Nguyễn Phú Trọng: Một đời gác đền và đốt lò
Trần Phương | Luật
Khoa tạp chí
JULY
19 20248:48 PM
Lớn
lên trong một gia đình nông dân giữa thời chiến, đứng đầu một cơ quan lý luận
trung ương trong thời kỳ Đổi Mới, trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt
Nam với một nghị trình bảo thủ, Nguyễn Phú Trọng thường được dân gian gọi là
“người cộng sản cuối cùng”.
Người
cộng sản cuối cùng đó được tuyên bố chết vào ngày 19/7/2024, hưởng thọ 80 tuổi,
khi đang ở đỉnh cao quyền lực.
NGƯỜI
GÁC ĐỀN
Xuất
thân bần nông
Nguyễn
Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà
Nội. [1] Ông là con út trong một gia đình bần nông có bốn anh, chị em.
Ông
học sáu năm cấp
hai và cấp ba (1957-1963) tại trường Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội. [2] Năm
1963, chính quyền miền Bắc khuyến
khích học sinh không cần thi đại học mà về phục vụ quê nhà hoặc ra chiến
trường. [3] Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trường Nguyễn Gia Thiều
nên có học sinh thi đại học. Một số người đã đăng ký dự thi, trong đó có Nguyễn
Phú Trọng. Ông đỗ vào khoa Văn của Đại học Tổng hợp.
Xuất
thân bần nông, có thành tích học tập tốt và thể hiện tình cảm sâu sắc với đảng,
Nguyễn Phú Trọng đã có một điểm xuất phát vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp chính
trị của mình.
Nhà
lý luận
Tạp
chí Cộng sản là nơi ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu sự nghiệp của mình và cũng là
nơi ông làm việc lâu nhất với gần 30 năm. Chính cơ quan này đã đưa ông vào Ban
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (BCHTW).
Tạp
chí Cộng sản do Ban Thường vụ Trung ương Đảng thành lập vào năm 1943,
do Tổng Bí thư Trường Chinh giữ chức chủ nhiệm kiêm chủ bút. [4] Đây được xem
là cơ quan lý luận của BCHTW.
Vào
năm 1950, nhiệm vụ của cơ quan này là giáo dục tư tưởng Mác - Lênin, giải thích
đường lối, chủ trương của đảng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các đảng
viên. Năm 1955, Tạp chí Cộng sản được đổi tên thành Tạp chí Học tập. Từ cuối
năm 1967, Nguyễn Phú Trọng là cán bộ Phòng Tư liệu. Một năm sau, ông trở thành
cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng của tạp chí.
Từ
năm 1973 - 1976, ông là nghiên cứu sinh tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sau đó, ông được cử sang Liên Xô và
làm luận án tiến sĩ ngành xây dựng đảng vào năm 1981.
Năm
1983, ông trở về nước và giữ chức phó ban Xây dựng Đảng tại Tạp chí Cộng sản
(tên mới của Tạp chí Học tập). Hoạn lộ của ông kể từ đây như diều gặp gió. Đến
năm 1985, ông giữ chức phó bí thư đảng ủy của tạp chí này, chính thức gia nhập
ban lãnh đạo của một cơ quan trung ương.
Bảo
vệ chủ nghĩa xã hội
Vào
thập niên 1980, Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức, chế độ cộng sản lẫn nền
kinh tế gần như đứng bên bờ vực sụp đổ. Ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp đã
làm đất nước lạc hậu, kiệt quệ, lạm phát phi mã, thiếu thốn lương thực, thất
nghiệp triền miên. Trong thời kỳ này, Tạp chí Cộng sản được cho là phải đứng ở
tuyến đầu để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuối
năm 1988, ông Nguyễn Phú Trọng trở thành bí thư đảng ủy của Tạp chí Cộng sản.
Lúc đó, cơ quan này bắt đầu đổi mới chủ trương hoạt động nhằm trở thành một tờ
báo cởi mở hơn trong việc thảo luận, phân tích đường lối, chính sách để bảo vệ
đảng.
Năm
1989, Tạp chí Cộng sản đã đưa ra lập luận trấn
an về sự sụp đổ của hệ thống cộng sản tại Đông Âu: “Sự sụp đổ của một
số chế độ xã hội chủ nghĩa không thể coi là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội; chủ
nghĩa xã hội vẫn là lý tưởng và niềm tin của đông đảo những người lao động trên
thế giới”. [5]
Từ
năm 1991, ông Nguyễn Phú Trọng, lúc này 47 tuổi, trở thành tổng biên tập của Tạp
chí Cộng sản. Tờ tạp chí tiếp tục nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng Mác - Lênin, khẳng định
con đường đi lên xã hội chủ nghĩa của đảng cũng như chống diễn biến hòa bình và
các thế lực thù địch.
CHÍNH
TRỊ TINH HOA
Tiến
thân vào Bộ Chính trị
Tại
Việt Nam, cánh cửa duy nhất để gia nhập tầng lớp chính trị tinh hoa là đặt chân
vào BCHTW, đồng nghĩa với cơ hội trở thành ủy viên Bộ Chính trị.
Nguyễn
Phú Trọng không phải là ngoại lệ.
Tháng
1/1994, tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, BCHTW khóa VII đã bầu bổ sung nhân sự thay
cho những ủy viên bị kỷ luật hay tự xin nghỉ vì không đủ sức khỏe. Có 20 ủy
viên được bầu mới, trong đó có Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Phú Trọng,
50 tuổi.
Tháng
8/1996, ông được điều động làm phó bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm trưởng Ban Cán sự
Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Cuối
năm 1997, nhiều ủy viên xin rút khỏi Bộ Chính trị khóa VIII, trong đó có Tổng
Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Ông
Nguyễn Phú Trọng, 53 tuổi, được bầu bổ sung vào cơ quan này. Trước đó vài
tháng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tấn Dũng cũng bắt đầu tham gia Bộ Chính trị.
[6] Số phận về sau sẽ đẩy hai người này trở thành đối thủ chính trị lớn nhất
trong sự nghiệp của nhau.
Tháng
2/1998, Nguyễn Phú Trọng làm phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ
trách về tư tưởng, văn hóa và khoa giáo của đảng. Hội đồng này có nhiệm vụ tư vấn
cho đảng về lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và
chủ nghĩa xã hội, đồng thời định hướng, hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn
kiện cho đại hội đảng toàn quốc.
Từ
năm 2001 - 2006, ông Trọng được điều động làm bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm chủ tịch
Hội đồng Lý luận Trung ương.
Tháng
6/2006, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XI (2002 - 2007), ông Trọng, 62 tuổi,
được bầu làm chủ
tịch Quốc hội thay cho ông Nguyễn Văn An. [7] Cũng trong kỳ họp này,
ông Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm thủ tướng Chính phủ. Vào cuối năm 2006, Quốc hội
đã phê chuẩn thủ tục cuối cùng để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO).
Làm
mới Quốc hội
Quốc
hội Việt Nam là cơ quan hợp thức hóa các chủ trương, đường lối điều hành đất nước
của đảng. Một người giữ vai trò lý luận, tư vấn chủ trương, đường lối của đảng
như ông Nguyễn Phú Trọng có lợi thế rất lớn ở vị trí này.
Ông
rất chú trọng vào việc đổi mới hoạt động của Quốc hội, tiếp nối xu hướng hiện đại
hóa Quốc hội khi đó. Quốc
hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Quốc hội, đồng thời thành lập mới các ủy ban Pháp luật, Tư pháp, Kinh tế,
Tài chính. [8]
Quốc
hội khóa XII dưới sự điều hành của ông được cho là hoạt động ngày càng dân chủ
và gần dân hơn, nhất là qua các hoạt động chất vấn trực tiếp lãnh đạo nhà nước
tại hội trường hay giám sát chuyên đề. [9] Một trong những điểm mới của Quốc hội
khóa này là giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri.
Quốc
hội khóa XII đã thông qua 67 luật, nổi bật là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại
biểu Hội đồng Nhân dân.
Trở
thành tổng bí thư
Vào
cuối khóa X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sẽ thôi tham gia BCHTW sau hai nhiệm kỳ.
Chức vụ tổng bí thư được dự kiến sẽ rơi vào một trong ba người: Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Vào
lúc này, một số chuyên gia nhận
định nhánh Chính phủ của ông Dũng nhờ vào thành tích phát triển kinh tế
đã thâu tóm được nhiều quyền lực hơn. [10] Tuy nhiên, ứng cử viên sáng giá lại
là ông Trọng, người có uy tín của một kẻ gác đền cho chế độ.
Ngày
18/1/2011, tại Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI, BCHTW đã bầu ông Nguyễn Phú
Trọng,
67 tuổi, làm tổng bí thư.
Hoạn
lộ của ông Trọng tới đây bước vào thời kỳ đỉnh cao.
ĐỈNH
CAO CHÓI LỌI
Sửa
đổi Hiến pháp
Trong
kỳ họp thứ hai vào tháng 7/2011, BCHTW khóa XI đã thảo luận về việc sửa đổi Hiến
pháp năm 1992. [11]
Tại
kỳ họp thứ năm vào tháng 5/2012, BCHTW đã tổng kết Hiến pháp năm 1992 và xác định
quan điểm về việc ban hành Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hiến pháp 2013 sẽ tiếp
tục khẳng
định quyền lãnh đạo toàn diện của đảng đối với đất nước, làm rõ hơn nữa
quyền lãnh đạo này của đảng, tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. [12]
Ngày
28/11/2013, Quốc hội thông
qua Hiến pháp mới, hợp hiến hóa việc thu hồi đất vì lý do phát triển
kinh tế - xã hội, thiết lập cơ chế đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ
chế bảo vệ Hiến pháp. [13]
Loại
bỏ đối thủ
Sau
cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang vẫn
tiếp tục lần lượt giữ chức thủ tướng và chủ tịch nước, còn chủ tịch Quốc hội là
ông Nguyễn Sinh Hùng.
Cũng
trong kỳ họp vừa nêu, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do ông Trọng làm trưởng ban.
Sau
khi đại án tham nhũng Vinashin bị phanh phui, Bộ Chính trị đã nhận
trách nhiệm và đề xuất kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị nhưng lại
không nêu danh tính tại kỳ họp thứ sáu của BCHTW vào năm 2012. [14] Ông Trương
Tấn Sang đã gọi người này là “đồng chí X”. Tuy nhiên, ai cũng biết “đồng chí X”
là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
BCHTW
quyết định không kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mà
chỉ yêu cầu sửa chữa, khắc phục hậu quả.
Tại
Đại hội Đảng lần thứ XII vào tháng 1/2016, BCHTW đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp
tục giữ chức tổng bí thư. [15] Vào lúc này, hơn một nửa ủy viên Bộ Chính trị
khóa cũ đã bị loại bỏ, trong đó có đối thủ chính trị lớn nhất của ông là Nguyễn
Tấn Dũng.
Sau
cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016, ông Nguyễn Xuân Phúc chính thức giữ chức
thủ tướng Chính phủ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm chủ tịch Quốc hội, Trần Đại
Quang trở thành chủ tịch nước. [16]
Bộ
trưởng Công an Tô Lâm cũng gia nhập Bộ Chính trị và trở thành ngôi sao mới trên
chính trường.
Tổng
Bí thư đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng
Về
nguyên tắc, tổng thống Mỹ không bao giờ tiếp lãnh đạo một đảng phái của nước
khác ở Nhà Trắng. Nghi thức này chỉ dành cho lãnh đạo của chính quyền. Chưa từng
có nhà lãnh đạo nào của Đảng Cộng sản bước chân vào đây, cho tới khi Nguyễn Phú
Trọng phá được cái lệ đó vào năm 2015.
Tháng
7/2015, trong bối cảnh chính quyền Barack Obama đang chủ trương “xoay trục” đối
ngoại về châu Á và cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đang
được gấp rút tiến hành, Tổng Bí thư Trọng đã được Tổng thống Obama tiếp
ở Nhà Trắng như một nguyên thủ. [17] Chuyến thăm này được hiểu như một
sự thừa nhận của Mỹ đối với thể chế chính trị độc tài của Việt Nam, đồng thời củng
cố địa vị của Nguyễn Phú Trọng trong cuộc so đấu quyền lực với Thủ tướng Dũng
trước thềm đại hội đảng năm 2016.
Chiến
dịch đốt lò
Dưới
nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2016 - 2021), hàng loạt quan
chức lớn đã bị khai trừ khỏi đảng và bị xử lý hình sự.
Năm
2017, BCHTW đã kỷ luật, cách chức ủy viên Bộ Chính trị đối với ông Đinh La
Thăng do hàng loạt sai phạm lớn tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng
Công ty Xây lắp Dầu khí. [18] Trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh là một trong những
người liên quan và đã bỏ trốn sang Đức nhưng bị công an Việt Nam bắt
cóc về vào tháng 7/2017. [19] Sự kiện bắt cóc chấn động này khiến Đức
đóng băng quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong vài năm. Đến cuối năm 2017, ông
Thăng bị bắt tạm giam.
Cuộc
chiến chống tham nhũng của ông Trọng được ví là chiến dịch “đốt lò”. Nhiều quan
chức lớn phải ra tòa và chịu án như Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Tất
Thành Cang (14,5 năm tù giam), Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc
Son (chung thân), và người kế nhiệm ông Son - Trương Minh Tuấn (14 năm tù
giam). [20] [21] [22]
Ngoài
ra, nhiều quan chức cũng bị kỷ luật công khai, ví dụ như cựu bí thư Thành ủy
TP. HCM, nguyên ủy viên Bộ Chính trị khóa XI Lê Thanh Hải đã bị kỷ luật cắt chức
sau khi nghỉ hưu. Hàng loạt quan chức cấp tỉnh, công ty nhà nước, quân đội,
công an cũng đã bị kỷ luật công khai hoặc khai trừ khỏi đảng. [23]
Vào
tháng 10/2018, sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời, ông Trọng
đã được Quốc hội bầu kiêm giữ chức chủ tịch nước. Ông trở thành người đầu tiên
cùng lúc nắm giữ hai chức vụ này. Nhiều ý kiến cho rằng đây là chỉ dấu Việt Nam
có thể bắt đầu thời kỳ nhất thể hóa hai vị trí lãnh đạo đảng và nhà nước như mô
hình Trung Quốc. Nhưng vào tháng 4/2021, ông Trọng thôi chức chủ tịch nước, nhường
lại vị trí này cho ông Nguyễn Xuân Phúc.
Siết
chặt kiểm soát xã hội
Về
hoạt động lập pháp, nhiệm kỳ thứ hai của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thông
qua nhiều bộ luật đáng chú ý và gây tranh cãi như Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
2016 với nhiều quy định kiểm soát quyền tự do tôn giáo; Luật An ninh mạng 2018
mở ra thời kỳ tăng cường kiểm soát, giới hạn tự do Internet. Ngoài ra, dự thảo
Luật Đặc khu dù không được thông qua cũng đã tạo ra làn sóng biểu tình rộng khắp
vào năm 2018.
Bên
cạnh đó, không gian báo chí bị thu hẹp đáng kể.
Về
phía báo chí độc lập, nhóm năm thành viên của Báo Sạch bị bỏ tù với các mức án
từ 2 - 4,5 năm, nhà báo và nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang bị tuyên án
chín năm tù giam, ba lãnh đạo của Hội Nhà báo Độc lập bị tuyên án 11 - 15 năm
tù giam. [24] [25] [26] Nhiều nhà báo khác cũng bị sách nhiễu, giam cầm.
Báo
chí nhà nước cũng chịu sức ép rất lớn từ chính sách quản lý báo chí mới, nổi bật
trong đó là quyết
định năm 2019 về quy hoạch và quản lý báo chí đến năm 2025 của Chính
phủ. [27] Quy hoạch này được ban hành dựa trên ý kiến Bộ Chính trị và Ban Bí
thư, nhằm tái khẳng định quyền kiểm soát toàn diện của đảng đối với báo chí và
vai trò của báo chí là phục vụ đảng, chống lại xu hướng “tư nhân hóa" và
“báo hóa tạp chí". Kết quả là hàng loạt cơ quan báo chí bị sáp nhập
hoặc buộc phải đi tìm cơ quan chủ quản mới.
Theo
Ân xá Quốc tế, số tù nhân lương tâm của Việt Nam, tức những người bị đàn áp về
tự do tôn giáo, báo chí, ngôn luận, đã
tăng từ 84 lên đến 170 người trong khoảng thời gian 2016 - 2021. [28]
Một số nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube bị bắt phải hợp tác với
chính quyền Việt Nam để kiểm duyệt các nội dung nhạy cảm về chính trị.
Thật
khó để kỳ vọng một người như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người không chỉ
nghiên cứu lý luận mà còn tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa xã hội, có thể cởi
mở với các xu hướng tự do. Sự quan tâm lớn nhất của ông dưới nhiệm kỳ thứ hai của
mình chính là thanh trừng tham nhũng và giữ vững chế độ.
Lo
ngại về sức khỏe
Vào
tháng 4 - 5/2019, ông Trọng đột
ngột biến mất trên các phương tiện truyền thông trong khoảng một
tháng. [29] Dư luận đồn đoán rằng ông bị đột quỵ trong một chuyến công tác ở Rạch
Giá (Kiên Giang). Nhiều dấu hiệu sau khi ông trở lại cho thấy sức khỏe của ông
giảm sút.
Đây
sẽ không phải là lần đầu tiên ông biến mất vì lý do sức khỏe. Nhiều hình ảnh
sau này cũng cho thấy ông đi đứng chập chững nhưng truyền thông nhà nước không
đăng bất kỳ thông tin nào về bệnh trạng của ông.
“Trường
hợp đặc biệt”
Vào
tháng 2/2021, sau khi Đại hội Đảng lần thứ XIII bầu ra BCHTW mới, cơ quan này
đã bầu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư lần thứ ba liên tiếp.
[30]
Đây
là sự kiện chưa từng
có kể từ sau thời Lê Duẩn làm tổng bí thư (1960-1986). [31] Việc ông
Trọng được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba không những trái Điều lệ Đảng (vốn
giới hạn hai nhiệm kỳ) mà còn trái với quy định về giới hạn độ tuổi (65 tuổi)
cho các chức danh lãnh đạo đảng. Một lần nữa, Nguyễn Phú Trọng chứng tỏ mình là
một người đặc biệt, với năng lực chính trị vượt lên trên các luật lệ thông thường
và luôn sẵn sàng tạo ra tiền lệ mới.
Sau
đại hội này, dự kiến chức thủ tướng do ông Phạm Minh Chính đảm nhiệm; ông Nguyễn
Xuân Phúc trở thành chủ tịch nước và ông Vương Đình Huệ làm chủ tịch Quốc hội.
Thông thường, sau đại hội đảng sẽ diễn ra tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới, và Quốc
hội khóa mới sẽ hợp thức hóa các vị trí lãnh đạo nhà nước. Nhưng, tới đây, một
việc chưa từng có tiền lệ nữa được xác lập: Quốc hội không chờ tới sau kỳ bầu cử
vào tháng Năm để bầu các vị trí lãnh đạo nhà nước mà bầu luôn vào tháng Tư, sau
đó bầu lại vào tháng Bảy với Quốc hội khóa mới.
Tuy
nhiên, sức khỏe của ông Trọng vẫn ngày càng suy yếu, dù chiến dịch chống tham
nhũng vẫn đang được thực hiện rất quyết liệt.
Thanh
trừng cán bộ từ Bộ Chính trị đến ủy ban xã
Hàng
loạt các quan chức đã bị bắt giữ, truy tố vì lợi dụng đại dịch COVID-19 để tham
nhũng, ví dụ như vụ án “chuyến
bay giải cứu” đã đưa loạt quan chức từ Bộ Ngoại giao đến các bí thư, chủ tịch
cấp tỉnh vào tù; vụ
án Việt Á khiến các quan chức y tế, quân đội, người đứng đầu chính quyền
các tỉnh, thành, các cơ quan y tế cấp tỉnh bị truy tố. [32] [33]
Sau
đại dịch COVID-19, chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục
oanh tạc khu vực kinh tế tư nhân. Điển hình là các vụ án liên quan đến bà Trương
Mỹ Lan và ngân hàng SCB, trong đó có nhiều quan chức Thanh tra Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước bị truy tố; vụ án Tập
đoàn Phúc Sơn liên quan đến các quan chức ở các tỉnh Khánh Hòa, Quảng
Ngãi, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long và Văn phòng Chính phủ; hay vụ án tại Tập
đoàn Thuận An dính líu đến các quan chức ở Văn phòng Quốc hội, các tỉnh
Bắc Giang và các tỉnh thành khác đang được Bộ Công an điều tra. [34] [35] [36]
Năm
2024, chiến dịch đốt lò đã lan tới chính quyền cấp huyện, cấp xã vì các sai phạm
liên quan đến đất đai. [37] Cũng trong năm nay, loạt biến động lớn về chính trị
đã bùng nổ khi sai phạm của các quan chức từng kề vai sát cánh với ông Trọng bị
phanh phui như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Từ
năm 2016 tới nay, đã có hơn 139.000
đảng viên bị kỷ luật ở các hình thức khác nhau, trong đó có 40 ủy viên
trung ương và 50 tướng quân đội, công an. Đặc biệt, có tới tám ủy viên Bộ Chính
trị cũng đã mất chức. [38] Để so sánh, trong 30 năm từ 1986 tới 2016, không có ủy
viên Bộ Chính trị nào mất chức do tham nhũng, và chỉ có chín ủy viên trung ương
lâm vào cảnh này.
Tiếp
tục đàn áp không gian dân sự
Dường
như không có cách nào để “người cộng sản cuối cùng" Nguyễn Phú Trọng cởi mở
hơn với không gian dân sự. Dưới nhiệm kỳ thứ ba, từ năm 2021, ông tiến hành một
chiến dịch vô tiền khoáng hậu: đàn áp các tổ chức xã hội dân sự có đăng ký, bỏ
tù các nhà lãnh đạo và buộc họ đóng cửa.
Khác
với các tổ chức bị cho là “phản động”, các tổ chức này đều đăng ký thành lập với
chính quyền, làm việc chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, thường xuyên xuất hiện
cùng các quan chức nhà nước trung ương và địa phương trong các sự kiện khác
nhau. Hoạt động của họ có thể bị chính quyền theo dõi, kiểm soát, nhưng không
ai nghĩ họ sẽ bị đàn áp thẳng tay cho tới năm 2021.
Công
an đã sử dụng các tội danh trốn thuế để bắt
giữ và tuyên án tù đối với Ngụy Thị Khanh (giám đốc tổ chức môi trường
GreenID), Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương (tổ chức MEC), Đặng Đình Bách (giám đốc
tổ chức IPSD), Hoàng Thị Minh Hồng (giám đốc tổ chức môi trường CHANGE), và Ngô
Thị Tố Nhiên. [39] MEC, IPSD, CHANGE, Hướng tới Minh bạch và một số tổ chức
khác đã tuyên bố đóng cửa. Nhiều tổ chức khác cũng rơi vào tình trạng tê liệt
hoặc hoạt động cầm chừng.
Liên
quan đến tự do công đoàn, một
số cán bộ cấp tiến ủng hộ quyền của người lao động cũng đã bị bắt giữ
như ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội; ông Vũ Minh Tiến, Trưởng ban Pháp chế và Chính sách của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam. [40]
Cho
tới tận trước khi nhắm mắt xuôi tay, Nguyễn Phú Trọng dường như không ngừng phá
bỏ các trật tự và truyền thống cũ. Chỉ cái chết mới ngăn được ông.
QUA
ĐỜI
Đầu
tháng 1/2024, ông Nguyễn Phú Trọng phải nhập
viện và vắng mặt trong một số sự kiện quan trọng. [41] Ngày 15/1, ông
xuất hiện trở lại trong một kỳ họp của Quốc hội.
Kể
từ đó cho tới tháng Năm, chính trường trải qua một cuộc biến động chưa từng có ở
nhóm lãnh đạo cấp cao. Hàng loạt các nhà lãnh đạo đột ngột mất chức, trong đó
có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (21/3), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (2/5),
và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai (16/5). Thay
thế họ lần lượt là Tô Lâm, Trần Thanh Mẫn, và Lương Cường. [42]
Ngày
18/7/2024, Bộ Chính trị thông
báo rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do bệnh nặng nên không thể tiếp
tục làm việc. [43] Chủ tịch nước Tô Lâm tạm thời thay thế ông Trọng điều hành
công việc của tổng bí thư. Tin đồn lan ra rằng ông không thể qua khỏi.
Đến
gần 18:00 ngày 19/7/2024, báo Nhân Dân đăng tin ông Nguyễn Phú Trọng từ
trần vào lúc 13:38 phút cùng ngày tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108. [44]
Cái
chết của một tổng bí thư luôn bị đảng kiểm soát và lên kế hoạch chặt chẽ. Công
chúng không thể biết chính xác ông chết ngày nào và vì lý do gì.
Cái
chết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chấm dứt một thời kỳ cai trị khắc nghiệt
của Đảng Cộng sản Việt Nam, với rất nhiều tiền lệ mới được thiết lập.
Không
có nhiều lý do để tin rằng thời kỳ hậu Nguyễn Phú Trọng sẽ bớt khắc nghiệt hơn.
-----------
Chú
thích
1.
Đồng
chí Nguyễn Phú Trọng | Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Dangcongsan.vn. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/tong-bi-thu/dong-chi-nguyen-phu-trong-66
2.
Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về thăm trường cũ. TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong-ve-tham-truong-cu-20201114135305765.htm
3.
News,
V. (2011, January 19). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một con người bình dị.
Báo Điện Tử VTC News; VTC News. https://vtcnews.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong---mot-con-nguoi-binh-di-ar29176.html
4.
Tạp chí cộng sản. (2018). Tạp Chí Cộng Sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nhung-chang-duong-phat-trien/-/2018/35141/chuong-i--tap-chi-dang-tu-1930-den-1945.aspx
5.
Chương
IV: Tạp chí Cộng sản trong công cuộc đổi mới. Tạp Chí Cộng Sản. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nhung-chang-duong-phat-trien/-/2018/35138/chuong-iv--tap-chi-cong-san-trong-cong-cuoc-doi-moi.aspx
6.
Đồng
chí Nguyễn Tấn Dũng | Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Dangcongsan.vn. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/thu-tuong-chinh-phu/dong-chi-nguyen-tan-dung-53
7.
https://nvsk.vnanet.vn.
(2023). Ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa XI (6/2006).
Vnanet.vn. https://nvsk.vnanet.vn/
8.
baochinhphu.vn.
(2007, April 2). Quốc hội khóa XI (2002-2007) kết thúc thành công tốt đẹp.
Baochinhphu.vn; baochinhphu.vn. https://baochinhphu.vn/quoc-hoi-khoa-xi-2002-2007-ket-thuc-thanh-cong-tot-dep-1027031.htm
9.
Xem: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=4159
10.
(2010,
December 17). Nhận xét về “lãnh đạo tương lai” của VN - BBC News Tiếng Việt.
BBC News Tiếng Việt; BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/12/101217_professor_thayer_comment
11.
MEDIATECH.
(2024). Thông báo Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Baothaibinh.com.vn. https://media2.baothaibinh.com.vn/tin-tuc/1/5948/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-hai-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xi
12.
baochinhphu.vn.
(2012, May 15). Thông báo Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá XI.
Baochinhphu.vn; baochinhphu.vn. https://baochinhphu.vn/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-5-bchtw-dang-khoa-xi-102124888.htm
13.
Quốc
hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. baochinhphu.vn. https://baochinhphu.vn/quoc-hoi-thong-qua-hien-phap-sua-doi-102154247.htm
14.
RFI.
(2012, October 23). Vì sao thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không bị mất chức? RFI;
RFI. https://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20121023-vi-sao-thu-tuong-nguyen-tan-dung-khong-bi-mat-chuc
15.
Phạm
Thế. (2016, January 27). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử. Nld.com.vn;
https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-dac-cu-20160127151812195.htm
16.
(2017).
Mof.gov.vn. https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM086125
17.
TUẤN,
T. (2015, July 8). Tổng bí thư hội đàm Tổng thống Mỹ: cuộc gặp lịch sử.
TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-hoi-kien-tong-thong-my-cuoc-gap-lich-su-774207.htm
18.
(2024).
Thông báo Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) | Tư liệu
văn kiện Đảng. Dangcongsan.vn. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/hoi-nghi-bch-trung-uong/khoa-xii/thong-bao-hoi-nghi-lan-thu-nam-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-2900
19.
Reuters.
(2019, February 20). Germany aims to reset ties with Vietnam after kidnapping
case. Reuters. https://www.reuters.com/article/us-germany-vietnam/germany-aims-to-reset-ties-with-vietnam-after-kidnapping-case-idUSKCN1Q92V8
20.
MAI,
T. (2022, October 19). Nhận thêm 6 năm tù, ông Tất Thành Cang còn bị kê biên
nhà để bồi thường cho Quốc Cường Gia Lai. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/nhan-them-6-nam-tu-ong-tat-thanh-cang-con-bi-ke-bien-nha-de-boi-thuong-cho-quoc-cuong-gia-lai-20221019094011427.htm
21.
Phạm
Dự,Bảo Hà. (2020, April 27). Ông Nguyễn Bắc Son nói lời sau cùng.
Vnexpress.net; Báo VnExpress. https://vnexpress.net/ong-nguyen-bac-son-bi-y-an-tu-chung-than-4090926.html
22.
Vũ,
A. (2019, December 28). Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lãnh án 14 năm tù.
Thanhnien.vn; https://thanhnien.vn. https://thanhnien.vn/cuu-bo-truong-truong-minh-tuan-lanh-an-14-nam-tu-185912866.htm
23.
Vương
Trần. (2020, July 20). Kỷ luật cảnh cáo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng - nguyên Tư lệnh
Quân đoàn 4. Laodong.vn; Báo Lao Động. https://laodong.vn/thoi-su/ky-luat-canh-cao-thieu-tuong-nguyen-hoang-nguyen-tu-lenh-quan-doan-4-820969.ldo
24.
Linh,
C. (2021, October 28). Tòa tuyên án Trương Châu Hữu Danh và đồng phạm nhóm “Báo
Sạch.” Nld.com.vn; https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/phap-luat/truong-chau-huu-danh-va-dong-pham-nhom-bao-sach-lanh-an-tu-20211028174423017.htm
25.
DANH
TRỌNG. (2022, August 25). Bị cáo Phạm Thị Đoan Trang bị tuyên y án sơ thẩm 9
năm tù vì chống Nhà nước. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/bi-cao-pham-thi-doan-trang-bi-tuyen-y-an-so-tham-9-nam-tu-vi-chong-nha-nuoc-20220825150929829.htm
26.
MAI,
T. (2021, January 5). Bị cáo Phạm Chí Dũng lãnh 15 năm tù. TUOI TRE ONLINE;
tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/bi-cao-pham-chi-dung-lanh-15-nam-tu-20210105141726544.htm
27.
Xem: https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2019/04/362.signed_01.pdf
28.
New
leadership must reverse human rights decline in Viet Nam. (2021, January 20).
Amnesty International. https://www.amnesty.org/en/latest/press-release/2021/01/viet-nam-new-leadership-reverse-human-rights-decline
29.
Đỗ
Dzũng. (2019, May 20). Ông Nguyễn Phú Trọng vắng mặt trong ngày khai mạc Quốc
Hội CSVN. Nguoi Viet Online. https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/vang-mat-nguyen-phu-trong
30.
Hoàng
Thùy. (2021, January 31). Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư.
Vnexpress.net; Báo VnExpress. https://vnexpress.net/ong-nguyen-phu-trong-tai-dac-cu-tong-bi-thu-4229275.html
31.
Đại hội 13 và “nhân sự đặc biệt Nguyễn Phú Trọng” - BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55777929
32.
VnExpress.
(2022). Tin tức Vụ án “chuyến bay giải cứu” mới nhất trên VnExpress. Tin Nhanh
VnExpress. https://vnexpress.net/topic/vu-an-chuyen-bay-giai-cuu-26490
33.
News,
V. (2024). Toàn cảnh “Đại án Việt Á.” VietNamNet News. https://vietnamnet.vn/su-kien/toan-canh-dai-an-viet-a-802650.html
34.
VnExpress.
(2022). Tin tức Vụ án Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan mới nhất trên
VnExpress. Tin Nhanh VnExpress. https://vnexpress.net/topic/chu-tich-van-thinh-phat-truong-my-lan-bi-bat-26453
35.
TUOI
TRE ONLINE. (2024). Toàn bộ bài viết liên quan đến vụ án tập đoàn Phúc Sơn.
TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/vu-an-tap-doan-phuc-son-e1737.htm
36.
TUOI
TRE ONLINE. (2024). Những thông tin mới nhất trong vụ án tâp đoàn Thuận An.
TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/vu-an-tap-doan-thuan-an-e1777.htm
37.
Ví
dụ, xem: xaydungchinhsach.chinhphu.vn. (2024, April 19). Khởi tố, bắt tạm giam
Chủ tịch UBND phường; tạm giữ hình sự 2 nữ cán bộ.
Xaydungchinhsach.chinhphu.vn; xaydungchinhsach.chinhphu.vn. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/khoi-to-bat-giam-chu-tich-phuong-119240412104741453.htm
38.
Nguyen
Phu Trong’s Incomplete Legacy in Vietnam | FULCRUM. (2024, July 19). FULCRUM. https://fulcrum.sg/nguyen-phu-trongs-incomplete-legacy-in-vietnam/
39.
Hiểu
về vụ bắt giữ Ngô Thị Tố Nhiên. The 88 Project. https://the88project.org/hieu-ve-vu-bat-giu-ngo-thi-to-nhien
40.
Trân
Văn. (2024, May 22). Bắt ông Tiến, ông Bình, là “phản bội người lao động.”
Voice of America; VOA Tiếng Việt. https://www.voatiengviet.com/a/bat-ong-tien-ong-binh-la-phan-boi-nguoi-lao-dong-/7622816.html
41.
Luật
Khoa tạp chí. (2024, January 13). Luật Khoa 360: Sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng. Luật Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2024/01/luat-khoa-360-suc-khoe-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong
42.
Luật
Khoa tạp chí. (2024, May 22). Đại tướng Tô Lâm được bầu làm chủ tịch nước. Luật
Khoa tạp chí. https://www.luatkhoa.com/2024/05/toan-canh-vu-to-lam-duoc-bau-lam-chu-tich-nuoc
43.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
(2024, July 19). THÔNG BÁO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA ĐỒNG CHÍ
TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG. Xaydungchinhsach.chinhphu.vn;
xaydungchinhsach.chinhphu.vn. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/thong-bao-cua-bo-chinh-tri-ve-tinh-hinh-suc-khoe-cua-dong-chi-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-119240718134948189.htm
44.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần. (2024, July 19).
Báo Nhân Dân Điện Tử; Báo Nhân Dân điện tử. https://nhandan.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tu-tran-post819993.html
=====================================================
Đọc
thêm:
Lần
đón đưa Tập Cận Bình tháng Mười Hai này có thể sẽ kéo Việt Nam vào một ngõ tối.
Luật Khoa tạp chí Nguyễn Anh Tuấn
‘Bạn’ và
‘ta’ như hình với bóng
“Bắt
chước là biểu hiện chân thành nhất của lòng ngưỡng mộ” - Oscar Wilde
Tham
nhũng thể chế: Vì sao kỳ công “đốt lò” của ông Trọng là vô nghĩa trong dài hạn
Sau gần mười
năm Đảng Cộng sản nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều
người có thể tự hào rằng chính . . .
Trùm Công an Tô Lâm
có cơ hội củng cố quyền lực của mình
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/trum-cong-an-to-lam-co-co-hoi-cung-co-quyen-luc-cua-minh/
No comments:
Post a Comment