Số
phận người Công giáo ở lại miền Bắc sau 1954 (kỳ 1)
Lm.
Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong
19 tháng 7, 2024
Kỷ
niệm 70 năm (1954 - 2024) hành trình từ Bắc vào Nam đi tìm tự do
Những
người di cư 1954 đầu tiên, xuống tàu và vẫy tay tạm biệt người ở lại (Tư liệu
DCCT)
Lịch
sử Giáo hội Miền Bắc không thể không nhắc tới biến cố di cư (1954-1955), nhất
là viết về Giáo hội Công giáo Miền Bắc thời cộng sản.
Ngày
20 Tháng Bảy năm 1954, Hiệp định Geneva được ký kết. Vĩ tuyến 17 trở thành ranh
giới tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc. Một thỏa thuận đã được ký kết, tại điều
14, quy định trong thời gian 300 ngày, công dân hai miền được tự do đi lại và
chọn lựa nơi ở của mình. Cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam
bắt đầu. Có khoảng 820,000 người, trong đó khoảng 75% là người Công giáo, lên
đường vào Nam và hơn 150,000 người, đa số là các đảng viên cộng sản, những người
chiến đấu trong chiến khu… từ Miền Nam chuyển ra Miền Bắc, theo diện mà những
người cộng sản gọi bằng mỹ từ: “tập kết ra Bắc.”
Những
nghiên cứu gần đây cho thấy, biến cố di cư năm 1954 đã làm thay đổi cục diện
phân bổ người Công giáo ở cả hai miền. Trong khi dân số Công giáo tại miền Nam
tăng đột biến, thì tại miền Bắc người Công giáo chỉ còn phân nửa so với trước
di cư. Những giáo phận có đông người Công giáo di cư phải kể đến: Phát Diệm với
80,000 người chiếm 72,.7% dân số Công giáo của địa phận thời đó; Bùi Chu với
150,000 người chiếm 71.7%; Thái Bình 80,000 chiếm 57.1%…
Không
chỉ có giáo dân lên đường vào Nam, một số giám mục cũng lên đường đưa con chiên
vào vùng đất mới, như: Đức Cha Tađêo Lê Hữu Từ (Giáo phận Phát Diệm), Đức Cha
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi (Giáo phận Bùi Chu), Đức Cha Giuse Trương Cao Đại
(Giáo phận Hải Phòng). Tại nhiều giáo phận, sau di cư, số lượng các linh mục giảm
sút đáng kể. Có những giáo phận số lượng linh mục di cư quá phân nửa, như Thanh
Hóa (88.9%), Phát Diệm (87.4%), Hải Phòng (80.6%), Bùi Chu (77.7%)… Có những
giáo phận chỉ còn 1 linh mục duy nhất như giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng (x. Lê
Ngọc Bích, Nhân vật Công giáo Việt Nam: Các vị Giám mục một thời đã qua đời
(1933-1985).
Điều
đáng nói không chỉ là số lượng các giáo sĩ, giáo dân Công giáo dịch chuyển vào
miền Nam để tránh đại họa CS, để lại một khoảng trống lớn về nhân lực, mà chính
cuộc di cư ồ ạt của mọi thành phần dân Chúa Giáo tỉnh Hà Nội đã mang đi tất cả
những gì là tinh hoa của Giáo hội Miền Bắc lúc bấy giờ. Nhà thờ trống vắng các
con chiên. Các linh mục, các trí thức Công giáo, những giáo dân nhiệt thành
cùng các chủ chăn lên đường vào Nam. Những người còn ở lại, hoặc là vì không muốn
rời bỏ quê cha đất tổ, hoặc là vì gia đình có người già không đủ sức khỏe để
lên đường, cũng có những người vì có mối liên hệ với Việt Minh trước đó và đang
trông chờ Việt Minh nắm quyền nên họ đã vui mừng ở lại.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/5125037925_cfbe71dcc2_o.jpg
(Tư
liệu DCCT)
Bắc
Việt nói CIA và giới Công giáo đã kích động người dân đổ xô vào Nam
Theo
Peter Hansen, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của cuộc “di cư vĩ đại” này dường như
không dễ dàng và càng không giống như những gì kiến thức lịch sử chính thống của
“bên thắng cuộc” đã hình dung, rằng CIA đã đứng đằng sau cuộc di cư của người
Công giáo bằng cách tung ra đòn đánh tâm lý chiến, đánh vào sự mê tín của những
người Công giáo bằng cách phao tin “Chúa đã vào Nam,” rằng cuộc di cư lần này
là do “Đế quốc Mỹ và bè lũ Ngô Đình Diệm” dụ dỗ và ép buộc.
Trong
thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau thúc đẩy người Công giáo bất chấp
nguy hiểm vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, trong đó lý do chủ yếu chính là nhằm tránh
sự đàn áp tôn giáo cùng niềm tin nơi lời của các vị mục tử dẫn dắt họ. Cuộc di
cư này với khoảng gần một nửa tổng số các giáo dân các giáo phận miền Bắc đã tạo
nên khoảng trống vô cùng lớn, biến dạng hoàn toàn các cơ chế trong Giáo hội Miền
Bắc bấy giờ (x. Peter Hansen, Bac di cư: Catholic Refusees from the North of
Viêt Nam and Their Role in the Southern Republic, 1954-1959, Journal of
Vietnamese Studies, Vol. 4, No.3, pp. 173-211).
Đức
Cha Phaolô Lê Đắc Trọng, trong cuốn hồi ký của mình, đã miêu tả Giáo hội Miền Bắc
sau năm 1954 như một “cánh đồng hoang tàn,” các giáo phận người người xuôi Nam,
nhiều giáo xứ rơi vào cảnh vườn không nhà trống. Những giáo dân còn ở lại đa phần
là “những người bình thường, những người nghèo khó.” Các dòng tu hầu hết xuôi
Nam. Cả Hà Nội chỉ còn một dòng tu nam duy nhất là Dòng Chúa Cứu Thế, với linh
mục Vũ Ngọc Bích (1914-2004) một mình cai quản Ngôi đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Thái Hà suốt hơn 50 năm trời (x. Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng, Những câu chuyện
về một thời, tr. 302 – 310).
Tất
cả những dữ kiện đó, cùng với những cuộc bố ráp, bắt giữ của Việt Minh rộng khắp
các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, nhằm ngăn chặn những người Công giáo muốn
vào Nam, báo hiệu một “cuộc thương khó” kéo dài của Giáo hội tại Miền Bắc.
Những
ký ức buồn thảm
Giáo
hội Miền Bắc kiệt quệ không chỉ vì cuộc di cư lớn lao năm 1954. Với số lượng
giáo dân ít ỏi còn ở lại, kể từ đây, Giáo hội Công giáo Miền Bắc bắt đầu phải đối
diện với những khó khăn từ chính sách thù nghịch Công giáo của người cộng sản.
Theo
Stephen Denney, vì luôn coi Giáo hội Công giáo là “lực lượng cạnh tranh với chế
độ mới” nên ngay khi nắm chính quyền, những người cộng sản, một mặt tìm cách hạn
chế tầm ảnh hưởng của Giáo hội, mặt khác tìm cách biến Giáo hội thành một thứ
“công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ.”
Thực
tế, trong lúc Hiệp định Geneva ký kết còn chưa ráo mực, cuộc di cư hai miền Nam
– Bắc còn đang tiến hành, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cấp tốc
thành lập cái gọi là “Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu nước và yêu hòa
bình,” nhằm “tuyên truyền chính sách của chính quyền đối với người Công giáo và
động viên các tín hữu ủng hộ chế độ Cộng sản.”
Hội
nghị đầu tiên của Ủy ban được nhóm họp lần đầu tại Hà Nội từ ngày 8 đến 11
Tháng Ba 1955, với 191 đại biểu trong đó có 46 linh mục, 8 tu sĩ và 137 các vị
đứng đầu ban hành giáo các giáo xứ. Hội nghị bầu ra một ủy ban chấp hành, đứng
đầu là một nhóm nhỏ các linh mục ủng hộ Việt Minh gồm có Cha Vũ Xuân Kỷ (65 tuổi,
xuất xứ tỉnh Nam Định) làm chủ tịch, Cha Hồ Thành Biên (65 tuổi, xuất xứ tỉnh
Sóc Trăng) làm phó chủ tịch. Các linh mục khác đảm nhiệm các vai trò nổi bật
trong ủy ban gồm có Cha Nguyễn Thế Vịnh (tỉnh Ninh Bình) và một người miền Nam
tập kết, Cha Võ Thành Trinh.
Mục
tiêu của ủy ban này, như được hội nghị dự kiến, là giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và nhằm “giải thoát người Công giáo Việt Nam khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa đế quốc
ngõ hầu phục hồi tư cách xứng đáng cho Mặt trận Tổ Quốc và quốc gia.” Một xuất
bản phẩm hằng tuần, tờ Chính Nghĩa, được Ủy ban thành lập, truyền thông suốt ba
thập niên sau đó các quan điểm của người Công giáo “tiến bộ” và chỉ trích các
giám mục và linh mục bị phán đoán là quá bảo thủ. (x. Pedro Ramet… “Catholicism
and Politics in Communist Societies – Công Giáo Và Đời Sống Chính Trị Trong Các
Xã Hội Cộng Sản”, pp. 270-295).
Việc
thành lập cái gọi là Ủy ban Liên lạc những người Công giáo Việt Nam yêu nước,
mà di chứng và những hậu quả của nó để lại còn lâu mới xóa nhòa trong ký ức của
người Công giáo Việt Nam, thực ra, mới chỉ là khúc dạo đầu trong chính sách hạn
chế sự phát triển của Công giáo tại Miền Bắc của nhà nước cộng sản.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/20160707-CG-yeu-nuoc.jpg
Hồ
Chí Minh chụp kỷ niệm với giới Công giáo miền Bắc. Nhưng chỉ ít lâu sau, chính
sách cướp phá, đàn áp và giết hại người Công giáo do Hồ Chí Minh chủ xướng đã
được tiến hành (Tư liệu DCCT)
Theo
Stephen Denney, cuộc “cải cách ruộng đất long trời lở đất” mà cộng sản áp dụng
từ năm 1953 và đỉnh cao là năm 1956, cùng với chiến dịch “Cải tạo Công Thương
nghiệp” sau đó, mới là cú đánh kinh hồn gây chia rẽ giữa một bộ phận giáo dân
Công giáo và các chủ chăn của họ.
Trong
giai đoạn này, nhiều linh mục bị bắt giam. Các giáo dân nhiệt thành cũng chịu
chung số phận với các chủ chăn của họ. Nhiều cơ sở tôn giáo bị cướp đoạt cách
trắng trợn. Chủng viện bị đóng cửa. Đất đai, tài sản của Giáo hội bị tịch thu,
chỉ riêng tại thành phố Hà Nội đã có khoảng gần 100 cơ sở bị nhà cầm quyền cưỡng
chiếm cách trái pháp luật (x. Ibid.).
Song
song với việc cưỡng chiếm tài sản hợp pháp của Giáo hội, chính quyền cộng sản,
ngay từ những năm 1954 bắt đầu chiến dịch tuyên truyền đả kích Giáo hội, nhiều
nhà văn, nhà thơ được huy động làm bồi bút cho chế độ và đích nhắm là đánh phá
Giáo hội Công giáo.
Những
câu nói như: “Vì đạo mà mất nước,”“theo đạo là theo Tây,”“theo đạo là phản động,”
“đạo Công giáo vứt bỏ bàn thờ ông bà,”… là những câu nói cửa miệng của những
cán bộ tuyên huấn và ngay cả những người được gọi là trí thức của chế độ đang
giảng dạy tại các trường đại học.
Nhiều
tác phẩm văn học công kích Giáo hội Công giáo như Bão Biển của Chu Văn hay Vỡ
đê của Nguyễn Khải… được đưa vào sách giáo khoa tại các trường phổ thông trung
học. Có thể nói, chế độ cộng sản đã huy động một hệ thống tuyên truyền đồ sộ, với
các loại hình khác nhau, từ rỉ tai tuyên truyền tới công khai thách thức, từ
sách vở báo chí, cho tới phim ảnh truyền hình, bằng những ngón nghề xảo quyệt,
vẽ lên hình ảnh Giáo hội Chúa Kitô ở Việt Nam là “phản động,” cần phải loại trừ
ra khỏi đời sống xã hội. Và họ đã thành công khi tạo ra được trong con mắt người
dân Việt Nam nói chung một cái nhìn thiếu thiện cảm đối với đạo Công giáo.
Đối
với những người Công giáo, trước những tuyên truyền của chế độ, phần đông các
tín hữu tại giáo tỉnh Miền Bắc mang nơi mình thứ mặc cảm về niềm tin của mình
mà di lụy của nó còn kéo dài cho tới tận hôm nay, khi nhiều người vẫn không dám
tự tin nhận mình là tín hữu Công giáo ở những nơi công cộng hay khi gặp gỡ bạn
bè. Có lẽ, phải còn lâu lắm, Giáo hội Công giáo Miền Bắc mới có thể xóa nhòa được
những hệ quả khủng khiếp mà chính quyền cộng sản đã gây ra cho xã hội Việt nam
nói chung và Giáo hội Chúa ở Miền Bắc nói riêng.
Sau
khi đã thành công trong chiến dịch tuyên truyền đả phá Giáo hội, chính quyền cộng
sản đã không dừng lại, Trái lại, họ tìm cách cô lập những người công giáo, biến
những làng công giáo sau di cư thành những “làng lương” trong đó người công
giáo chỉ còn là thiểu số. Những làng công giáo ít người di cư, nhà cầm quyền
dùng chính sách “đi kinh tế mới” đẩy họ tới các tỉnh biên giới nơi không có bất
cứ bóng dáng của những giáo đường. Người công giáo bị xếp vào thành phần “những
công dân hạng hai” trong xã hội, những thành phần cần thiết phải bị lưu đầy.
Mặt
khác, với quyền lực trong tay, chính quyền cộng sản còn tìm mọi cách “luật hóa”
những sinh hoạt của Giáo hội bằng những thứ nghị định, nghị quyết hay pháp lệnh,
với những thứ phép tắc mà thực chất là những cấm đoán bất kể điều đó có vi phạm
tới tự do tôn giáo của người dân hay không. Có thể thấy rõ, những lãnh vực mục
vụ trước đây vốn thuộc về thế mạnh của Giáo hội như giáo dục, y tế, bác ái thì
bị cấm đoán. Nhiều chức vụ xã hội, người Công giáo cho tới tận hôm nay, vẫn
không thể bước chân vào nếu không tuyên bố bỏ đạo, như ngành công an, ngoại
giao…
Bên
cạnh những thứ gọi là “văn bản luật”, chính quyền cộng sản đã ngang nhiên tìm đủ
mọi cách ngăn chặn các Giám mục, linh mục tới phục vụ con chiên ngay trong địa
hạt quản lý mà Giám mục giáo phận ủy thác cho họ. Thực tế, tại Giáo phận Hưng
Hóa, mãi tới năm 1987, lần đầu tiên, Đức Giám mục Giáo phận Hưng Hóa mới được
phép đến thăm mục vụ và ban Bí tích Thêm sức cho một giáo xứ tại tỉnh Phú Thọ,
mà linh mục chính xứ khi đó đang là ủy viên hội đồng nhân dân tỉnh. Câu chuyện
Đức Giám mục Vinhsơn Phạm Văn Dụ, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, phải
19 năm sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa năm 1960, trên đường
chạy loạn cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung (1979), mới được Đức Hồng y
Phaolô Phạm Đình Tụng, phong chức “Giám mục chui” tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Bắc
Ninh, là minh chứng hùng hồn cho chính sách “siết chặt” mà nhà cầm quyền Hà Nội
áp đặt lên Giáo hội Công giáo Miền Bắc.
(còn
tiếp)
*****
Số
phận người Công giáo ở lại miền Bắc sau 1954 (kỳ 2)
Lm.
Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong
20
tháng 7, 2024
https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/so-phan-nguoi-cong-giao-o-lai-mien-bac-sau-1954-ky-2/
Kỷ
niệm 70 năm (1954 - 2024) hành trình từ Bắc vào Nam đi tìm tự do
Trước
những khó khăn của thời cuộc, trong bối cảnh hỗn loạn của biến cố di cư và cả
sau này nữa, khi Giáo Hội miền Bắc chỉ còn là “số sót” giữa gọng kìm siết chặt
bằng những chính sách triệt tiêu Giáo hội một cách có hệ thống của nhà cầm quyền
Hà Nội, hình ảnh những mục tử kiên trung, những tín hữu nhiệt thành sống chết
vì đạo đã tô điểm cho Giáo Hội Công Giáo (GHCG) tại Việt Nam những trang sử hào
hùng bi tráng.
Gồng
gánh theo Chúa vào Nam – hay nói sát nghĩa, là chạy cộng sản để vào Nam (Hình:
DCCT)
Một
lòng trung kiên với Giáo Hội
Có
thể nói, GHCG miền Bắc, ngay trong thời điểm khó khăn nhất sau năm 1954, vẫn
còn đó những vị mục tử trung kiên, dám đương đầu với những thách đố của thời cuộc.
Họ đã chọn ở lại để được đồng hành trong đau khổ với những tín hữu vì hoàn cảnh
không thể ra đi. Hình ảnh Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, vì bị chính quyền cản trở,
hằng đêm, một mình bước đi trên tầng thượng của tòa giám mục để cầu nguyện, đến
nỗi bước chân ngài tạo nên một lối mòn trên nền gạch, đã trở thành một câu chuyện
điển hình về một thời gian khó của Giáo Hội miền Bắc.
Trong
hồi ký của mình, Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng miêu tả vị bề trên khả kính của
mình – Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê, như một mục tử đầy khôn ngoan, nhưng cũng
không kém phần quyết liệt, dứt khoát trong chọn lựa đức tin để bảo vệ Giáo hội.
Trước
hết, đối với hàng linh mục, ngài công khai cấm các linh mục không được đi Nam.
Những ai rời nhiệm sở phải có phép của ngài và ngài “chỉ cho phép vì một lý do
chính đáng nào đó không thể an toàn ở lại miền Bắc. Những ai bỏ đi mà không có
phép thì bị treo chén.” Đối với các tín hữu, ngài chăm lo đời sống đức tin của
họ. Những lúc có thể, ngài rời tòa giám mục để tới với các con chiên. (x. Đức
cha Phaolô Lê Đắc Trọng, Những Câu chuyện về Một thời, tr. 307).
Đối
với nhà cầm quyền Cộng Sản, ngài tỏ rõ thái độ dứt khoát, trước sau như một: “bất
hợp tác.” Thái độ “bất hợp tác” này được thể hiện ngay từ trong lá Thư chung
ngày 9 Tháng Mười Một năm 1951, ngài ký chung với Đức Khâm sứ Tòa Thánh John
Dooley và một số giám mục Việt Nam khác, trong đó có đoạn viết: “Giáo Hội Công
Giáo và chủ nghĩa CS là hoàn toàn đối nghịch nhau đến nỗi vị Giáo hoàng – Đức
Thánh Cha của chúng ta, đã tuyên bố rằng tuyệt đối không thể cùng một lúc vừa
là CS vừa là Công Giáo và tất cả những người công giáo gia nhập đảng CS thì tức
khắc (ipso facto) bị tách ly khỏi Giáo Hội. Không những bạn bị cấm gia nhập đảng
CS mà bạn còn không thể cộng tác với đảng ấy và làm bất cứ điều gì giúp đưa đảng
ấy nắm quyền”. Ngài đã triệt để thực hiện nội dung lá thư chung này.
Theo
nhiều nhân chứng kể lại, ngài chấp nhận bị cấm đoán, sách nhiễu chỉ để không phải
đi bỏ phiếu bầu cử trong các cuộc bầu cử dân chủ giả hiệu mà chính quyền cộng sản
bày ra.
Biểu
ngữ kêu gọi vào Nam của chính quyền VNCH
Trong
“Những câu chuyện về một thời”, viết về các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội
sau năm 1954, Đức Giám Mục Phaolô Lê Đắc Trọng còn kể lại nhiều tấm gương đức
tin sáng chói, những cách ứng xử khôn khéo của các vị giám mục, linh mục trước
những đòi hỏi nhiều khi thật vô lý của chính quyền Hà Nội.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/thai-ha-12-1.png
Một
trong những trường hợp đặc biệt là linh mục Vũ Ngọc Bích đã vào tới miền Nam,
nhưng tình nguyện quay lại Bắc vì lo cho nhà thờ và giáo xứ. Ông ngồi ở hàng đầu,
thứ hai, thừ phải qua (Hình: GX Thái Hà)
Tại
Giáo Phận Thái Bình, Đức Cha Đaminh Đinh Đức Trụ được kể là một “con người ly kỳ
và mọi việc trong thời ngài cũng ly kỳ.” Sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm
Giám Mục Thái Bình, ngài đã cải trang làm người “lái lợn,” bằng xích lô, bí mật
lên Hà Nội để được tấn phong giám mục. Ngài được Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê tấn
phong giám mục tại nhà nguyện tòa giám mục ngay bên phòng ngủ của ngài. Sau đó,
ngài trở về Tòa Giám Mục Thái Bình, một mình ở trong ngôi nhà ba tầng cũ kỹ,
không thư ký văn phòng, không người giúp việc, ăn mặc như một nông dân thực thụ,
lãnh đạo giáo phận vượt qua biết bao sóng gió.
Ngày
nay, về Thái Bình, đâu đâu người giáo dân cũng nhắc đến ngài với lòng biết ơn
chân thành. Người ta kể cho nhau những câu chuyện về cách ứng xử khôn ngoan,
nhưng cũng rất hài hước của ngài với các cấp chính quyền. Trên tòa giảng, ngài
nói thẳng thắn, không kiêng nể sự gì, kể cả các cấp chính quyền. Ngài phong chức
“chui” cho rất nhiều linh mục để họ làm công việc “đóng mở cửa nhà thờ” như
ngài đã trả lời các cán bộ khi bị họ thẩm vấn. “Trong những dịp lễ hội của nhà
nước, nhà nào, cơ quan nào cũng thế, ít nhất phải treo cờ. Ngài không treo cờ
bao giờ.
Nhưng
có một lần, ngài cho treo cờ một cách đặc biệt. Ngài dựng một cột cờ rất cao,
khoảng 20m, theo kiểu mẫu mà các xứ đạo ở Thái Bình hay Bùi Chu quen dựng vào
các ngày lễ lớn. Cột cờ được dựng với hàng chục cây luồng. Trên ngọn, ngài cho
cắm một lá cờ bằng hai bàn tay. Ngửa mặt lên phải nhìn kỹ mới thấy. Cán bộ nói:
“Thật là quá bôi bác!” (x. Đức cha Phaolo Lê Đắc Trọng, Những câu chuyện về một
thời”, tr. 311-317).
Tại
hai giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm, những giáo phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
từ biến cố di cư và bị chính quyền cộng sản “ưu ái cách đặc biệt,” nhưng cả hai
Đức Giám Mục Giuse Phạm Năng Tĩnh và Phaolo Bùi Chu Tạo luôn chứng tỏ các ngài
là những mục tử hết lòng hy sinh vì đoàn chiên và là chỗ dựa vững chắc cho các
tín hữu bền chí trung kiên trong việc đạo.
Giáo
Hội miền Bắc thật sự may mắn khi có những vị mục tử mạnh mẽ, can trường như vậy.
Bên cạnh các ngài, còn có rất nhiều các linh mục, tu sĩ đã chọn lựa lập trường
“cứng rắn với chế độ” mà các đấng chủ chiên đã làm gương đi bước trước. Đó là
các linh mục như cố Chính Vinh, cha Thông, cha Oánh, Đức cố Hồng y Trịnh Văn
Căn, Đức cha Phaolô Lê Đắc Trọng, cha Nhân Giáo phận Hà Nội, cha Hân Giáo phận
Bùi Chu, cha Hy Giáo phận Thái Bình, cha Giuse Vũ Ngọc Bích, thầy Marcel Nguyễn
Tấn Văn Dòng Chúa Cứu Thế… Nhiều người trong số họ đã chấp nhận tù đày và nhiều
người đã phải chết rũ tù, mất xác nơi rừng thiêng nước độc.
Bên
cạnh những vị mục tử can trường vì sự đạo này, sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến
hàng trăm, hàng ngàn các ông trùm, ông câu, ông biện, các giáo dân nhiệt thành
đã bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giữ, tù tội vì muốn trung thành với đức tin và
vì lòng yêu mến Giáo hội. Họ là người tù không án, tự nhận mình là “thanh ngang
của cây thập giá Chúa” mà Tuân Nguyễn đã kể lại cho Phùng Quán với tất cả sự
kính trọng và lòng ngưỡng mộ (x. Phùng Quán, Ba phút Sự thật, tr. 175-184). Họ
là gần 100 tù nhân được Kiều Duy Vĩnh cung kính gọi là “các anh hùng tử đạo”
khi bị giam chung tại trại giam Cổng trời Cán Tỷ. Họ cũng có thể là Thầy Cân,
là Hóa, những anh em Công giáo được nhà văn Bùi Ngọc Tấn miêu tả trong cuốn tiểu
thuyết Chuyện kể năm 2000 với tình cảm quý mến dạt dào, vì tất cả “đã sống kiên
cường đúng mực, tốt với bạn tù” (x. Bùi Ngọc Tấn, Chuyện kể năm 2000, tr.60).
Ngày
nay, thật khó có thể hình dung được tại sao trong cảnh tù tội, những tín hữu
Công giáo vẫn có thể kiên trung giữ đức tin, gây được nhiều thiện cảm với những
anh chị em không Công giáo. Trong đức tin, họ là những hạt giống mà Chúa đã
gieo vào lòng đất, chấp nhận chết đi để mang lại một mùa gặt bội thu những gánh
lúa vàng.
Có
thể nói, GHCG miền Bắc không bị “cộng sản hóa,” không trở thành “giáo hội của
nhà nước” như dự định ban đầu của nhà cầm quyền cộng sản muốn biến Giáo hội
thành công cụ phục vụ cho chế độ, phần lớn là do, vào những thời điểm gian khó
nhất, Giáo hội Miền Bắc đã được Chúa ban cho những vị mục tử nhân lành, những
tín hữu nhiệt thành dám liều mình vì đức tin.
Chính
sự kiên trung của họ đã bảo vệ Giáo Hội, đã tạo một nền móng kiên cố mà không
thế lực nào có thể phá đổ được. Chính họ chứ không ai khác, qua cuộc sống và những
kinh nghiệm khổ đau của mình, đã tiếp thêm sức mạnh, giúp các giáo hữu Miền Bắc
tìm ra cách chung sống với những người cộng sản, ít bị vẩn đục, tàn phai.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/07/NguoiBac_1-780x528.jpg
Những
người Bắc di cư vào Nam, sau một năm ổn định làm ăn sinh sống, chụp ảnh và gửi
về quê cho bà con (Tư liệu Phạm Công Luận)
Vậy
là bảy mươi năm đã qua đi. Bảy mươi năm, một chặng đường đầy gian khổ của Giáo
Hội miền Bắc. Đó là những năm tháng của những ân huệ, những trăn trở, những hy
vọng và cả những thất vọng. Đó là một chặng đường của một Giáo Hội đi trong đau
khổ, giữa những bách hại, những thử thách, nhưng vẫn trung kiên trong sự quan
phòng đầy yêu thương của Chúa.
Đức
Thánh Cha Bênêđíchtô 16, trong Tự sắc Porta Fidei, nhân dịp Năm Đức Tin
(2012-2013) đã viết: “Một điều quan trọng trong Năm Đức Tin là điểm lại lịch sử
Đức Tin của chúng ta, được ghi dấu bằng mầu nhiệm lạ lùng về sự đan xen giữa
thánh thiện và tội lỗi. Lịch sử thánh thiện cho thấy sự đóng góp lớn lao của những
người, nam và nữ, cho sự tăng trưởng và phát triển cộng đoàn bằng chứng từ cuộc
sống của mình, còn lịch sử tội lỗi thúc đẩy mỗi người phải thành tâm và thường
xuyên hoán cải để cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng đang đến gặp gỡ
mọi người” (số 13).
Lịch
sử bảy mươi năm đã qua của Giáo Hội miền Bắc là một lịch sử như vậy. Đó là lịch
sử của sự đan xen giữa thánh thiện và tội lỗi, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa
sự hiệp nhất và phân rẽ, giữa sự phản bội và trung tín… Dù lịch sử ấy thế nào,
thì nó vẫn có một giá trị tất yếu giúp Giáo Hội bước vào tương lai.
Điều
quan trọng là nhận ra những bóng tối, những phân hóa, “cùng nhau thành tâm và
thường xuyên hoán cải để cảm nghiệm lòng thương xót” và sự trung thành của Chúa
với những người Chúa đã chọn cho một giai đoạn của lịch sử của dân tộc.
Giáo
Hội Công Giáo Việt Nam sẽ tiếp tục bước thế nào trong những ngày tháng sắp tới
để ‘Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc?” Đó sẽ là câu hỏi mà GHCG Việt Nam phải
trả lời để Giáo Hội thực sự trở thành Giáo Hội Chúa Kitô, của người nghèo và
cho người nghèo.
No comments:
Post a Comment