Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng
BBC News Tiếng Việt
18
tháng 7 2024, 14:23 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmj2v776z72o
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng tập trung điều trị bệnh, Chủ tịch nước Tô Lâm được giao
điều hành Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thông báo
của Bộ Chính trị cho biết.
Ông
Nguyễn Phú Trọng đã đứng ở vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản hơn một
thập niên
Vào
ngày 18/7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo về tình hình sức
khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thông
báo này, do Văn phòng Trung ương Đảng phát đi, cũng cho biết Bộ Chính trị đã
phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ trì công việc của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền
hạn được Bộ Chính trị quy định.
Trong
nhiều ngày qua, như BBC đã thông tin, ông Trọng liên tục vắng
mặt trong các sự kiện quan trọng.
Thông
báo của Bộ Chính trị có gì?
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) trong lần tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào
chiều ngày 20/6, sau đó ông Trọng đã liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan
trọng
Theo
thông báo của Bộ Chính trị, ông Trọng đã không còn điều hành các hoạt động của
Đảng, thay vào đó là ông Tô Lâm.
Thông
báo của Đảng cũng kêu gọi toàn dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước.
Trước
đây, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có thông báo sau khi có các thông tin không
chính thức, gây ra nhiều "dư luận không tốt".
Tuy
nhiên, lần này thì Bộ Chính trị chủ động thông báo. Bước đi này cùng với nội
dung của thông báo cho thấy tính chất vô cùng nghiêm trọng của vấn đề.
Xét
trong thời gian qua, ông Trọng đã liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng.
Ngày
8/7, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ
10, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để đánh giá về công tác sáu tháng đầu năm, đồng thời
triển khai nhiệm vụ trọng tâm của sáu tháng cuối năm 2024.
Hội
nghị lần này có sự tham dự của nhiều ủy viên Bộ Chính trị gồm: Chủ tịch nước Tô
Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cả hai đều là ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung
ương.
Bộ
trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang là phó bí thư thì chủ trì, điều hành hội nghị.
Một
số ủy viên Bộ Chính trị khác không thuộc Quân ủy Trung ương nhưng cũng tham dự,
gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Trưởng Ban Nội chính
Trung ương Phan Đình Trạc; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng. Theo một
nhà quan sát, việc những ủy viên Bộ Chính trị này tham dự là vì hội nghị lần
này có chuyên đề giới thiệu nhân sự cho Đại hội 14.
Với
sự tham dự của nhiều cán bộ, lãnh đạo chủ chốt như vậy nhưng nhân vật quan trọng
nhất, bí thư Quân ủy Trung ương, là ông Nguyễn Phú Trọng lại vắng mặt.
Báo
chí Điện tử Chính phủ viết về sự việc này như như sau:
"Vì
điều kiện không thể về dự Hội nghị trực tiếp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí
thư Quân ủy Trung ương gửi nội dung phát biểu chỉ đạo, gợi mở một số nội dung
quan trọng để Hội nghị Quân ủy Trung ương tham khảo trong quá trình thảo luận."
Tại
Hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương hôm 4/7, ông Trọng là thành viên của Ban
Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhưng cũng không đến dự. Ông cũng đã gửi nội dung
phát biểu dài hơn 4.000 từ đến cuộc họp này vì "không thể dự
trực tiếp".
Ông
Trọng là tổng bí thư đầu tiên có mặt trong Đảng ủy Công an Trung ương.
Báo
chí, truyền thông trong nước đưa tin về sự vắng bóng bất thường của ông Trọng
chỉ bằng những câu từ khá mơ hồ như "điều kiện không thể về dự" và
"không thể dự trực tiếp" chứ không nêu lý do cụ thể.
Điều
này dấy lên những lo ngại về sức khỏe của người đứng đầu Đảng.
Trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt và đầy kịch tính đang diễn ra giữa các đồng chí trước
Đại hội 14, sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là một trong những vấn đề
quan trọng hàng đầu trong chính trị Việt Nam.
Giáo
sư Alexander L Vuving
từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye từng nhận định với
BBC rằng, việc bà Trương Thị Mai từ chức bó hẹp lựa chọn người kế
vị cho vị trí đứng đầu Đảng.
Hiện
chỉ còn hai người đủ tiêu chuẩn trên giấy tờ để kế nhiệm ông Trọng: ông Tô Lâm
và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Theo
Giáo sư Vuving, việc chỉ còn hai người kế nhiệm sẽ nâng cao khả năng ông Trọng
giữ ghế, làm tiếp một nhiệm kỳ thứ tư vô tiền khoáng hậu.
Thế
nhưng, xét tình hình hiện tại, khi mà ông Trọng không còn đảm đương được công
việc điều hành Đảng Cộng sản, thì có lẽ điều mà Bộ Chính trị cần tính ngay lúc
này là tìm người kế nhiệm ông Trọng ngay trong khóa 13.
Ông
Carl Thayer,
giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales (Úc), nhận định với
BBC News Tiếng Việt mới đây rằng Bộ Chính trị khóa 14 sắp tới sẽ có nhiều gương
mặt mới so với thông thường và có khả năng "sẽ có một tổng bí thư mới".
-------------------
Tin
liên quan
·
Bà Trương Thị Mai mất
chức, chính trường nhiễu động, từ góc nhìn quốc tế
19
tháng 5 năm 2024
·
Ông Nguyễn Phú Trọng
nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?
6
tháng 7 năm 2024
·
Tổng Bí thư tiếp tục
ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?
24
tháng 6 năm 2024
·
Việt Nam: Bộ Chính
trị và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'
5
tháng 7 năm 2024
·
Nguyễn Phú Trọng: 'Người
đốt lò vĩ đại'
20
tháng 2 năm 2018
·
Công an và Quốc
phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?
21
tháng 5 năm 2024
No comments:
Post a Comment