Saturday, July 13, 2024

NHỮNG GIÁO SƯ ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI! (Nguyễn Tiến Tường / Báo Tiếng Dân)

 



Những giáo sư Đại học Luật Hà Nội!

Nguyễn Tiến Tường

13/07/2024

https://baotiengdan.com/2024/07/13/nhung-giao-su-dh-luat-ha-noi/

 

Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi giành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.

 

Để được làm cử nhân là nhiều năm dùi mài đèn sách, có cả sự hy sinh của mẹ cha gia đình. Để có tấm bằng đỏ, nhiều người phải hy sinh cả quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp. Để có tấm bằng tiến sĩ luật, có khi phải hy sinh hơn nửa cuộc đời.

 

Các giáo sư trao hàng loạt tấm bằng đỏ cho những kẻ chuyên tụng kinh gõ mõ trong chùa ra, trong một khóa học bị bõm ngắn hạn giữa dịch cô vít. Đó là một hành động chà đạp khát vọng của bao thế hệ sinh viên, phỉ báng cả ngôi trường cho các vị danh vọng bao năm qua. Phỉ báng cả niềm tin của xã hội vào ngành luật và hệ thống giáo dục.

 

Tầm vóc của một giáo sư, các vị phải nhận thức được rằng luật pháp các quốc gia và công ước quốc tế có nghĩa vụ bồi bổ vun đắp quyền con người, từ đó dẫn đến tiến bộ xã hội.

 

Chí ít, quý vị phải phân biệt được đâu là quyền hiển nhiên, đâu là quyền có điều kiện. Từ tuyên ngôn của Jefferson đến tuyên ngôn cụ Hồ dẫn lại, quyền bình đằng, quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc… những quyền cơ bản của con người là quyền hiển nhiên được tạo hóa minh định. Quyền đó không do nhà nước hoặc pháp luật trao tặng để đòi hỏi nghĩa vụ đi kèm.

 

Việc trao bằng tiến sĩ cho một ông bổ túc cấp ba lạc đề, chứng tỏ quý vị cũng bị hổng kiến thức nền nghiêm trọng. Hoặc cũng có thể các vị có động cơ khác. Dù thế nào, hành động của các vị là rẻ rúng học thuật và rẻ rúng chính mình.

 

Vì quyền con người là hiển nhiên, nên các vị được quyền lên tiếng phản biện mà không cần nghĩa vụ gì cả. Càng im lặng càng chứng tỏ rằng những gì dư luận đề cập là đúng.

 

Quý vị đừng mũ ni che tai ngậm bồ hòn làm ngọt nữa, làm giáo sư một đời đức cao vọng trọng há có lẽ nào lại hèn nhát đến như vậy!

 

====================

 

Những giáo sư ĐH Luật Hà Nội!

Nguyễn Tiến Tường 

12-7-2024  23:47  

 

Trong bất kỳ xã hội nào, cử nhân luật luôn là một tấm bằng danh giá. Để được vào trường luật, sinh viên phải đấu chọi dành giật từng 0,25 điểm với hàng vạn người khác.

 

Để được làm cử nhân là nhiều năm dùi mài đèn sách, có cả sự hy sinh của mẹ cha gia đình. Để có tấm bằng đỏ, nhiều người phải hy sinh cả quãng đời tuổi trẻ tươi đẹp. Để có tấm bằng tiến sĩ luật, có khi phải hy sinh hơn nửa cuộc đời.

 

Các giáo sư trao hàng loạt tấm bằng đỏ cho những kẻ chuyên tụng kinh gõ mõ trong chùa ra, trong một khóa học bị bõm ngắn hạn giữa dịch cô vít. Đó là một hành động chà đạp khát vọng của bao thế hệ sinh viên, phỉ báng cả ngôi trường cho các vị danh vọng bao năm qua, phỉ báng cả niềm tin của xã hội vào ngành luật và hệ thống giáo dục.

 

Tầm vóc của một giáo sư, các vị phải nhận thức được rằng luật pháp các quốc gia và công ước quốc tế có nghĩa vụ tôn trọng và vun đắp quyền con người, từ đó dẫn đến tiến bộ xã hội.

 

Chí ít, quý vị phải phân biệt được đâu là quyền hiển nhiên, đâu là quyền có điều kiện. Từ tuyên ngôn của Jefferson đến tuyên ngôn cụ Hồ dẫn lại, quyền bình đằng, quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc... những quyền cơ bản của con người là quyền hiển nhiên và thiêng liêng được tạo hóa minh định. Quyền đó không do nhà nước hoặc pháp luật trao tặng để đòi hỏi nghĩa vụ đi kèm.

 

Việc trao bằng tiến sĩ cho một ông bổ túc cấp ba lạc đề, chứng tỏ quý vị cũng bị hổng kiến thức nền nghiêm trọng. Hoặc cũng có thể các vị có động cơ khác. Dù thế nào, hành động của các vị là rẻ rúng học thuật và rẻ rúng chính mình.

 

Vì quyền con người là hiển nhiên, nên các vị được quyền lên tiếng phản biện mà không cần nghĩa vụ gì cả. Càng im lặng càng chứng tỏ rằng những gì dư luận xã hội bức xúc là đúng.

 

Quý vị đừng mũ ni che tai ngậm bồ hòn làm ngọt nữa, làm giáo sư một đời đức cao vọng trọng há có lẽ nào lại hèn nhát đến như vậy!

.

229 BÌNH LUẬN  

 





No comments: