Tuesday, July 9, 2024

NHIỀU DÂN BIỂU, NGHỊ SĨ MỸ KÊU GỌI BỘ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI MỸ GIỮ VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG (Tạ Dzu / Báo Tiếng Dân)

 



Nhiều dân biểu, nghị sĩ Mỹ kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Mỹ giữ Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

Tạ Dzu

08/07/2024

https://baotiengdan.com/2024/07/08/nhieu-dan-bieu-nghi-si-my-keu-goi-bo-truong-thuong-mai-my-giu-viet-nam-la-nen-kinh-te-phi-thi-truong/  

 

62 dân biểu và 8 nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Mỹ giữ Việt Nam là kinh tế phi thị trường.

 

Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam, một tổ chức quy tụ nhiều hội đoàn, đảng phái đấu tranh của người Việt hải ngoại, ngày 3 tháng 7 cho biết, đã có thêm 37 dân biểu đồng ký tên trên một lá thư, kêu gọi Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiếp tục giữ CSVN, với nền kinh tế “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong danh sách kinh tế phi thị trường. Cho đến nay đã có 62 Dân Biểu và 8 Thượng Nghị Sĩ lên tiếng khuyến cáo Bộ Thương Mại.

 

Bức thư có đoạn: “Chúng tôi tin tưởng rằng việc xem xét đầy đủ và công bằng các bằng chứng theo sáu yếu tố pháp lý để xác định tình trạng nền kinh tế thị trường được quy định trong Đạo Luật Thuế Quan năm 1930 sẽ khiến Bộ Thương Mại kết luận rằng làm như vậy là quá sớm và không chính đáng.

 

Chúng tôi hiểu rằng mong muốn rộng rãi hơn của Chính Quyền là hợp tác với các đồng minh và đối tác để giải quyết những thách thức do hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhưng cả luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng như các ngành công nghiệp và người lao động phụ thuộc không thể được coi là công cụ mặc cả trong những nỗ lực đó. Sinh kế của những người Mỹ chăm chỉ, bao gồm nhiều cử tri của chúng ta, phụ thuộc vào nó”.

 

 

Nguyên văn: “We are confident that a full and fair review of the evidence under the six statutory factors for determining market economy status set forth in the Tariff Act of 1930 will lead Commerce to conclude that doing so would be premature and unwarranted.

We understand the Administration’s broader desire to work with allies and partners in addressing challenges posed by China’s increasingly assertive conduct in the region and around the world. But neither the U.S. antidumping laws nor the industries and workers that rely on them should be treated as bargaining chips in those efforts. The livelihood of hardworking Americans, including many of our constituents, depends on it”.

 

Bức thư trên cũng được nhắc đến trên kênh VOA Tiếng Việt.

 

Hiện Hà Nội đang ráo riết vận động Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhằm lôi kéo các công ty Mỹ vào làm ăn khi các công ty đầu tư vào Trung Cộng bỏ chạy sau đại dịch Covid-19 để bớt lệ thuộc vào Hoa Lục.

 

Được biết, liên minh nói trên có tên Mỹ là Alliance for Vietnam’s Democracy sẽ tổ chức buổi hội thảo với đề tài Hội Thảo Việt Nam và Kinh Tế Phi Thị Trường vào lúc 7 giờ sáng, ngày 10-7-2024, giờ California. Diễn giả là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Chữ. Độc giả có thể ghi danh tham dự hội thảo tại đường dẫn link này: https://bit.ly/VNNME

 

-------------------------

 

Liệu Hoa Kỳ có sẽ công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'?

VOA - YouTube

09/07/2024

https://www.youtube.com/watch?v=qOcsuRYgr5Q

 

Giới quan sát, phân tích và hoạt động thảo luận với VOA Tiếng Việt việc Hoa Kỳ có nên công nhận Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường hiện nay hay là chưa, lý do của quyết định đó và hệ lụy thế nào.

 

XEM & NGHE >>>>>

 

.------------------------------------------------

 

Thêm 37 nhà lập pháp Mỹ yêu cầu không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam    

VOA Tiếng Việt

July 3, 2024

https://www.youtube.com/watch?v=Mx-PYhP8KZM

 

Một nhóm các thành viên của Ủy ban Thép tại Quốc hội Mỹ vừa gửi một bức thư chung tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ để nêu quan ngại về việc bộ này xem xét đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường theo yêu cầu của quốc gia Đông Nam Á, mà các nhà lập pháp này cho là “một trong những quốc gia kinh doanh thép không công bằng tai hại nhất thế giới.”

 

Việt Nam bị Mỹ xác định là nền kinh tế phi thị trường trong hơn 20 năm qua và Bộ Công thương Việt Nam hồi tháng 9 đã yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ đánh giá lại tình trạng này khi cho rằng họ cần được đưa ra khỏi danh sách vốn áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá. Chính quyền Biden vào tháng 10 đã đồng ý xem xét lại tình trạng của Việt Nam và Bộ Thương mại Mỹ dự kiến đưa ra quyết định trong vòng vài tuần nữa.

 

Trong bức thư chung gửi Bộ trưởng Gina Raimondo, 37 thành viên của ủy ban lưỡng đảng, đại diện cho các khu vực có các nhà sản xuất thép, tại Quốc hội Mỹ viết rằng Việt Nam “vẫn là một ví dụ điển hình về nền kinh tế do chính phủ kiểm soát từ trên xuống và đã trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các nhà sản xuất thép theo định hướng thị trường ở Hoa Kỳ.”

 

Theo các dân biểu của ủy ban, vốn thúc đẩy lợi ích của ngành công nghiệp và công nhân luyện thép Hoa Kỳ, “ngành sản xuất thép của Mỹ đã chứng kiến những tác động tàn khốc từ việc mở rộng công suất thép phi thị trường của Việt Nam”. Họ cũng cho rằng Việt Nam là nơi các nhà sản xuất thép từ các quốc gia khác như Trung Quốc tìm cách dịch chuyển sản xuất đến đây để tránh các lệnh phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. 

 

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á.

 

Dù các nhà sản xuất thép và tôm ở Mỹ phản đối nhưng các nhà bán lẻ và các nhóm kinh doanh khác ủng hộ việc cấp quy chế thị trường cho Việt Nam. Nếu được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường, hàng nhập khẩu của Việt Nam sẽ được giảm thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ.

 

 





No comments: