Bầu cử Pháp: Bốn lý
do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
Alexandra Fouché
BBC
World Service
2
tháng 7 2024, 19:43 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw5y313327yo
Đảng
cực hữu Tập hợp Quốc gia (NR) đã vươn lên vị trí dẫn đầu sau vòng bầu cử quốc hội
đầu tiên được tổ chức vào Chủ nhật (30/6) với 33% số phiếu bầu. Nước Pháp đứng
trước một cuộc thay đổi lớn và chính trị gia 28 tuổi Jordan Bardella có thể làm
thủ tướng.
Bà
Marine Le Pen và ông Jordan Bardella - lãnh đạo Đảng NR
Liên
minh cánh tả New Popular Front (NPF) đứng sau với 28% số phiếu, trong khi liên
minh của Tổng thống Emmanuel Macron đứng ở vị trí thứ ba với khoảng 21% số phiếu
bầu.
Ông
Macron hiện đã kêu gọi các đảng trung dung và cánh tả đoàn kết để ngăn chặn phe
cực hữu giành quyền kiểm soát quốc hội.
Đâu
là lý do chính khiến cử tri Pháp quay sang đảng do bà Marine Le Pen và ông Jordan Bardella lãnh đạo, giúp đảng
này lần đầu tiên giành chiến thắng trong vòng một của cuộc bầu cử quốc hội
Pháp?
"Chỉ
riêng việc điều đó trở nên khả thi đã là một sự kiện lịch sử,” nhà bình luận kỳ
cựu người Pháp Alain Duhamel nói.
1)
Nguyên nhân nội tại và tình hình kinh tế
Đứng
đầu danh sách các vấn đề mà cử tri đối mặt là cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt,
vốn đã ảnh hưởng đến sức mua của người dân; giá năng lượng tăng cao; khả năng
tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nỗi lo tội phạm gia tăng mà người Pháp gọi
là “sự bất an”.
Trong
khi nền kinh tế Pháp nói chung là tốt, thì ở khu vực nông thôn, cách xa các
thành phố lớn, người dân nói với BBC rằng họ cảm thấy bị phớt lờ, rằng nguồn vốn
và sự chú ý đổ dồn vào các thành phố trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao ở một số
vùng nông thôn, thậm chí có thể lên tới 25%.
Một
số người dân không đủ khả năng mua nhà ở địa phương, trong khi ở một số khu vực,
trường học phải đóng cửa do ngân sách bị cắt giảm và nhiều người không hài lòng
khi các trung tâm chăm sóc sức khỏe địa phương bị đóng cửa để nhường chỗ cho
các trung tâm lớn hơn ở đô thị.
Giáo
sư Thomas Pickety nói với BBC rằng những người hưởng lợi từ quá trình toàn cầu
hóa tạo thành phe ủng hộ chính cho ông Macron, và những người cảm thấy bị bỏ lại
phía sau đang nghiêng về phe cực hữu.
Ông
Pickety, tác giả cuốn sách bán chạy nhất Tư bản trong thế kỷ 21, xác
định rằng có một số lượng lớn người ủng hộ “ở các thành phố nhỏ bị thiệt hại nặng
nề về công nghiệp và gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ
công, đường tàu ngừng hoạt động, bệnh viện đóng cửa - thật khó để giáo dục con
cái khi bạn sống xa các khu đô thị lớn”.
Aurélie
nói rằng khi ông Macron lần đầu tiên trở thành tổng thống, bà cảm thấy thật
vinh dự vì ông đến từ Amiens - nhưng giờ bà lại thất vọng về ông
Patrick
ở thị trấn Pontault-Combault, phía đông Paris, đã bỏ phiếu cho NR trong cuộc Bầu
cử châu Âu.
Patrick
nói với BBC: "Mọi người ở đây muốn thay đổi và họ có động lực bỏ phiếu. Họ
không vui khi cảm thấy không an toàn trên đường phố."
Aurélie,
một phụ nữ làm nghề quét dọn 37 tuổi có một cậu con trai hai tuổi ở thị trấn
Amiens, miền bắc nước Pháp, nơi ông Macron lớn lên, cho biết vấn đề chính mà bà
đồng tình với chính sách của đảng NR là an ninh.
“Mỗi
sáng tôi thức dậy lúc 4 giờ 30 để đi làm. Tôi từng có thể đạp xe hoặc đi bộ đến
bất cứ đâu ở Amiens. Điều này giờ không còn nữa. Bây giờ tôi phải lái xe đi
làm,” bà nói với BBC.
“Luôn
có những thanh niên lảng vảng quanh đây và tôi rất sợ.”
Một
trong những lo ngại của cử tri là vấn đề lương hưu sau khi ông Macron ký thành
luật vào năm ngoái, cuộc cải cách của chính phủ ông - vốn nâng tuổi hưởng lương
hưu từ 62 lên 64 - khiến nhiều người không hài lòng,
Ông
Macron cho rằng cải cách là cần thiết để ngăn chặn hệ thống lương hưu sụp đổ.
Chi
phí điện và khí đốt để sưởi ấm tăng mạnh gần đây là vấn đề lớn đối với cử tri,
và lãnh đạo NR Jordan Bardella cho biết ông sẽ tập trung vào việc cắt giảm VAT
(thuế giá trị gia tăng) đối với năng lượng và danh sách 100 mặt hàng thiết yếu,
đồng thời bãi bỏ chính sách cải cách lương hưu của chính phủ chỉ trong vài
tháng.
2)
Không hài lòng với hệ thống hiện tại
Các
cử tri cũng thường nói rằng hệ thống chính trị hiện nay không hiệu quả với họ,
rằng NR chưa từng nắm quyền trong chính phủ và rằng một sự thay đổi cũng tốt
như một sự nghỉ ngơi.
“Tôi
hài lòng, vì chúng tôi cần sự thay đổi,” Jean-Claude Gaillet, 64 tuổi, ở
Hénin-Beaumont, thành trì phía bắc của Marine Le Pen, nói với hãng tin Reuters
sau cuộc bỏ phiếu hôm Chủ nhật.
"Mọi
thứ chưa chuyển động và chúng phải chuyển động."
Một
người ủng hộ NR khác, Marguerite, 80 tuổi, cũng ở Hénin-Beaumont, cho biết: “Họ
[NR] vươn lên dẫn đầu vì mọi người đã chán ngấy. Cho nên, bây giờ mọi người sẽ
nói: ‘Chúng tôi không quan tâm, hãy bỏ phiếu và xem điều gì sẽ xảy ra.’
“Nhưng
bây giờ, điều tôi lo ngại là các đảng chính trị khác sẽ cản đường. Chúng ta đã
bỏ phiếu, đây là kết quả, chúng ta phải chấp nhận chúng và xem điều gì sẽ xảy
ra.”
Nhưng
một cư dân ở thị trấn Oignies gần đó, Yamina Addou, cho biết bà rất sốc trước
thành công của NR.
Bà
cho biết các cử tri đã bị lôi kéo để ủng hộ phe cực hữu và quyết định của họ có
thể dẫn đến sự chia rẽ nghiêm trọng và nguy hiểm trong xã hội Pháp:
“Tất
nhiên, nó làm tôi sốc. Tôi thấy rất buồn vì tôi không nghĩ mọi người nhận ra
chuyện gì đang xảy ra. Họ chỉ quan tâm đến tài chính và những vấn đề ngắn hạn,
hiển nhiên khác.
“Nhưng
đằng sau những gì mọi người thấy bề ngoài (như sức mua và các vấn đề ngắn hạn),
còn có rất nhiều kế hoạch, ý tưởng sẽ dẫn chúng ta vào một kiểu chiến tranh
khác. Không giống như Thế chiến thứ nhất và thứ hai, nó sẽ tinh vi hơn rất nhiều
và mọi người không nhận ra rằng chúng ta sẽ rơi vào một cuộc nội chiến, đó là
điều tôi nghĩ, và những người như chúng ta sẽ là người phải hứng chịu.”
Nhiều
người cho rằng Tổng thống Macron phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng
chính trị hiện nay
Nhiều
người đã đổ lỗi cho Tổng thống Macron về cuộc khủng hoảng mà đất nước đang gặp
phải hiện nay.
Sophie
Pedder, trưởng văn phòng tờ The Economist ở Paris, nói với BBC: “Ông ấy đã tạo
ra một phong trào đồng thuận để tập hợp những người thuộc mọi quan điểm chính
trị khác nhau lại với nhau. Nó hiệu quả, và nó đã chấm dứt những cuộc cãi vã
không ngừng diễn ra trong quốc hội và giữa hai phe.
"Nhưng
kết quả là những người ôn hòa ở cả cánh tả và cánh hữu đều gia nhập đảng của
Macron và những người còn lại là lựa chọn duy nhất để thay Macron - những kẻ cực
đoan."
3)
Nhập cư và bản sắc Pháp
Trong
những năm qua, Marine Le Pen, lãnh đạo NR trong quốc hội, đã nỗ lực làm cho đảng
của bà trở nên chính thống hơn và được cử tri Pháp chấp nhận hơn.
Marine
Le Pen đã thực sự cố gắng tách bản thân khỏi di sản gây tranh cãi của cha mình,
Jean-Marie Le Pen, và những người sáng lập Đảng Mặt trận Quốc gia, và đổi tên đảng
thành Đảng Tập hợp Quốc gia (NR).
Tuy
nhiên, đây vẫn là một đảng theo chủ nghĩa dân túy, hoài nghi châu Âu và kịch liệt
chống người nhập cư.
Lãnh
đạo hiện tại của đảng này là Jordan Bardella cho biết ông muốn cấm những người
mang hai quốc tịch Pháp tham gia các vị trí chiến lược nhạy cảm, gọi họ là
"những người song tịch".
Ông
cũng muốn hạn chế phúc lợi xã hội đối với người nhập cư và loại bỏ quyền tự động
có quốc tịch Pháp đối với trẻ em có cha mẹ sinh ra ở nước ngoài.
Nhưng
một kế hoạch cấm đội khăn trùm đầu ở nơi công cộng hiện không phải là ưu tiên
hàng đầu.
Đảng
NR lợi dụng nỗi lo ngại rằng những người nhập cư, đặc biệt là người Hồi giáo, sẽ
không hòa nhập được vào xã hội Pháp.
Ví
dụ, một ứng cử viên, Ivanka Dimitrova, nói với BBC rằng đảng này sẽ có kế hoạch
chống lại những người nhập cư muốn đặt luật tôn giáo của họ lên trên luật của
nước Pháp.
Một
nhà phân tích cho biết dư luận Pháp đã cứng rắn hơn với nhập cư trong thập kỷ
qua
Không
có bằng chứng nào cho thấy đây là niềm tin phổ biến trong cộng đồng người nhập
cư và NR cũng chưa nói rõ "hành động" sẽ bao gồm những gì, ngoài luật
hiện hành.
Leila
Abboud, giám đốc văn phòng Financial Times ở Paris, cho biết: “Dư luận ở Pháp
đã cứng rắn hơn với vấn đề nhập cư trong thập kỷ qua: bạn có thể cho rằng xu hướng
này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015 - hậu quả cuộc chiến ở
Syria. Các chính trị gia đang thay đổi để thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng trong xã hội.”
Khi
nói đến EU, NR đã hứa sẽ chấm dứt việc ưu tiên tuân thủ luật pháp châu Âu, một
nền tảng quan trọng của dự án Liên minh châu Âu.
Nhưng
các chính sách chống NATO và chống EU đã dịu đi và mối quan hệ chặt chẽ của NR
với nước Nga của Vladimir Putin đã lặng lẽ bị cắt đứt.
Rời
khỏi EU đã không nằm trong chương trình nghị sự kể từ năm 2022.
4)
Đảng cực hữu trên mạng xã hội
Lãnh
đạo Đảng NR, ông Jordan Bardella, đã hoạt động tích cực trên mạng xã hội, đặc
biệt là TikTok
Đảng
NR đã tổ chức các chiến dịch vận động thành công bằng những khẩu hiệu và ý tưởng
đơn giản, lợi dụng nỗi lo sợ của người dân về việc mất đi bản sắc Pháp và cuộc khủng
hoảng chi phí sinh hoạt rộng lớn hơn.
Họ
đã sử dụng mạng xã hội rất hiệu quả để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của
mình và khiến cử tri cảm thấy họ đáng tin cậy và quen thuộc.
Nhà
khoa học chính trị Vincent LeBrou của Đại học Franche-Comté nói với chương
trình Newsnight của BBC: “Ở Pháp, chúng tôi gọi Jordan Bardella là chính trị
gia TikTok vì ông ấy là một chính trị gia huy động mạng xã hội và rất thoải mái
với nó.”
“Mạng
xã hội đóng vai trò đáng kể trong việc xây dựng hình ảnh của ông ấy. Bạn không
biết chính xác ông ấy đang đề xuất điều gì, nhưng bạn sẽ thấy ông ấy có rất nhiều
đề xuất.”
Charles
Culioli, một ứng cử viên NPF cực tả chống lại NR, cho biết: “Rất nhiều người
không phân biệt chủng tộc.
"Họ
đã chán ngấy hệ thống này, họ chán ngấy các chính sách của Macron, với tất cả
những điều ông ấy đã hứa hẹn với họ.”
--------------------
Tin
liên quan
·
Bầu cử Pháp: Đảng cực
hữu ăn mừng vị trí dẫn đầu và tìm kiếm đa số
1
tháng 7 năm 2024
·
Người có thể trở
thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?
17
tháng 6 năm 2024
·
Bầu cử Pháp: Macron,
Le Pen và hai tầm nhìn cho nước Pháp
19
tháng 4 năm 2022
No comments:
Post a Comment