Thượng
đỉnh SCO : Trung Quốc, Nga đặt tham vọng về an ninh làm đối trọng với
phương Tây
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 04/07/2024 - 13:55
Ngày
04/07/2024, kết thúc hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)
tại Astana, Kazakhstan, chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga ca ngợi « những
thay đổi mang tính kiến tạo trong chính trị toàn cầu » với một thế giới « đa
cực ». Hai nguyên thủ quốc gia kêu gọi hình thành một liên minh chống
phương Tây.
HÌNH
:
Các
quan chức tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở
Astana, Kazakhstan, ngày 04/07/2024. AP - Gavriil Grigorov
Đài
truyền hình Nhà nước Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, cho biết chủ tịch Tập
Cận Bình đã kêu gọi các nước thành viên của SCO chống lại « những
can thiệp từ bên ngoài », bình tâm giải quyết « những bất
đồng nội bộ » và « phải bảo vệ quyền được phát triển ».
Ông nhấn mạnh « việc SCO ở bên lề phải của lịch sử và ủng hộ công
bằng là điều quan trọng sống còn cho thế giới ».
Còn
theo người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov, tổng thống Vladimir Putin
tuyên bố những « trung tâm mới » về chính trị và
kinh tế đang trỗi dậy. Tổng thống Nga cũng thảo luận với lãnh đạo các nước
thành viên về việc triển khai một loạt hiệp ước an ninh tập thể cấp vùng. Vào
tháng trước, ông Putin đã tuyên bố khu vực Á-Âu cần một hệ thống an ninh riêng,
mà tất cả các nước trong vùng có thể tham gia, kể cả các nước thành viên NATO.
Phương
Tây đã bị chỉ trích, dù không bị nêu đích danh, trong tuyên bố chung của thượng
đỉnh với cáo buộc « việc sử dụng vũ lực ngày càng gia tăng, các
quy tắc của luật pháp quốc tế đang bị vi phạm một cách có hệ thống, sự đối đầu
và xung đột địa chính trị ngày càng gia tăng, cũng như những rủi ro đối với sự ổn
định trên thế giới và khu vực SCO đang tăng gấp bội ». Tuy nhiên, theo
AFP, thượng đỉnh không hề đề cập đến việc Nga xâm chiếm Ukraina hoặc những hành
động gây hấn của Trung Quốc đối với Đài Loan hoặc ở Biển Đông.
Tổ
chức Hợp tác Thượng Hải được Trung Quốc, Nga và các nước Liên Xô cũ ở Trung Á
thành lập năm 2001, xúc tiến nhiều cách tiếp cận chung để đối phó với những mối
đe dọa an ninh từ bên trong và bên ngoài mà các nước thành viên gặp phải. Sau
khi kết nạp Belarus, tổ chức hiện có 10 thành viên, gồm chủ yếu những khách
hàng mua sản phẩm cơ bản của Nga, nhất là cuộc chiến ở Ukraina đã buộc Matxcơva
phải xoay sang các thị trường châu Á. Tuy nhiên, dù tự coi là đối trọng với ảnh
hưởng của phương Tây ở trong vùng, giới chuyên gia cho rằng đây là một tổ chức
khác biệt với nhiều bất đồng nội bộ, kể cả tranh chấp lãnh thổ.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
TỔ
CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI
Lãnh
đạo Trung Quốc và Nga tới Kazakhstan dự thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
No comments:
Post a Comment