Bà Harris tìm cách giúp ông
Biden giành được nhiệm kỳ Nhà Trắng thứ hai
VOA News
13/07/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7695784.html
Bà
Kamala Harris một lần nữa lại đứng chung liên danh tranh cử với ông Joe Biden
trong cuộc đua tổng thống, lần này với hơn ba năm kinh nghiệm điều hành, nhưng
trong khi đảm nhận các nhiệm vụ cấp cao với tư cách là phó tổng thống, bà cũng
gặp khó khăn trong việc gặt hái những chiến thắng về chính sách và kết nối với
cử tri.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-bde4-08dca04db5ca_w1023_r1_s.jpg
Phó
Tổng thống Kamala Harris ôm Tổng thống Joe Biden sau bài phát biểu về chăm sóc
sức khỏe ở Raleigh, bang North Carolina, vào ngày 26/3/2024.
Bà
Harris đã làm nên lịch sử vào năm 2020 khi trở thành người phụ nữ đầu tiên đắc
cử chức phó tổng thống, đồng thời là người phụ nữ da đen đầu tiên và phụ nữ gốc
Á đầu tiên đạt đến chức vụ này.
Bà
đảm nhận vai trò với kỳ vọng rằng mình có thể giữ trọng trách của Đảng Dân chủ
trong tương lai, thậm chí có khả năng là người tiếp theo được đề cử của Đảng
Dân chủ sau ông Biden.
Mặc
dù bà nhanh chóng đảm nhận các nhiệm vụ chính sách cấp cao với tư cách là phó tổng
thống, nhưng chúng thường là những vấn đề phức tạp khiến bà Harris khó có thể đạt
được những thắng lợi lớn.
Một
trong những nhiệm vụ ban đầu của bà: giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình
trạng di cư ở biên giới phía nam Hoa Kỳ bằng cách nỗ lực cải thiện điều kiện ở
các quốc gia Tam giác phía Bắc là Honduras, El Salvador và Guatemala.
Nhiệm
vụ này đặt bà vào vị trí tiên phong trong vấn đề nhập cư mang tính chính trị.
Trong một cuộc phỏng vấn của NBC News vào tháng 6/2021, bà đã bị chỉ trích rất
nhiều về câu trả lời của mình sau khi liên tục bị hỏi tại sao bà không đến biên
giới Mỹ-Mexico khi bà có chuyến đi đến Trung Mỹ.
“Và
tôi cũng chưa từng đến châu Âu,” bà Harris nói. “Ý tôi là, tôi không hiểu ý bạn
nói.”
Trong
khi nhân viên của bà Harris lập luận rằng phó tổng thống được giao nhiệm vụ đặc
biệt là kiểm tra nguyên nhân gốc rễ của việc di cư và thiếu an ninh ở biên giới,
thì thông điệp của chính bà Harris gửi tới những người toan tính di cư tới
Trung Mỹ đã cột chặt bà hơn với vấn đề này.
“Đừng
đến. Bạn sẽ bị buộc phải quay trở về”, bà nói trong cuộc họp báo với Tổng thống
Guatemala lúc đó là Alejandro Giammettei.
Bà
Harris cũng đảm nhận nhiệm vụ giám sát các nỗ lực của chính quyền Biden nhằm
thông qua luật về quyền bầu cử và cải cách bầu cử toàn diện, những dự luật luôn
có tỷ lệ khó được thông qua tại Thượng viện có tỉ lệ đảng phái đồng đều. Đạo luật
này đã thất bại vào tháng 1/2022, mặc dù ông Biden đã có bài phát biểu ở
Atlanta, bang Georgia, trong nỗ lực cuối cùng để tranh luận về việc thông qua
nó.
Những
người ủng hộ bà Harris cho rằng gần đây bà đã tìm thấy bước tiến của mình trong
việc đấu tranh cho các vấn đề như tiếp cận phá thai và an toàn súng ống.
Kể
từ khi Tối cao Pháp viện hủy bỏ các biện pháp bảo vệ của liên bang đối với quyền
phá thai vào tháng 6/2022, bà Harris đã coi việc tiếp cận quyền phá thai là một
phần quan trọng trong các bài phát biểu và thông điệp tranh cử của mình. Để
đánh dấu kỷ niệm hai năm phán quyết của tòa án, bà Harris phát biểu tại một cuộc
mít tinh ở Maryland vào tháng 6/2024, “Đây là cuộc đấu tranh cho tự do: quyền tự
do cơ bản của một người phụ nữ được đưa ra quyết định về cơ thể của chính mình
và không bị chính phủ bảo cô ấy phải làm gì.”
Đấu
tranh với cử tri
Một
cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng 6 cho thấy gần sáu trong số
10 người (59%) có quan điểm không thiện cảm với bà Harris, trong khi 36% có thiện
cảm với bà, 3% khác cho biết họ chưa từng nghe nói đến bà.
Số
điểm thấp trong các cuộc thăm dò đã gây khó khăn cho bà Harris trong phần lớn
thời gian làm phó tổng thống. Một cuộc thăm dò của NBC từ một năm trước đó, vào
tháng 6/2023, cho biết tỷ lệ xếp hạng âm của bà (-17) là mức thấp nhất đối với
một phó tổng thống kể từ khi họ bắt đầu thăm dò khi ông Al Gore còn là phó tổng
thống vào những năm 1990.
Vị
trí của bà Harris trong Nhà Trắng ngày càng trở nên quan trọng do tuổi tác của
ông Biden. Tổng thống sẽ 82 tuổi vào tháng 11 và các cuộc thăm dò cho thấy đại
đa số người Mỹ cho rằng ông đã quá già để có thể tiếp tục một nhiệm kỳ nữa.
Đường
đến chức phó tổng thống
Trước
khi trở thành phó tổng thống, bà Harris đã đạt được nhiều thành tích chính trị
đầu tiên.
Là
con của một người cha đến từ Jamaica và mẹ đến từ Ấn Độ, bà là tổng chưởng lý
da đen đầu tiên của bang California cũng như là người phụ nữ đầu tiên giữ chức
vụ này. Cuộc bầu cử năm 2016 của bà vào ghế Thượng viện Hoa Kỳ đại diện cho
California đã khiến bà trở thành người phụ nữ gốc Nam Á đầu tiên làm được điều
này.
Bà
Harris đã phục vụ bốn năm tại Thượng viện Hoa Kỳ và sau hai năm đầu tiên đã
phát động chiến dịch tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ vào năm 2020.
Trong
khi chiến dịch tranh cử của bà có một khởi đầu thuận lợi, với 20.000 người tham
dự cuộc mít tinh khởi động của bà ở quê hương Oakland, bang California của bà,
vào tháng 1/2019, số phiếu bầu của bà vào cuối năm đó liên tục giảm và đến
tháng 12, và bà tuyên bố bỏ cuộc đua.
Khi
ông Biden tuyên bố vào tháng 3/2020 rằng ông sẽ chọn một phụ nữ làm phó tổng thống,
tên của bà Harris luôn nằm trong số những ứng cử viên hàng đầu.
Bà
Harris có bằng đại học tại Đại học Howard ở Washington, D.C., một trường đại học
có lịch sử Da đen. Bà có bằng luật của Đại học California, Hastings (nay là Đại
học Luật California, San Francisco), trước khi làm việc tại văn phòng luật sư
quận Alameda.
Bà
đã phục vụ hai nhiệm kỳ với tư cách là luật sư quận San Francisco trước khi được
bầu làm tổng chưởng lý của California.
Thành
tích của bà trong những công việc ở California đó đã trở thành mục tiêu bị giám
sát chặt chẽ, với những lời chỉ trích đổ lỗi cho bà vì đã không ban hành các cải
cách tư pháp hình sự và không làm đủ để điều tra các vụ nổ súng của cảnh sát.
Khi
còn ở Thượng viện, bà Harris nổi tiếng với việc thẩm vấn gay gắt các nhân chứng
trong các phiên điều trần tại Thượng viện, bao gồm cả ứng cử viên Tối cao Pháp
viện lúc bấy giờ là ông Brett Kavanagh và Bộ trưởng Tư pháp William Barr.
No comments:
Post a Comment