Minh Thùy / Báo Tiếng Dân
15/07/2024
https://baotiengdan.com/2024/07/15/anh-hung-bat-can-tuoi/
Hôm
qua cả thế giới bị rúng động vì một tin long trời lở đất: Ông Trump bị ám sát hụt
trong khi đang phát biểu tại cuộc vận động tranh cử ở Butler, bang Pennsylvania
vào buổi chiều 13-7-2024.
Rất
may viên đạn chỉ trượt qua vành tai trái, làm ông chảy máu tai, hai dòng máu chảy
trên mặt, sau khi được các nhân viên mật vụ che chắn, vực ông đứng dậy thì thấy
ông bình yên. Rất may đã không xảy ra thảm kịch như năm 1963 với cái chết của Tổng
thống Kennedy mà đến nay nguyên nhân và băng nhóm tổ chức ám sát tổng thống vẫn
còn là điều bí ẩn.
Tên bắn tỉa
ông Trump chỉ mới 20 tuổi, tên Thomas Matthew Crooks cũng là cư dân bang
Pennsylvania, lại là người ghi danh bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, từng quyên góp
một số tiền nhỏ cho đảng, như vậy Crooks đâu xem Trump là kẻ thù. Vậy tại sao
Crooks lại quyết tâm lấy mạng đổi mạng với Trump? Sự kiện này khiến cha của
Crooks cũng không hiểu và không thể lý giải được.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/07/1-34-1068x1430.png
Thomas
Matthew Crooks, tay súng ám sát hụt Donald Trump và đã bị bắn chết. Nguồn:
Yearbook/ NYP
Từ
mái nhà của một xưởng nhỏ cách hiện trường tổ chức buổi vận động chưa tới 120
mét, Crooks đã bắn liên tiếp nhiều viên đạn, 3 viên trượt qua ông Trump, chỉ một
viên trúng vành tai!
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/07/1-35-768x512.png
Hình
ảnh Trump sau khi bị ám sát hụt hôm 13/7/2024. Nguồn: ABC News
Các
nhà báo Mỹ chê hắn non tuổi đời và non tuổi súng! Bắn tùm lum vậy mà không
trúng ai, cũng không trúng đích. Sau đó hắn bị dàn cảnh sát bảo vệ Trump bắn lại,
trúng ngay mấy phát vô đầu, chết ngay tại hiện trường. Có một dân thường trúng
đạn chết, thêm mấy người bị thương, dường như do súng của bên bảo vệ ông Trump.
Giống
như những vụ ám sát các nguyên thủ quốc gia trong phim và trong đời thực, kẻ trực
tiếp cầm vũ khí nã đạn vào nhân vật chính thường bị bắn chết ngay tức khắc khi
vụ việc vừa xảy ra, để bịt đầu mối, không tìm ra ai đã tổ chức và tạo điều kiện
cho hắn hành động, để hắn đi xuống âm phủ với bí mật không bao giờ bị tiết lộ.
Mamma
Mia! (Tạm dịch: Trời đất ơi) người bạn Đức vừa kể chuyện vừa kêu lên với tôi
khi chúng tôi cùng đi bơi sáng sớm hôm Chủ Nhật, xung quanh ai cũng vừa bơi vừa
bàn tán chính trị, về vụ ám sát hụt tận bên Mỹ và đều nhất trí là nhờ vụ chết hụt
này mà ông Trump sắp biến thành anh hùng dân tộc, sẽ được lên điểm cao trong vụ
tranh cử tổng thống sắp tới. Đường đi tới vinh quang cho nhiệm kỳ tổng thống thứ
hai đang rộng mở với Trump, sau thời gian dài sống hồi hộp với nhiều lo âu và gần
tuyệt vọng vì bị hầu tòa liên miên với đủ thứ tội: Gian lận khai báo tài sản,
lăng nhăng tình cảm với mấy cô đào phim người lớn, hối lộ tiền cho họ để che giấu
chuyện tình lem nhem, âm mưu gian lận phiếu bầu cử…
Tôi
nhớ tới phim Wag the Dog, phim khá kịch tính về các mánh khóe âm mưu trong
chính trường, pha chất khôi hài, khá lý thú. Xin kể sơ qua nội dung phim: Gần tới
ngày bầu cử tổng thống ở Mỹ thì nguồn tin tình ái lăng nhăng của ông tổng thống
bị báo chí khui ra. Nhằm đánh lạc hướng dư luận, họ bày ra màn chiến tranh bùng
nổ bên Đông Âu, có vũ khí nguyên tử để mọi người chú ý vụ này mà quên vụ
love-story của tổng thống đương chức. Nhưng CIA vô cuộc điều tra, kết luận
không có vũ khí nguyên tử, yêu cầu nhóm âm mưu chấm dứt ngay vở kịch, nếu không
sẽ đưa nhóm âm mưu ra trước luật pháp.
Tuy
nhiên màn kịch đã đi quá xa, không cách nào dừng lại. Tự dưng có một anh lính
quèn bị kỷ luật, lại hơi tưng tửng mê gái, đang bị đưa về thành phố tạm giam
thì bị ông già cô gái bắn cho một phát đi tong, khi hắn đang muốn ôm đại, làm bậy
cô ta.
Nhóm
âm mưu vớ được cái chết này bèn xoay ra màn kịch mới là anh lính tưng tửng đó
chính là lính bên chiến trường Đông Âu, nay đưa về nước làm bằng chứng về cuộc
chiến. Tự dưng tay lính này trở thành anh hùng, đám đông dân chúng cùng hùa
nhau hát, ca ngợi anh lính đã chết vì đất nước.
Người
được thuê sáng tác kịch bản phim cảm thấy mình tài năng quá, muốn đoạt giải thưởng,
nên dọa tố cáo nhóm âm mưu làm kịch nếu không được phát thưởng. Thật là nguy hiểm
nếu nội vụ bị đưa ra ánh sáng. Để giấu nhẹm mối nguy, họ đã cho ông ta chết đột
tử, mọi việc đi vào bóng tối và xã hội vẫn bình ổn, ai chết mặc ai, no problem!
Bộ
phim cho thấy mặt phải và mặt trái của các âm mưu, đấu đá nhau trên chính trường,
xảy ra ở khắp nơi, và cho thấy đám quần chúng nhân dân rất dễ tin, nên dễ bị xỏ
mũi vô tròng dẫn dắt của giới chính trị cầm đầu, họ chỉ trục lợi cho cá nhân và
phe đảng của họ. Ai tin vào các chính trị gia là người xả thân vì nước vì dân
thì quá ngây thơ, có lẽ nên sống trên sao Hỏa.
Báo
chí Mỹ hình như khoái thể hiện đệ tứ quyền của báo chí, nên mặc sức đưa ra đủ
thuyết âm mưu, họ đặt ra nhiều câu hỏi rối ren nhức nhối, như:
1.
Tại sao có nhân chứng nhìn thấy tên sát thủ bò trên mái nhà bên kia, đã báo cho
cảnh sát bảo vệ trước đó vài phút mà mọi người làm ngơ như không biết, không thấy.
2.
Tại sao lại chọn địa điểm gặp gỡ giữa Trump với các thành viên đảng Cộng hòa, với
những người ủng hộ Trump tại một bãi đất trống, đối diện với xưởng nhỏ có mái
không cao, rất thuận lợi cho các tay bắn tỉa.
3.
Tại sao dàn bảo vệ dày đặc của Trump không kiểm soát các khu vực lân cận trước
khi Trump đến và họ phản ứng hơi chậm, sau khi ông Trump kịp thụp đầu xuống
tránh né mấy viên đạn liên tiếp, thì họ mới nhảy tới bao bọc quanh ông?
4.
Tại sao bắn chết tên bắn tỉa mau như vậy, lẽ ra nên bắt sống để khai thác kẻ cầm
đầu, vì hẳn nhiên hắn không thể nào hành động đơn lẻ được.
5.
Sự việc ly kỳ hơn là tại sao khi được che chắn đưa đi, giữa khung cảnh rối loạn,
người dân hoảng sợ, đám bảo vệ cuống quít, thì Trump vẫn bình tĩnh kêu: Để tôi
lấy giày đã, rồi ông giơ nắm đấm lên trời la lên: “Fight! Fight!” giữa tiếng hò
reo vang trời của dân ủng hộ.
Mamma
Mia! Xem đi xem lại cái clip Trump bị bắn, thấy cảm phục ổng quá xá. Một tình
huống như vậy phải là một cú shock ghê gớm, người bị bắn lẽ ra run lên vì sợ,
có khi không đứng lên nổi, khi lỗ tai bị thương còn chảy máu, thì Trump vẫn hào
hùng văng tục, kích động đám đông theo Trump gào lên chửi bới, đồng thời ngưỡng
mộ ông như một anh hùng.
Thế
mới thấy anh hùng thì bất kể tuổi tác, có khi đứa bé mới 9-10 tuổi (như Lê Văn
Tám ở nước ta) hay ông già gần 80 tuổi như Mr. Trump đều trở thành anh hùng bất
đắc dĩ và đang trên đà tiến tới vinh quang rực rỡ.
.
No comments:
Post a Comment