Nhân mùa Euro 2024:
Tại sao bóng đá?
Nguyễn Hữu Liêm
Gửi
bài từ San Jose, Hoa Kỳ
9 tháng 7
năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2lkq5jngjlo
“Một trận
bóng đá cũng giống như là một vở kịch lớn ở hí trường, với một câu chuyện lớn
được kể qua phương cách trình diễn của những vở kịch nhỏ, bao gồm những mẫu đời
bi tráng của từng nhân vật tham dự, vờn nhau trên sân cỏ, từng cặp, quấn quýt lẫn
nhau, theo từng bước chạy, hiển lộ những kết cuộc bất thường.”
Nhà bình
luận thể thao Mỹ Lawrie Mifflin đã từng nhận xét như vậy. Bóng đá, hay là túc cầu,
soccer hay football, là một hoạt cảnh đầy hương vị, đầy sinh động, chất đầy từng
phút giây, mà những ai đã rơi vào màn kịch này thì không thể thoát ra được. Cho
dù suốt cả trận chơi mà kết quả không có một điểm phá lưới nào, trận chiến túc
cầu vẫn cứ hấp dẫn. Cái khoái lạc của bóng đá là sự liên tục, không ngừng nghỉ
của tác hành – mà vở kịch cứ như là bên bờ của một kết quả ngoạn mục và không
tiên đoán được.
Nguồn
gốc túc cầu
Bóng đá đến
từ thuở nào và từ đâu?
Theo một số
tài liệu thì bóng đá có một lịch sử lâu dài, rất là xưa. Khởi thủy là một trò
chơi sút lưới bằng trái banh da, chất đầy bởi lông gà vịt, của nhà Hán, Trung
Hoa ở thế kỷ thứ Ba trước Tây lịch. Ở Nhật Bản, cũng ở thời kỳ này, cũng có một
trò chơi tương tự. Ở Tây phương thì bắt đầu từ Hy Lạp. Người Hy Lạp cũng đã có
trò chơi thể thao cạnh tranh, gọi là “episkyros” mà mỗi đội banh có tới 27 cầu
thủ.
Đế quốc La
Mã, trong thời cực thịnh, cũng chơi trò “Harpastum”, với trái banh nhỏ hơn bây
giờ, giữa một sân banh hình chữ nhật, có vẽ lằn thành hai phía ở giữa sân, và
hai đội cố sút banh vào lưới của phe bên kia.
Người La
Mã giới thiệu nghệ thuật lừa banh bằng chân, hay là đánh banh bằng đầu và ngực,
và hoàn toàn không được sử dụng tay. Mỗi cầu thủ La Mã được huấn luyện một cách
lừa banh bằng chân khác nhau, và bằng những thủ đoạn ngoạn mục, có vẻ như lường
gạt, đã được họ nâng cao đến trình độ xuất chúng.
Chính cái
thủ đoạn như là nghệ thuật của cách lừa banh và cướp hay cắp banh đã trở nên
tính chất hấp dẫn đầy kịch tính của bóng đá.
Hình vẽ
học sinh đá bóng tại Trường Berkhamsted ở Hertfordshire (Anh) vào thời Tudor
(cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17).
Ở giai đoạn
đầu Tây lịch, khi đế quốc La Mã cai trị các đảo xứ Anh quốc ngày nay, họ đã đem
món thể thao này đến với người bản địa. Nhưng với tất cả những gì của trò chơi
Harpastum của La Mã, nó cũng chưa chính thức trở thành bóng đá như bây giờ.
Bóng đá hiện
đại là sáng kiến của người Anh.
Khởi thủy
của football, như người Anh gọi nó, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ Bảy Tây lịch, bằng
những trò chơi rùng rợn của binh lính Anh với các đầu lâu của lính Đan Mạch
(Denmark) mà họ đang có chiến tranh. Chuyện kể rằng, sau một trận đánh lớn mà
quân đội Anh đã đánh bại quân Đan Mạch, họ chặt đầu hoàng tử Đan Mạch bị bắt,
và lấy cái đầu lâu đầy máu me, hai mắt trợn trừng của ông ta ra làm trái banh.
Thế là lịch
sử của bóng đá, ngoài tính chất nghệ thuật lườn léo, sút banh, cướp bóng, bằng
chân, nay được tăng thêm phần man dại và bạo hành. Từ lúc chiếc đầu lâu nhèm nhụa
máu của hoàng tử Đan Mạch được sút vào lưới ở Anh cho đến nay, lịch sử bóng đá
không bao giờ có cơ hội ngoảnh mặt nhìn lại quá khứ.
·
HLV Kim Sang-sik
dẫn dắt đội tuyển Việt Nam: Nhà báo Hàn Quốc đánh giá thế nào?
29
tháng 4 năm 2024
·
Người phụ nữ chạy
1.000 cây số trong 12 ngày tại Đông Nam Á
16
tháng 6 năm 2024
·
Hàng chục VĐV
Trung Quốc dương tính chất cấm giành huy chương vàng Olympic
21
tháng 4 năm 2024
Điên
dại vì bóng đá
Ở thời đó,
rất nhiều thế kỷ người Anh đã chơi túc cầu như điên dại. Có những nơi, nhiều trận
đánh hỗn loạn, có lúc cả trăm cầu thủ, đủ mọi thành phần, tràn ra sân để giành
banh, suốt cả ngày cho đến tối.
Bạo hành,
kể cả giết nhau, xé xác đối thủ vì thua banh, trở thành cơm bữa. Cái nạn
hooligan ngày nay, so với chuyện giết chóc ngày xưa trong bóng đá, chỉ là trò
đùa trẻ con mà thôi.
Tình trạng
bạo hành bóng đá này đã có lúc đến mức không chấp nhận được. Năm 1331, vua
Edward III đã ra chiếu chỉ cấm chơi túc cầu. Ở Scotland thì vua James I, năm
1424, đã tuyên bố ở nghị trường rằng, “That na man play at the Fute-ball” (No
man shall play football/Không ai được chơi túc cầu).
Nhưng tính
chất man dại của túc cầu người Anh rồi cũng được văn minh hóa lần đầu bằng quy
luật của trò chơi, chính thức giới thiệu bởi Đại học Eton và sau đó bởi Đại học
Cambridge, nay được gọi là quy tắc Cambridge. Thomas Arnold, một trưởng lão môn
bóng rugby (bóng bầu dục), cũng đóng góp cho sự hình thành của quy tắc bóng đá
thế giới vào năm 1846.
Khởi đầu,
quy luật rất dễ dàng. Các cầu thủ có quyền đá thẳng vào cặp giò của đối thủ từ
đầu gối xuống. Và phương pháp lừa banh bao gồm cả cách ôm banh dưới nách mà chạy,
giống như trò chơi rugby vậy. Cho đến năm 1863, thì trò ôm banh dưới nách đã bắt
đầu bị cấm. Đây chính là thời điểm mà túc cầu được phân biệt hẳn hoi ra khỏi
trò chơi rugby.
Tổ chức
Túc Cầu thế Giới đầu tiên được thành lập từ năm đó và cho đến năm 1872 thì trận
tranh tài mở màn cho lịch sử túc cầu thế giới được bắt đầu giữa Anh quốc và
Scotland. Tổ chức này biến hóa theo thời gian, và cho đến năm 1925, thì số quốc
gia hội viên đã lên đến 36.
Giải World
Cup đầu tiên được chơi năm 1930. Ngày nay, Hội Túc cầu Thế giới, Federation
Internationale de Football Association, hay là FIFA, có đến 204 hội viên. Thế
là một trò chơi chiến tranh của dân La Mã, trộn với máu man dại và văn minh quy
tắc của người Anh, ngày nay đã hớp hồn cả nhân loại, từ Tây sang Đông.
Hình
vẽ phụ nữ trong trang phục thời đại Victoria (đầu thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20)
đá bóng được đăng trên bìa một tạp chí vào năm 1869.
Bóng
đá cho cơ sự gì, hay chỉ là trò chơi vô bổ?
Tôi và bạn
có thể hỏi, thế thì vì cái cơ sự gì, cho mục tiêu Tạo hóa nào, mà trò chơi bóng
đá đang nắm lấy tim óc con người ngày nay?
Bóng đá, đối
với nhân loại bây giờ, là một sự “đánh trống lảng” đối với cuộc đời - một thứ
distraction from being. Trong cuốn sách kỳ diệu Chuyện kể của Beelzebulb cho đứa
cháu của George Gurdjieff, một đạo sĩ kỳ bí ở thế kỷ trước, có viết rằng: “Cái
lạ lùng của con người ngày nay là hắn sợ con chuột nhiều hơn là sợ cái chết của
hắn.”
Theo
Gurdjieff thì người ta bây giờ không thể thấy được, cảm nghiệm tới, cái cơ bản,
cái lớn lao của số phận làm người. Hắn chỉ thấy và cảm nhận toàn là chuyện nhỏ
nhặt, tào lao.
Túc cầu và
tất cả những năng lực vô bờ của nhân loại đang đổ vào đó, chẳng qua chỉ là một
trò đánh trống lảng vào một chuyện vô bổ, chẳng hay ho gì, thiếu thực chất, thuần
cảm giác thân xác. Con người, qua sự bận tâm vào thú vui hồi hộp nhỏ bé của trò
chơi bóng đá lại càng minh định cái ý chí hiện sinh vô bổ, vô ích của hắn. Tất
cả những năng lực được thoát ra từ các trận chơi này với cả tỷ linh hồn nhân loại,
mà mỗi thân thể là một nhà máy phát nhiệt lượng từ xúc cảm, theo Gurdjieff, là
chỉ để nuôi Mặt Trăng, vốn đang trưởng thành bởi “thức ăn” đến từ khổ đau, cái
chết, và năng lực tiêu cực của con nguời trên hành tinh nước mắt này.
Gurdjieff
nói rằng con người ta có cái bệnh của thói quen là ưa phung phí năng lực vào cảm
giác. Từ rượu say, tính dục vì khoái lạc, hút xách, âm nhạc, văn chương kích
thích bi đát, cho đến nghi thức tôn giáo đầy cảm tính, và cả chiến tranh, tất cả
đều là ý chí phung phí năng lực của con người.
Và ai gặt
hái năng lực này? Thưa rằng, đó là Mặt Trăng.
Cổ động
viên bóng đá Hà Lan tại Euro 2024
Điên
cuồng bóng đá thay cho điên loạn chiến tranh
Cổ
động viên Ukraine trên khán đài trận Ukraine - Bỉ giơ cao hình ảnh chiến binh
Nazariy Hryntsevich, người vừa bị giết ở tuổi 21 hồi tháng 5/2024 khi đang chiến
đấu chống quân Nga.
Bạn thấy
không? Cái bệnh say sưa với bóng đá một cách điên dại như bây giờ là hiện tượng
điên loạn của riêng bọn đàn ông, thanh niên. Người phụ nữ giải hóa cái thói
thèm ăn năng lực tiêu cực của Mặt Trăng bằng chu kỳ kinh nguyệt của họ – và do
đó, họ được quân bình.
Còn đàn
ông? Vì không có cơ năng thân xác tự giải hóa năng lực tiêu cực và ẩn ức, thì
hoàn toàn bị làm nô lệ cho Mặt Trăng. Mỗi thằng đàn ông – khi say mê bóng đá -
là một thằng điên trong nguyệt lực – literally, họ là những lunatics.
Nhiều năm
trước, sau nửa khuya, lúc đang ngủ say ở một khách sạn nhỏ ở trên đường Hai Bà
Trưng ở Sài Gòn, tôi đã bị thức dậy bởi một cuộc đua xe máy của giới trẻ. Bước
ra lan can, tôi nhìn xuống đường, hàng trăm xe máy đua nhau chạy tối đa tốc lực,
âm thanh máy nổ và tiếng kèn chát chúa, tiếng người la hét kinh hoàng, trộn lẫn
là tiếng cổ võ, cười nói. Thật là một cảnh tượng kỳ lạ, thất kinh, ngoạn mục.
Tôi hỏi ra thì giới trẻ đua xe sau một trận bóng World Cup. Cả Sài Gòn bị hớp hồn
và điên dại vì bóng đá. Một hiện tượng nhân loại lạ lùng.
Bây giờ,
suốt tuần qua ở San Jose, California, đi ngang các quán cà phê Việt Nam, tôi
nghe tiếng hò reo của những đám thanh niên trước các trận bóng đá. Tôi nhìn lên
trời tìm Mặt Trăng đâu đó giữa ban ngày để hình dung thấy nàng Nguyệt mỉm cười
khoái lạc. Chắc Nàng đang tiếp nhận, háo hức cuốn hút khối năng lực và tình cảm
điên loạn từ đám nhân loại giống đực điên rồ với bóng đá đang cống hiến một
cách vô thức và hoan hỷ cho Nàng từ trái đất.
Tôi nghĩ đến
Mặt Trăng tròn đêm rằm như là một quả bóng đá, và tự hỏi đến Gurdjieff, À biết
đâu cái điên loạn vô bổ này sẽ thay thế cái điên loạn ngu xuẩn của chiến tranh!
Rất có thể rằng nếu Putin và Tập Cận Bình xem xong Euro năm nay sẽ hạ nhiệt tâm
lý điên ảo để cho thế giới có cơ hội hòa bình.
------------------
Tin
liên quan
·
Tết ở California:
văn hóa truyền thống và thể thao
13 tháng 2
năm 2024
·
World Cup nữ 2023: Thử tài
giải đố cùng BBC
14 tháng 7
năm 2023
·
Luis Rubiales: Chủ
tịch Liên đoàn Bóng đá Tây Ban Nha bị điều tra hình sự
29 tháng 8
năm 2023
No comments:
Post a Comment