Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy
bị từ chối cấp hộ chiếu sau khi ra tù
11/07/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7694174.html
Nhà
hoạt động vừa ra tù Huỳnh Thục Vy hôm 11/7 cho biết bà bị từ chối cấp hộ chiếu
và bị cơ quan an ninh Việt Nam cảnh báo không được tiếp xúc với các giới chức
ngoại giao nước ngoài hay đưa thông tin “bất lợi” cho chính quyền Việt Nam.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-6ec3-08dca1c7aa63_cx0_cy1_cw0_w1023_r1_s.jpeg
Nhà
hoạt động Huỳnh Thục Vy (thứ 2, bên phải) gặp Tổng lãnh sự Josefine Wallat (thứ
1, bên phải) của Lãnh sự quán Đức ở TPHCM sau khi ra tù.
Bà
Huỳnh Thục Vy, một blogger và là nhà hoạt động ở Việt Nam, vừa được trả tự do
vào ngày 1/6 sau khi bị cầm tù 2 năm rưỡi tù cho tội danh “xúc phạm Quốc kỳ”.
Ngay sau khi ra tù, bà Vy đã nộp giấy tờ để làm hộ chiếu và được phía chính quyền
hẹn gặp vào ngày 9/7.
“Khi
Thục Vy lên thì người tiếp mình chính không phải là nhân viên của phòng Quản lý
Xuất nhập cảnh của tỉnh Đắk Lắk, mà lại là hai nhân viên an ninh của Công an tỉnh
Đắk Lắk. Họ nói rất nhiều nhưng tóm lại có 3 nội dung chính. Đó là: Thục Vy vẫn
còn đang ở trong diện tạm hoãn xuất cảnh và lý do là đối tượng gây nguy hiểm
cho an ninh quốc gia nên bị tạm hoãn xuất nhập cảnh, và kéo theo hậu quả là
không được cấp hộ chiếu”, bà Huỳnh Thục Vy kể lại với VOA.
Nội
dung thứ hai, vẫn theo lời bà Huỳnh Thục Vy, bà bị các nhân viên an ninh cảnh
báo không nên gặp các giới chức ngoại giao Đức, Hoa Kỳ… đưa thông tin sai lạc,
gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước trên.
Sau
khi ra tù, bà Huỳnh Thục Vy hôm 21/6 cho biết bà đã có buổi gặp mặt thân mật với
bà Josefine Wallat- tổng Lãnh sự, Lãnh sự quán Đức. Bà cho biết trong cuộc gặp,
bà đã chia sẻ với giới chức ngoại giao Đức về chế độ giam giữ của nhà tù Việt
Nam.
“Còn
chuyện đi tị nạn ở Đức thì Thục Vy có nghĩ đến, hồi ở trong tù, Vy có viết một
lá bí thư gửi cho bà Tổng lãnh sự Wallat và xin bà giúp cho Vy đi tị nạn ở Đức.
Nhưng sau khi ra tù, Vy nghĩ chuyện đi tị nạn ở Đức không còn quan trọng nữa,
Vy muốn tiếp tục ở Việt Nam nhưng Vy đã hơi chủ quan”, bà Huỳnh Thục Vy chia sẻ.
Bà
cho biết sau khi ra tù, bà bị theo dõi “nhất cử nhất động”. Đơn cử, chuyến đi của
bà đến Tiền Giang để xin khám bệnh ở một thánh thất Cao Đài đã bị các nhân viên
an ninh Việt Nam cho rằng bà đi gặp một người bất đồng chính kiến nào đó của đạo
Cao Đài.
“Hôm
làm việc ngày 9/7, họ cũng ép Vy phải ký một bản cam kết là không được kiện tụng
về việc không được cấp hộ chiếu, không được gặp gỡ những người bất đồng chính
kiến khác, không được viết bài đưa những thông tin bất lợi cho chính quyền Việt
Nam”, bà Vy cho biết thêm.
VOA
đã gửi yêu cầu xác minh thông tin và bình luận về những tố cáo trên cho Bộ Ngoại
giao Việt Nam nhưng chưa nhận được phản hồi.
Nhà
hoạt động Huỳnh Thục Vy hiện đang sống cùng hai con nhỏ ở tỉnh Đắk Lắk. Trong
những tuần lễ qua, bà đã tổ chức quyên góp tiền để nấu 50 suất cơm phát cho các
bệnh nhân ở Bệnh viện thị xã Buôn Hồ mỗi ngày nhằm mục tiêu giúp người nghèo và
cũng để giúp cho quán cơm của bà cầm cự trong thời gian khó khăn. Tuy nhiên,
trong buổi làm việc ngày 9/7, bà cũng được cơ quan an ninh cảnh báo không nên
làm từ thiện nữa vì công việc này cũng phải tuân thủ luật pháp.
Bà
nói với VOA rằng bà cảm thấy bị ức chế vì bị kiềm kẹp sau khi ra tù, khiến chứng
trầm cảm của bà càng thêm tồi tệ hơn.
Nhà
hoạt động Huỳnh Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân quyền Việt
Nam với mục tiêu ủng hộ những nhà hoạt động nhân quyền là phụ nữ trên toàn quốc.
Ngoài ra, bà cũng là một blogger thường xuyên lên tiếng viết về những tiêu cực
xã hội và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Vào
tháng 11/2018, bà bị một tòa án ở thị xã Buôn Hồ tuyên phạt 2 năm 9 tháng tù
với tội danh “xúc phạm Quốc kỳ” sau khi bà dùng sơn xịt lên lá cờ đỏ sao vàng
vào dịp chính quyền kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh Việt
Nam ngày 2/9/2017.
Sau
phiên xử, bà Vy được tạm hoãn thi hành án vì đang có thai con thứ hai và
nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Trong thời gian được hoãn thi hành án, bà
Vy bị cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh.
Bà
Vy cho biết bà cũng đã làm hồ sơ xin tị nạn ở Mỹ từ năm 2019 nhưng chưa có tiến
triển gì.
VIDEO
:
Nhà hoạt động
Huỳnh Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu sau khi ra tù | Điểm tin VN | VOA Tiếng
Việt
Jul
11, 202
https://www.youtube.com/watch?v=yyRjJCh1Gb4
28,65
views Jul 11, 2024
Jul
11, 2024 #VOATIENGVIET #TinTuc #TinTức
0:00 - Nhà hoạt động Huỳnh
Thục Vy bị từ chối cấp hộ chiếu sau khi ra tù
1:34 - Người Việt ở Mỹ tiếp
tục lên tiếng về nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam
3:35 - Tổ chức Ân xá Quốc
tế kêu gọi không dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap về Việt Nam
Nhà
hoạt động vừa ra tù Huỳnh Thục Vy hôm 11/7 cho biết bà bị từ chối cấp hộ chiếu
và bị cơ quan an ninh Việt Nam cảnh báo không được tiếp xúc với các giới chức
ngoại giao nước ngoài hay đưa thông tin “bất lợi” cho chính quyền Việt Nam.
Bà
được trả tự do vào ngày 1/6 sau khi bị cầm tù hai năm rưỡi về tội danh “xúc phạm
Quốc kỳ.” Ngay sau khi ra tù, bà Vy đã nộp giấy tờ để làm hộ chiếu và được phía
chính quyền hẹn gặp vào ngày 9/7, nhưng sau đó được công an nói là bà nằm trong
diện tạm hoãn xuất cảnh và lý do là đối tượng gây nguy hiểm cho an ninh quốc
gia nên không được cấp hộ chiếu, bà kể với VOA.
Bà
nói bà được cảnh báo không nên gặp các giới chức ngoại giao của Đức và Mỹ để
đưa thông tin sai lạc, gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao của Việt Nam với
các nước trên.
Sau
khi ra tù, bà Huỳnh Thục Vy hôm 21/6 cho biết bà đã có buổi gặp mặt thân mật với
bà Josefine Wallat- tổng Lãnh sự Đức. Bà cho biết trong cuộc gặp, bà đã chia sẻ
với giới chức ngoại giao Đức về chế độ giam giữ của nhà tù Việt Nam.
“Hôm
làm việc ngày 9/7, họ cũng ép tôi phải ký một bản cam kết là không được kiện tụng
về việc không được cấp hộ chiếu, không được gặp gỡ những người bất đồng chính
kiến khác, không được viết bài đưa những thông tin bất lợi cho chính quyền Việt
Nam,” bà nói thêm.
Huỳnh
Thục Vy là người sáng lập của tổ chức Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam. Ngoài ra,
bà cũng là một blogger thường xuyên lên tiếng viết về những tiêu cực xã hội và
vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Vào
năm 2018, bà bị một tòa án ở tỉnh Đắk Lắk kết án hai năm chín tháng tù sau khi
bà dùng sơn xịt lên lá cờ đỏ sao vàng.
No comments:
Post a Comment