Bảo
vệ tư tưởng đảng, chống tham nhũng : Hai di sản dang dở của TBT Nguyễn Phú Trọng
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 20/07/2024 - 11:29Sửa đổi ngày: 20/07/2024 - 11:46
Cố
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà tư tưởng « kiên định vì đảng »,
ông đã góp phần mở rộng ảnh hưởng của bộ máy đảng trên cả nước. Ông cũng là kiến
trúc sư của chiến dịch « đốt lò » từ năm 2017, được
giới chuyên gia nhận định là nhằm tăng cường quyền lực xung quanh ông.
HÌNH
:
Ảnh
tư liệu : Cố tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một lần
trả lời báo chí phương Tây tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 03/07/2015. AP -
Tran Van Minh
Hơn
4.400 người trong hơn 1.700 vụ án tham nhũng, gian lận đã bị đưa ra xét xử từ
năm 2021. Hàng trăm cán bộ cấp cao phải từ chức, trong đó có nhiều bộ trưởng,
hai chủ tịch nước và một chủ tịch Quốc Hội.
Trả lời
RFI Tiếng Việt ngày 19/07, giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện IRSEM,
Trường Quân sự Pháp, tổng kết hai di sản lớn mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để
lại :
« Đứng
đầu đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư ba
nhiệm kỳ liên tiếp. Có thể nói ông được coi là một nhà tư tưởng, một chính trị
gia lãnh đạo đảng sau thời kỳ ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông cũng mang lại
dấu ấn, biết cách đưa hệ tư tưởng vào vị trí trung tâm của bộ máy Nhà nước
Việt Nam và bảo tồn hệ tư tưởng đó.
Bảo
vệ, duy trì sự sống còn của đảng Cộng Sản Việt Nam là một trong những ưu tiên của
tổng bí thư. Ông tập trung vào tái cơ cấu nội bộ đảng và củng cố vị trí của đảng
trong một thế giới đang thay đổi, trong bối cảnh quan hệ quốc tế luôn thay đổi.
Đó là đóng góp chính của ông Nguyễn Phú Trọng. Chính ông là người bảo vệ đảng,
trao cho đảng khả năng tiếp tục có trọng lượng trong một thế giới đầy biến động.
Di
sản của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng gắn liền với cuộc đấu tranh chống
tham nhũng. Nhưng đây không phải là điều mới. Đa số những người tiền nhiệm của
ông đều chống tham nhũng và ghi khắc quyền lực của họ trong hàng loạt chiến dịch
kiểu này. Nhìn chung, chiến dịch chống tham nhũng thường diễn ra khi tới gần mỗi
kỳ Đại hội Đảng và việc này được ông Nguyễn Phú Trọng nhân rộng vì hai lý do
khá rõ ràng.
Thứ
nhất, với việc mở cửa nền kinh tế, đúng là đất nước phồn vinh với các khoản đầu
tư nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam, tiền được luân chuyển rất nhiều trong tầng
lớp tinh hoa, trong xã hội, cũng vì thế mà các trường hợp tham nhũng được nhân
lên gấp bội. Nhưng công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam không chỉ nhằm đấu
tranh bài trừ những mặt trái của việc mở cửa nền kinh tế, mà còn giúp ông Nguyễn
Phú Trọng có thể kiểm soát bộ máy chính trị Việt Nam và hạn chế những sự cố hoặc
thao túng của các đối thủ chính trị, mà theo thời gian, họ không bỏ lỡ cơ hội để
khẳng định vị thế.
Ngoài
hai mục đích đó, chúng ta cũng đừng quên là chiến dịch chống tham nhũng rất được
lòng dân. Người dân thích được biết rằng các nhà lãnh đạo đánh những « con
cá lớn », họ muốn thấy thỉnh thoảng cũng có một quan chức lớn, một chủ
doanh nghiệp lớn bị đánh bật. Điều đó chứng tỏ rằng đảng lãnh đạo và đảng bảo vệ
nhân dân. Có thể thấy cả một cơ cấu được triển khai để củng cố vị trí của đảng
trong xã hội Việt Nam ».
----------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Báo
chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ trần
No comments:
Post a Comment