong đó có:
"Tập
trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc,
tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh."
·
PGS Jonathan London nói cần
đào tạo tư duy phản biện cho sinh viên Việt Nam
6
tháng 7 năm 2023
·
Việt Nam: Thất
thoát hơn 200 tỷ tiêu cực in sách giáo khoa
19
tháng 2 năm 2023
·
'Săn Tây' để luyện
tiếng Anh: Người nước ngoài phản ứng ra sao?
28
tháng 9 năm 2023
Ngược lại,
theo quan điểm của PGS Nguyễn Hoàng Ánh, tự do học thuật là khi “giáo viên và học
sinh có quyền dạy và học trong một môi trường không bị quan điểm chính trị và
xã hội can thiệp”.
Bà cũng
chia sẻ thêm rằng nhiều khi ở Việt Nam, giáo viên cũng không được tự quyết nội
dung đề kiểm tra của học sinh.
Do đó, nhiều
học sinh, dù được giáo viên đánh giá là khá và có nỗ lực, không trả lời được
câu hỏi trong đề.
Theo bà
Ánh, hệ quả của việc này là sinh viên không còn mặn mà với kiến thức mới và
khái niệm tự do học thuật.
Bày tỏ ý
kiến về tầm quan trọng của tự do học thuật trong trường đại học, bà Phương Anh
chia sẻ:
"Tôi
chỉ muốn nhắc lại một câu nói nổi tiếng được cho là của Einstein, đó là mình
không thể lấy cái tư duy cũ kỹ có sẵn để giải quyết những vấn đề mà chính cái
tư duy ấy nó tạo ra được. [Như thế thì] không thể giải quyết được.”
Ở nhiều quốc
gia trên thế giới, ngoài “những hạn chế luật định ở mức ít nhất có thể” như
kích động bạo lực, tuyên truyền về chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc, quyền
tự do học thuật được thực hiện một cách tự do, theo bài viết trên Vietnamnet.
Giáo sư
Srader cho rằng không nên có sự ràng buộc giữa chính trị và giáo dục do quan điểm
chính trị chỉ mang tính hiện thời.
"Nếu
bạn chỉ giảng dạy những điều được thể chế hiện tại ưa chuộng, bạn sẽ dạy cho học
sih rất nhiều thông tin không chính xác và gây hại cho mọi người,” ông nói.
Giữa
mong muốn và thực tế
Việc phải
lồng ghép quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giáo dục khiến nhiều
nội dung mất tính khách quan, khoa học
Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh và Đại học Quốc gia Hà Nội, dù đều là đại học quốc gia, có
những khác biệt liên quan tới tự do học thuật trong tuyên bố sứ mệnh.
Đại học Quốc
gia TP Hồ Chí Minh xác định rõ mục tiêu là “xây dựng môi trường sáng tạo khoa học,
tự do học thuật”. Còn Đại học Quốc gia Hà Nội không đề cập tới tự do học thuật
trong sáu giá trị cốt lõi của trường.
Hồi tháng
9/2023, giám đốc hai đại học quốc gia này đã có cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trần
Hồng Hà tại TP Hồ Chí Minh.
Trong cuộc
gặp mặt, Phó Giáo sư Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết
hai đại học quốc gia vẫn chỉ thực hiện tự chủ tương tự các trường đại học khác.
Qua đó,
ông mong nhà nước quy định một cách cụ thể hơn để làm rõ mức độ tự chủ, tổ chức
bộ máy và những cơ chế đặc thù khác của hai trường.
Giáo sư
Quân cho biết Luật Giáo dục đại học năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) nói
trên quy định hai đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong đào tạo, nghiên cứu
khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.
"Hiện
nay, theo quy định thì hai đại học quốc gia không phải là cơ quan thuộc chính
phủ nhưng hoạt động không khác gì. Nếu khai thông được thì hai đại học quốc gia
sẽ phát triển nhanh chóng hơn nữa," ông Quân nói trong buổi gặp mặt.
Tới nay,
ông đã nhiều lần kiến nghị nhà nước cho phép hai đại học quốc gia được xây dựng,
ban hành quy chế đào tạo riêng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, theo VnExpress.
Trên
thực tế, các trường đại học Việt Nam, dù tự chủ hay không, thì vẫn luôn phải có
những nội dung bắt buộc liên quan đến triết học Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,... là những phần nội dung mà bản thân người
dạy và người học không thể có "quan điểm khác", "cách tiếp cận
khác" so với quan điểm chính thống của Đảng.
Ở Việt
Nam, có những trường đại học quốc tế hoặc hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các
nước khác khẳng định rõ tự do học thuật là sứ mệnh hoặc giá trị cốt lõi.
Đại học
Fulbright Việt Nam tuyên bố rằng tính độc lập, trong đó có tự do học thuật, là
giá trị cốt lõi.
Trước đây,
trong quá trình đàm phán để Fulbright Việt Nam chính thức được phép hoạt động,
tự do học thuật luôn là phần thách thức nhất và nhiều khúc mắc nhất, khi phía Mỹ
luôn muốn đảm bảo trong khi phía Việt Nam thì có quan điểm khác.
Tương tự,
Đại học Việt-Đức tuyên bố, sứ mệnh của trường “được xây dựng trên nguyên tắc
tôn trọng sự tự do trong học thuật, thống nhất giữa giảng dạy, nghiên cứu và tự
chủ về thể chế”.
Trên thực
tế, theo chia sẻ của một số giảng viên tại các trường đại học quốc tế thực thụ,
những người có trải nghiệm nghiệm giảng dạy ở cả các nền giáo dục phương Tây lẫn
Việt Nam, thì dù có một không gian thoáng hơn các trường Việt Nam, một khi họ
hoạt động tại tại đây thì cũng có những điều chỉnh "cho phù hợp".
------------------------
Tin
liên quan
·
Quốc hội Mỹ điều
tra cáo buộc chủ tịch Harvard 'đạo văn'
21 tháng
12 năm 2023
·
Mỹ: Đại học Harvard
hứng chịu chỉ trích liên quan chính sách tuyển sinh ưu tiên
26 tháng
11 năm 2023
·
Anh Quốc muốn các
trường đại học 'giảm số môn học vô bổ, tốn kém'
18 tháng 7
năm 2023
-----------------------------
BBC
giới thiệu
·
Người có thể trở
thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?
17 tháng 6
năm 2024
·
Tổng Bí thư tiếp tục
ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?
24 tháng 6
năm 2024
·
Sư Thích Minh Tuệ:
Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
11 tháng 6
năm 2024
·
Tự do học thuật ở
Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị
23 tháng 6
năm 2024
·
Sáu bang 'dao động'
mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ
16 tháng 6
năm 2024
·
Người Việt Nam
trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
12 tháng 6
năm 2024
·
Những đứa con bất hạnh
trong Chiến tranh Việt Nam
11 tháng 6
năm 2024
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?
21 tháng 5
năm 2024
No comments:
Post a Comment