Bão từ chức – Tản mạn
về văn hóa từ chức thời Cộng Sản
13/07/2024
https://www.danchimviet.info/bao-tu-chuc-tan-man-ve-van-hoa-tu-chuc-thoi-cong-san/07/2024/32144/
Câu
nói thời danh của một viên quan lại nhà nước Cộng sản khi nhận lãnh chức Chủ tịch
nước:
“Nếu
cán bộ nào không hoàn thành nhiệm vụ thì tốt nhất là xin từ chức, chứ đừng nên
để đến lúc sai phạm và rơi vào sai phạm, phải chịu kỷ luật là điều không ai muốn.”
Ông
Trần Đức Lương đã tuyên bố câu trên ngay khi ông vừa tái đắc cử chức Chủ tịch
nước CHXHCNVN. Đúng ra chính ông là người đầu tiên phải xin từ chức mới phải vì
ông chẳng làm được việc gì cho ra hồn.
Mà
bản thân ông, muốn từ chức cũng không được, vì đảng đã phân công và chỉ định rồi.
Như thế, từ chức là vô kỷ luật và có thể bị gán ghép vào tội chống Đảng, chống
lại Nhân dân.
Câu
tuyên bố trên hình như ông chỉ nhắm vào thuộc hạ của ông. Mà thuộc hạ của
ông thuộc loại thiếu cái văn hóa từ chức nên chẳng ai chịu từ chức cả. Chính
vì thế mà kể từ khi ông tuyên bố đến nay chưa hề có quan chức nào xin từ chức cả.
Cơn
bão từ chức vì thế đã không xảy ra. Người cộng sản đã thiếu thứ văn hóa ấy?
Thật
ra từ chức là một ứng xử văn hóa của nước ta đã có từ lâu đời. Chu Văn An, đời
Trần, phụ trách Quốc Tử Giám thấy bọn tham quan lộng quyền và tham nhũng dâng sớ
“thất tử trảm” xin chém đầu 7 kẻ vô tài, vô đạo đức. Vua không nghe bầy tôi.
Ông bèn “cáo quan”, trả lại mũ áo triều đình, trở về vùng Chí Linh mở trường dạy
học.
Từ
“cáo quan” dùng ở thời xưa bây gìờ người ta gọi là từ chức. Cho dù là cáo quan
hay từ chức thì đó vẫn là thứ văn hóa truyền thống giúp cho kẻ hiền tài, người
đạo đức không bị vấy bẩn trong thời buổi nhiễu nhương.
Thuở
xưa đã vậy, ngay thời ông Ngô Đình Diệm, ông cũng đã thể hiện đúng cái cung
cách của một nhà nho khí tiết khi xin với vua Bảo Đại được từ chức. Xin đọc những
lời trần tình của Bảo Đại trong Le Dragon D’Annam,
“Je
faisais confiance au tandem Phạm Quỳnh-Ngô Đình Diệm. Ce dernier n’avait
accepté les fonctions de ministre qu’à la condition de pouvoir modifier la
société Vietnammienne, sa réputation de caractère me laissait espérer qu’il
irait de l’avant.
Au
bout de quatre mois, au début de septembre 1933, Ngo Đinh Diem qui n’avait pas
trouvé en Pham Quynh le soutien qu’il espérait, me demander audience.
‒
Sire, me dit-il, je viens vous présenter ma démission et vous đemnaner
l’autorisation d’abandonner toutes les fonctions dont votre Majesté a bien
voulu m’honorer.
‒
Excellence, mon secrétaire Nguyen – De m’a tenu au courant de vos
difficultés, mais je pense que votre devoir est de rester à votre poste.
‒
Sire, que Votre Majesté me pardonne, mais ce n’est pas tenable. Demeurer à
mon poste serait une lamentable comédie à laquelle je ne peux me prêter. Les
Francais ont tous les pouvoirs, ils en sont arrivés à admistrés directement le
pays sous le couvert d’un traité de protectorat dont les dispositions sont
violés tous les jours
Lược dịch: Tôi tin tưởng vào cặp Phạm Quỳnh-Ngô
Đình Diệm. Phần Ngô Đình Diệm, ông ta chỉ nhận chức bộ trưởng với điều kiện là
ông ta có thể thay đổi được xã hội Việt Nam, ông ta vốn nổi tiếng là người có
cá tính cho tôi có hy vọng ông ta có thể tiến xa được.
Nhưng
chỉ chừng 4 tháng sau, vào tháng 9-1933, Ngô Đình Diệm đã không tìm thấy ở Phạm
Quỳnh sự hỗ trợ mà ông ta mong đợi, ông đã xin được gặp tôi.
‒
Thưa Hoàng Thượng, ông ta nói, tôi muốn trình lên hoàng thượng xin từ chức đồng
thời xin hoàng thượng cho tôi từ bỏ tất cả các trách nhiệm mà hoàng thượng đã
ưu ái dành cho tôi.
‒
Thưa ngài, người thư ký của tôi, ông Nguyễn Đệ đã cho tôi biết những khó khăn
mà ngài đã gặp phải, nhưng theo ý tôi, ngài có bổn phận phải ở lại chức vụ của
ngài.
‒
Thưa hoàng thượng thứ lỗi cho tôi, nhưng mà thưa hoàng thượng hoàn cảnh không
thể nào được nữa rồi, nếu tôi ở lại chức vụ thì sẽ chỉ là một trò hề thê thảm
mà tôi thấy không thể làm được. Người Pháp nắm hết mọi quyền hành đến nỗi coi
như họ chỉ huy trực tiếp đất nước của ta dưới chiêu bài Hiệp ước bảo hộ mà mỗi
ngày có những vi phạm trắng trợn hiệp ước ấy.
Cuối
cùng thì vua Bảo Đại viết một câu khá chua chát, “Me voici seul.” Nay
thì tôi còn lại chỉ có một mình.
(Trích
Le Dragon d’Annam, Bao Dai, trang 59-61).
Lúc
xin từ chức, ông Ngô Đình Diệm mới 31 tuổi. Cung cách từ chức của ông Diệm đã ứng
xử một thứ văn hóa từ chức đúng mực. Phần người chấp nhận đơn từ chức ấy, vua Bảo
Đại cũng hành xử đẹp, có văn hóa.
Ngoài
cái văn hóa hấp thụ được từ phương Tây, phải chăng ông vua Bảo Đại cũng học được
tinh thần hòa giải, khoan dung của các tiên đế? Sau này dù bị ông Diệm truất phế
trong một cuộc Trưng cầu dân ý, ông cũng không có lúc nào dùng những
lời lẽ khiếm nhã đối với ông Diệm.
Phần
sách xưa cũng có viết như sau:
“Khi
Lê Văn Duyệt có bắt được đại đô đốc giặc là Trần Đại Cửu giải về kinh. Vua tha,
bèn cho áo mặc. Quân ta bắt được tướng giặc rất nhiều, đều tha tội cả, sai Lê
Đình Chính trông nom, nhưng người bị bắt vẫn lo không giữ mình nổi. Vua biết ý,
dụ Nguyễn Văn Khiêm rằng Trần Đại Cửu trước làm tướng giặc, nay làm bầy tôi của
ta. Ta suy lòng thành mà đãi, thương yêu phân cách gì. Người nên yên ủi vỗ về
cho họ được yên lòng.”
(Trích
Quốc Sử quán triều Nguyễn, cuốn Đại Nam thực lục, quyển một, trang 486)
Phần
bây giờ thì cho đi học tập cải tạo mút mùa.
Mới
đây, tôi có viết bài “Từ việc viện nghiên cứu IDS tự đóng cửa đến việc báo Tia
Sáng tự đóng cửa” sau đó có gửi cho bạn bè ở Việt Nam đọc đồng thời gửi cho mấy
chuyên viên trong nhóm chiều thứ sáu theo lời đề nghị của một cựu chuyên viên
ngân hàng vốn là bạn bè của nhóm “chiều thứ sáu”.
Bài
mới gửi đi thì thì tôi nhận được hai tin xấu gửi cho tôi từ Việt Nam:
·
Thứ
nhất, một tu sĩ tại NhaTrang mà nhóm Quê Việt, Montréal có chương trình trợ
giúp hằng năm để lo cho trại cùi và các trạm y tế ở miền Trung gửi những hình ảnh
tang tóc của bão lụt đang hoành hành ngoài đó.Hết bão số 9, rồi số 10 và nay số
11 đang tàn phá các vùng phía Nam miền Trung, trong đó có Nha Trang, nơi mà tôi
đã từng sống nhiều năm ở đó.Bão táp dù sao cũng chỉ là nhất thời trong một giai
đoạn nhất thời rồi ta vẫn có thể xây dựng lại làm tốt và đẹp hơn.
Nhưng
tôi mới nhận thêm được một thư khá dài của một người bạn thân, bạn Hồ Công Danh
(HCD)cho biết có một cơn bão thứ hai đang có cơ bùng phát ở Việt Nam mà chưa biết
hậu quả sẽ ra sao?
Đó
là cơn Bão từ chức hay là bão khao khát tự do đòi hỏi có tiếng nói. Nghe tin
này, tôi nghĩ đến phong trào hiến chương 77 do trí thức cộng sản thành lập. Trận
bão thời thế do con người đựng lên chẳng mấy chốc đã thổi bay, phá sập bức tường
Bá Linh và chủ nghĩa cộng sản tại nhiều nước trên thế giới.
·
Honecker
vừa mới được hưởng cái vinh danh là 99% dân chúng ủng hộ chẳng mấy chốc mà cái
ghế đảng dựng lên cho ông bị xô đẩy gẫy sập do chính các đồng chí của ông. Chẳng
mấy chốc mà hơn 4 triệu người Đức đã đổ xô nhau chạy sang Tây Đức. Tôi rất lấy
làm tiếc là tôi có một người bạn tình ở Tây Đức, vùng Munich- TKL- du học trong
nhiều năm, đã không đủ can đảm để viết lại biến cố này như một nhân chứng sống.
Chị ấy vẫn sống hèn ôm chân cộng sản cho đến bây giờ cùng với Cao Huy Thuần vừa
mới qua đời..
·
Tôi
vẫn thấy ấm ức về chuyện này là sự thật lịch sử như thế mà vẫn có kẻ mù quáng
ôm chân cộng sản.Lá thư ngườI bạn chê trách bài viết của tôi “mất thời gian
tính, quá chậm, quá trễ” không thấy được diễn biến quan trọng đang xảy ra trong
nước. Bây giờ nó đang là thời điểm lập lại “hiến chương 77” ở Tiệp Khắc những
năm 1989 đòi hỏi, Hãy để chúng tôi tự do.Người bạn tôi đã cùng một
ý nghĩ như tôi, khi so sánh với biến cố “Hiến chương 77”!
Và
anh ta lên lớp tôi: “Cậu phải ráng tập để mà biết thua người ta. Chuyện cậu
viết về nhóm IDS là “xưa” rồi.”
Cơn
bão thời đại sẽ khó tránh được như nó đã từng làm sụp đổ bức tường Bá Linh vào
tháng 10-1989. Người bạn gửi sang một số thông tin mới nhất của cơn báo cấp số
6 như sau mà tôi gọi là “Tin Nhà”.
Cậu
còn nhớ Lữ Phương không? Làm sao quên được phải không? Cậu từng “chửi” LP mà.
Năm 1960, LP cũng đỗ vào Đại học Sư Phạm Triết Đà Lạt, rồi bỏ không lên học,
sau đó mới có vụ Bé “bụng” lên thế chỗ. Và rồi biết bao cớ sự đã xảy ra sau đó
do Bé bụng gây ra. Sau này tụi mình mới biết Lữ Phương theo Mặt Trận để rồi
1968 bỏ vào bưng.
Năm
2005 cậu về đây, tôi hẹn lên nhà LP để dẫn cậu đi xem cái biệt thự của LP. Một
thành quả của cách mạng ban cho.
Nhưng
tôi biết cậu chẳng muốn xem nhà mà chỉ muốn xin cuốn: “Cuộc xâm lăng về Văn
hóa và tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam”.Rồi tôi đã lỡ hẹn với
cậu. Nhưng tôi biết là thể nào cậu cũng tìm cách “bắt” cho bằng được cuốn sách
đó.
Nhưng
mà thôi dẹp chuyện viết lách phê bình đó đi. Cậu có viết cũng vô ích vì LP đã
không nhìn nhận đứa con của mình nữa. Vì LP đã tuyên bố, “Mình đã đốt thẻ
đảng thì còn tiếc rẻ gì cuốn sách “nâng bi” này nữa.
”
Mà đốt thật cậu ạ. Tin moa đi. Không tin cậu cứ vào trang nhà của Trần Hữu Dũng
(cũng đã mới qua đời) hay Viet-Studies có phần giới thiệu đặc biệt các công
trình sáng tác của LP. Anh ta đã loại tất cả những gì viết trước 1975 và sau
1975, trong đó có cuốn sách ở trên. Anh chỉ để lại những phần viết được coi là
“phản tỉnh”, chống lại đảng thôi.
Phải
nhìn nhận LP cũng can đảm lắm.
Như
thế cũng nên coi LP là một hình thức nằm trong Văn hóa từ chức. Hay nói đúng ra
là thứ văn hóa từ đảng.
Tuy
nhiên, vì LP đã không có chức vụ gì trong mấy chục năm nay rồi, bị cho ra rìa,
“ngồi chơi xơi nước có lương”, mỗi tháng vẫn phải nhắm mắt lên trụ sở “Văn
Phòng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam” lãnh lương theo ngạch chuyên viên là bộ
trưởng văn hóa.
Một
số bạn bè xúi LP từ chức, nhưng có chức gì đâu mà xin từ chức? Và cũng còn
phải chờ xem có dám trả lại nhà nước căn biệt thự đang ở không? Khi nào trả moa
sẽ tin cho cậu hay.
Nhưng
nói vậy thôi, đừng bắt người ta đến đường cùng. Căn biệt thự đó là nồi cơm nuôi
sống cả nhà mà không cần ai đi làm. Chỉ nội tiền cho thuê cũng dư sức sống.
Phần
Lý Chánh Trung thì đôi này không được khỏe, người gầy đi nhiều. Ít khi nào lái
xe về Sài Gòn thăm anh em nữa. Lần cậu về, cậu định tổ chức thuê một cái xe Van
kéo lên Thủ Đức chơi nhà LCT, rồi anh em hụ hợ đồng ý, nhưng rồi chẳng thằng
nào chịu đi, lấy cớ này cớ kia cận tết bận bịu nhiều chuyện.
Cuối
cùng chỉ còn mình tôi với cậu lên thôi. Ổng có tặng mỗi thằng một cuốn: “Một
thời bom đạn, một thời hòa bình”. Nhưng chắc bây giờ ông có vẻ “ê càng”
rồi.
Hôm
đám ma Nguyễn Ngọc Lan vừa rồi, moa tự nhiên hỏi đùa về cuốn sách. LCT có vẻ buồn
rầu nói, “Thôi quên đi, nhắc làm gì”. LCT pha chè thêm, thôi đổi
lại tên sách là:
“Một
thời bom đạn, một thời nhiễu nhương” cho thích hợp.
Chả
còn gì đúng hơn nữa. Thời bom đạn đã xong, nay chỉ là thời nhiễu nhương, nhố
nhăng lộn tùng phèo.
Nói
xong, LCT cho biết đã làm đơn từ chức Phó chủ tịch Mật trận mà ông ngồi
ở đó mấy chục năm rồi.
Đơn từ chức gửi đi đã lâu, gần một năm nay, vẫn chưa có thơ trả lời đồng ý hay
không đồng ý. Nhưng bữa nào moa phải lên nhà xem LCT có tháo cái bức tranh chụp
chung với “lãnh tụ” treo chình ình ở phòng khách hay không?
Tình
hình này, rất có thể LCT kín đáo bỏ xuống rồi đấy.
Nhiều
lúc nghĩ lại cũng tội cho LCT. Cả một đời chạy theo ảo tưởng. Một nhân cách, một
trí thức miền Nam có tầm cỡ! Vậy mà gần nửa đời người, vẫn phải khép mình theo
lề phải, mặc dầu biết nó thối tha tận căn gốc.
Đầu tư cuộc đời vào chế độ cộng sản là một đầu tư
phá sản, tiêu ma cả đời sống. Chỉ những kẻ giả vờ đầu tư là sống hạnh phúc
trong chế độ cộng sản.
Cái
khổ nhục của LCT gấp hai lần người khác. Nay từ chức cũng chưa phải là đã muộn!
Nhưng
chuyện này mới quan trọng Lục ạ. Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát (bạn chí thân
với Hòa Thượnng Tuệ Sỹ, một cao tắng trí thức và đạo hạnh cũng vừa qua đời) phó
viện trưởng viện Phật học mà bữa tiệc cuối năm 2005, cậu yêu cầu mời thêm Thát,
nhưng mấy đứa khác như Đặng Thần Miễn, cùng lớp với Thát nói, “thôi anh ta làm
lớn, mời làm gì, mời chắc gì đã đến dự với anh em.”
Mới
đây thiên hạ ác khẩu đồn anh ta bị Đảng xía vô chuyện nội bộ Phật giáo đá văng
ra khỏi viện Phật học. Lê Mạnh Thát- Trí Siêu có tâm sự với thằng Tâm gà tồ là:
“chính
tôi xin từ chức, làm gì có chuyện bị đấm đá gì đâu”.
Hỏi
tại sao xin từ chức thì LMT nói là nhà nước hứa cho Viện Phật Học 30 mẫu tây đất
xây làng đại học Phật giáo.
Bữa
NVL về chơi, Lê Mạnh Thát cũng có dẫn NVL đi coi. Có cả Tuệ Sỹ nữa. Vậy mà tính
đến nay đã trên 6 năm kể từ lúc ký giấy: Đất vẫn hoàn đất. Chẳng
giúp gì cả. Đòi không được, xin cũng không được chán quá mình xin thôi.
Tôi
có hỏi: thôi chức viện trưởng “thơm như mít”, có xe chính phủ, có nhà ở biệt thự,
có tài xế là một nhà sư trẻ chừng 20 tuổi, chung quanh không thiếu người phục dịch
thì ông tính sẽ làm gì để sống?
Lê
Mạnh Thát trầm ngâm, do dự mãi mới nói: “chắc mình tìm chỗ đi tu lại. Le
retour về “Chúng Trung Tôn”. Lâu lắm không có dịp tụng kinh gõ mõ!”
Nhìn cái đầu LMT xem, lại cạo trọc nhẵn thín rồi. Rồi LMT cười nói, “Kể từ
nay, không đứa nào nắm được tóc của tớ nữa.”
Cuộc
đời này, người ta chỉ nắm được người khác vì cái tóc và “cái ấy”. Cắt đi hai
cái ấy thì Niết bàn, Thiên đàng nằm trong túi áo rồi.
Chắc
là trở về chốn thiền môn thật đấy. Trở về dịch sách như TT Thích Trí Quang. Hơn
30 năm diện bích mới dịch được hai đầu sách, “Kinh Pháp Hoa và Kinh Kim
Cương”.
Có
điều sách của Trí Quang phải mang lén sang Munich, bên Đức do nhà xuất bản Mai
Lan lệ ấn bỏ tiền ra in, nghe quen quen như là Thái Kim Lan lệ ấn vậy.
Theo
Robert Topmiller, người viết cuốn sách đáng giá về Phật giáo “Lotus Unleashed”,
ba lần xin gặp Thượng tọa để xin gặp phỏng vấn đều bị từ chối, vì Thượng tọa
Trí Quang sợ nhà nước không dám tiếp khách ngoại quốc.
Hơn
30 năm, hầu như tuyệt đối bị cách ly, không tiếp xúc với bất cứ ai, trừ giai đoạn
được “hỏi ý kiến” nhân dịp nhà nước chuẩn bị tổ chức “Thống nhất Phật giáo”,
năm 1981. Đây là lần thống nhất thứ ba và có lẽ là lần cuối cùng!
Và
có lẽ đây cũng là một hình thức “cưỡng bức từ chức TT Trí Quang” của
văn hóa từ chức.
TT
Trí Quang chắc đau khổ gấp hai lần hơn cái đau khổ của Lý Chánh Trung. Những ai
còn nhắm mắt vu cho TT. Trí Quang là cộng sản là một tội oan nghiệt khó rửa.
Tôi sẽ có bài viết kỳ tới để rửa oan cho nạn nhân của cả hai phía.
Nhưng
Lê Mạnh Thát là người thẳng thắn, cương trực, dám ăn, dám nói. Không biết có
theo gương được TT Trí Quang không? Ông dễ “lỡ lời” lắm, nếu cần, ông chửi oáng
lên Đâu có đức nhẫn nhịn như TT Trí Quang.
Ông
đã có lần nói với tôi: mình đã có chứng chỉ tử hình rồi thì còn sợ
cái nỗi gì nữa?
Trời đất, trên đời này tôi chưa từng thấy có ai có cái giấy chứng chỉ tử hình
mà sống phây phây như ông ta. Tôi chỉ rất tiếc là không đòi xem cái chứng chỉ ấy
mặt mũi nó như thế nào?
Xin
nói cho rõ, Thượng Tọa Thich Trí Siêu là người tù kiệt xuất. Còn nói về
Lê Mạnh Thát là nói về một giáo sư Phật học!
Không
biết có phải vì cái tính cương trực này mà bị nhà nước trù ếm không?
Nhưng
tôi nghĩ, ông ta thôi cũng phải. Mang tiếng viện phật học đào luyện tăng sinh
mà: tiền cũng của nhà nước quản lý, chương trình học thì kèm thêm chủ
nghĩa Mác-Lê cũng của nhà nước, tuyển sinh cũng nhà nước quyết định chọn thì một
người tài ba, xuất chúng nhất của Phật giáo Việt Nam ngồi ở đó làm gì?
Lê
Mạnh Thát trước sau gì cũng phải từ chức. Chỗ ngồi của ông dành cho những nhà
sư biết cúi đầu, theo lề phải. Nói trắng ra là sư quốc doanh, sư ăn lương nhà
nước, không phải vất vả đi khất thực mỗi ngày. Muốn ăn thịt chó thì cứ thoải
mái.
Tôi
vẫn kính nể và hãnh diện về Thượng Tọa Thich Trí Siêu, một người tù “kiệt xuất”
hiên ngang nhận lãnh án tử hình, rồi xuống chung thân khổ sai; rồi Lê Mạnh Thát
được tha và bốc lên thành Phó viện trưởng viện Phật học. Cuộc đời sao lại có thể
“sắc sắc không không” đến quái đản như thế!
Phật
giáo mất ai cũng được. Nhưng mất đi một người như Lê Mạnh Thát là thiệt thòi lắm.
Ông ấy viết nghiên cứu ngang dọc, sâu cũng có, cao cũng có, nào biết trên đầu
có ai?
Tiếc
cho một người tài hoa. Bao nhiêu thế hệ mới có một người như thế?
Hồ
Công Danh còn nhắc một truyện mà tôi đã quên. Có lần tôi nhờ HCD chở Honda đến
viếng thắp hương cựu phó thủ tướng Vũ Đình Liệu đã qua đời. Nhà ông ở số 55 hay
57 gì đó ở đường bà huyện Thanh Quan. Một biệt thự tường cao đến 2 mét, sân trải
sỏi, đất rộng mênh mông. Lối cửa vào là một bồn hoa rộng cả 15 mét.
Sau
khi thắp hương vái ông cụ, tôi thấy trên tường còn treo 5 vòng hoa cườm, một
bên ba vòng, một bên hai vòng. Trên đó ghi vòng hoa của chủ tịch nước, chủ tịch
Quốc Hội, thủ tướng chính phủ và một vòng của gia đình, vòng hoa thứ năm tôi
không nhớ của ai. Các vòng hoa cườm lớn nhỏ khác nhau tùy theo chức vụ.
Bà
Liệu là một người đàn bà dáng quê, chất phác, hiền lành, không có cái vẻ gì là
một bà phó thủ tướng. Bà biết tôi đến vì có hẹn nên đứng ngóng chờ và ra tận cửa
đón mặc dầu có bảo vệ. Sau khi đi thăm nhà, hỏi thăm về cái chết của ông Liệu.
Bà kể ông ấy được chăm sóc đến nơi đến chốn nên lúc nào cũng sẵn sàng hai bác
sĩ kề cận để phục dịch. Bà kể say sưa cho tôi và bạn tôi, HCD, nghe nhiều chuyện,
từng chi tiết một về những ngày ông đứng đầu khu 9, ít khi nào có dịp về Bắc.
Bà
cho biết, vì ông nhà là người công giáo nên được sự tin tưởng của các linh mục
theo kháng chiến. Ở khu 9, phía Tây Nam Bộ, qua ông Trịnh Khánh Vàng đã chính
thức đề cử các linh mục làm tuyên úy quân đội như linh mục J.B. Pham Gia Vạng,
tiểu đoàn 122, Cần Thơ. Lm. J.B Hồ Thanh Biên, tiểu đoàn 125, Bạc Liêu. Lm.
Trương Quang Nghiêm, tiểu đoàn 125 Bạc Liêu, cha Nguyễn Trung Quang, tiểu đoàn
363, Hà Tiên.
Ông
còn tổ chức cho các cha ra tờ báo “Vì Chúa, vì Tổ quốc”, trong đó nội
dung lên án người Pháp đồng thời gián tiếp thông tin về những cuộc hành quân của
Pháp trong vùng.
Và
cũng nhờ vậy, dân công giáo miền Tây cũng như các linh mục ít bị ám sát hoặc thủ
tiêu như miền Bắc. Ung Văn Khiêm, phụ trách bộ nội vụ còn ra thông tư căn dặn
rõ ràng không được giết các chức sắc công giáo, tránh tất cả những gì có thể tạo
ra đối đầu, khiêu khích giới công giáo. Và tốt hơn hết giải quyết mọi chuyện bằng
biện pháp hành chánh hay nhất là bằng thái độ chính tri khôn ngoan.
Cuộc
sống của ông bà, theo lời bà kể rất là khắc khổ, đạm bạc cho dù sau này làm đến
phó thủ tướng. Bà cười nói ngay chuyện vợ chồng cũng thật hiếm hoi, có khi một
năm gặp nhau đôi ba lần. Vậy mà cũng đẻ được hai đứa.
HCD
bẻm mép, biết nói đưa đẩy theo bà nên bà rất thích nói chuyện với anh ta.
Bà
kể tiếp về cuộc sống hiện nay. Tôi quan sát nhà bà cũng trung bình như mọi nhà,
trừ bộ salon bằng gỗ trạm kiểu cũ., lợi tức nay trông vào căn nhà ba tầng làm
trường mẫu giáo quốc tế do chính người ta xây, mỗi tháng nộp cho bà 2000 đô la.
Nhưng bà nói, sau 5 năm thì cả khu trường học đó đương nhiên thuộc về bà. Lúc đầu
căn nhà cũng bị hóa giá, nhưng khi ông chết thì nhà nước cũng không đụng tới nữa
vì bà không có tiền trả.
Bà
cho biết thêm: con gái đi học Liên Xô về nay có hai cháu ngoại đi học bên Mỹ.
Còn con trai làm giám đốc một đài truyền hình nào đó ở Cần Thơ .( Họ là con cái
thuộc thái tử đỏ)
Như
lúc đến, lúc chúng tôi ra về, bà tiễn ra tận cửa nhân tiện bà mời cả hai đến ăn
một bữa cơm gia đình, rồi bà chỉ căn nhà ở đối diện về phía phải nhà bà nói:
Căn nhà đó là chú Dũng (sau là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) ở đấy, bận nào về
đây, chú cũng sang chào tôi. Lúc ông nhà tôi còn sống, ông quý chú Dũng lắm và
kỳ này, chắc chắn là chú sẽ lên làm thủ tướng (Lúc đó là cuối năm 2005). Sau
đó, HCD được bà quý mến nên thỉnh thoảng vẫn lại thăm nhà bà.
Nhưng
dạo này bà lẩn thẩn lắm rồi, HCD viết, ra đứng trước cổng, gặp ai bà cũng chỉ
sang nhà chú Dũng. Nhà chú Dũng đấy, chú bây giờ là thủ tướng đấy, lâu lắm chú
không còn về đây thăm tôi nữa, ông nhà tôi lúc còn sống quý chú lắm.
Bà
lẩn thẩn rồi chú Dũng đâu có còn là chú Dũng ngày xưa nữa.
“Nó tệ
lắm, bây giờ tham nhũng hối lộ hà rầm.” (Xem chú thích 1)
Từ
chức đi cho rồi. Nguyễn Tấn Dũng mà từ chức thì còn gì là Đảng Cộng sản? Tội
nghiệp bà, bà lẩn thẩn lắm rồi. Người ta bây giờ đâu có giống những người như
ông nhà bà thời xưa nữa!
HCD
còn cho tôi biết những đám sinh viên tranh đấu thời xưa do Việt Cộng trong các
tổ chức sinh viên như Nguyễn Thanh Công, sinh viên (sv) y khoa, Bùi Nghị sv Vạn
Hạnh, Nguyễn Văn Thuất, sv Quốc gia hành chánh, Hoàng Tiến Dũng, sv Vạn Hạnh,
Trần Quốc Thuận, sv Khoa học, Lê Hiếu Đằng, sv Luật khoa, Đào Thị Nguyên Thanh,
sv Luật khoa, Vũ Anh Đạt, cũng Luật khoa, Hoàng Đôn Nhật Tân, học sinh Cao thắng,
Dương Văn Đây, sv Y khoa, Nguyễn Thị Hạnh, học sinh Huỳnh Khương Ninh.
Bọn
này đứa chết, đứa kha khá như Lê Hiếu Đằng, đứa bị đảng bỏ rơi, bị ngồi chơi
xơi nước đều kể như rã đám. Ai lo phận nấy.
Cũng
vậy, đám sinh viên “Văn Nghệ” trong tổng hội sinh viên Sài Gòn thời đó như Trần
Thiện Tứ, Trương Thìn, Nguyễn Văn Sanh, Tôn Thấp Lập, Võ Thành Long, Trần Xuân
Tiến đều “không khá” sau Giải phóng.
Có
lẽ khá nhất là bác sĩ Trương Thìn được làm Viện trưởng bệnh viện dân tộc thì
nay chỉ lấy vẽ với đàn hát cho vui cuộc đời, tụ tập với nhóm Huế như Hỷ Khương,
Trần Văn Khê, Thái Kim Lan, vợ chồng Sơn, chủ tiệm ăn Huế ở Đa Kao, cộng thêm
bác sĩ Bùi Minh Đức, việt kiều yêu nước.
Họ là
dàn cách mạng theo cộng sản rất là Huế.
Mặc dầu đã về hưu Trương Thìn vần chiếm căn lầu trên bệnh viện làm chỗ treo
tranh ảnh và chỗ tiếp đãi bạn bè thay vì tiếp đãi ở nhà.
Thế
giới của những Trương Thìn và đám bạn bè trên chỉ là một thế giới sau Thiên
Đường mù, giả vờ quên, giả vờ sống, giả vờ không nghe, giả vờ không biết.
Họ là
những thành phần “từ chức bằng vô thức”
Đây
có thể là những đám thanh niên trí thức đầu tiên cảm nhận được cuộc sống sau
1975 không được như lòng mong muốn của họ.
Ít
được trọng dụng, họ là những người trước đây đi hàng đầu trong giới sinh
viên chống chế độ VNCH thì nay họ cũng là những người thất vọng nhiều nhất về
chế độ cộng sản.
Một
cách gián tiếp họ đứng trong hàng ngũ những người từ chức từ lâu rồi.
Chi có điều họ không có tư thế, không có uy tín để lên tiếng như cán bộ miền Bắc.
Tin
giờ chót, tôi mới đọc được tin trên Talawas là Hội Nhà Văn, một hội đã tồn tại
từ 52 năm rồi chỉ nhờ có nguyên tắc ba không, không thấy, không nghe và
không nói trong đó ông chủ tịch Hữu Thỉnh ra quyết định, “Quyết định tự
giải tán hội nhà văn Việt Nam.” Bao giờ đến lượt Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Văn
Nghệ dân gian, hội điện ảnh, hội nhạc sĩ, v.v… lên tiếng từ chức?
Khác
những thành phần trên, những vị này là thứ cách mạng cộng sản thứ ruột, từ
ngoài Bắc, tiếng nói của họ không nhỏ!
Tôi
nghi ngại có một phong trào văn hóa từ chức đồng loạt xảy ra. Xin chờ xem.
Phần
tôi, tôi chờ tin tức bạn Hồ Công Danh ở bên nhà sẽ cho biết tin thêm.
Tôi
gọi loại bài viết này là Tin Nhà. Để tưởng nhớ lại một Diễn đàn dân
chủ ở Pháp do một số trí thức trong nước và ở Pháp xây dựng nên.
——————-
Chú
thích:
Chuyện tôi viết về bà góa phụ phó thủ tướng là truyện có thật về mối quen biết.
Sự quen biết của tôi là do là người cùng làng với ông phó thủ tướng. Nhưng điều
quan trọng hơn cả của việc đến thăm bà là để hỏi xem về việc anh cả tôi đã đi
tù cộng sản hơn 20 năm xảy ra như thế nào? Ông phó thủ tướng có liên hệ anh em
kết nghĩa với anh ruột tôi, vì thế, khi có cơ hội, ông cũng cho người đến tiếp
tế cho anh tôi.
Cái
ơn nghĩa ấy có đến thăm cũng là trong cư xử tình người. Rất tiếc, bà góa phụ đã
từ chối nói không biết gì về vụ án của anh tôi cả.
Tôi
cũng đã đi gặp các người có liên hệ mật thiết như anh em với anh tôi như Giám mục
quá cố Lê Đức Trọng, Đức ông quá cố Nguyễn Ngọc Oánh.
Kết
quả cũng tương tự.
Đức
ông Nguyễn Ngọc Oánh còn nặng lời với tôi là: “À ra thế, ra đây thăm chỉ cốt để
hỏi về chuyện đó. Đi về, tôi không biết.” Về sau, nguôi nóng, hai chúng tôi ngồi
lại một ngày với nhau tâm sự.
Nhưng
tuyệt đối không một lời về chuyện anh tôi bị đi tù. Đến chết, họ vẫn còn sợ.
No comments:
Post a Comment