Xung
đột Israel - Hamas: Tổng thống Mỹ trước áp lực phải kiềm chế Israel
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 13/10/2023 - 15:58
Ngay
sau cú sốc Hamas tấn công vào Israel, Hoa Kỳ đã tuyên bố ủng hộ hoàn toàn
sự đáp trả quân sự của Nhà nước Do Thái. Từ gần một tuần qua, các cuộc bắn phá
dữ dội không ngừng của quân đội Israel đang đẩy Gaza đến bờ vực một cuộc khủng
hoảng nhân đạo, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu
bị áp lực phải làm sao kiềm chế Israel.
Tổng
thống Mỹ Joe Biden, phó tổng thống Kamala Harris, ngoại trưởng Antony Blinken,
bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin và nhiều quan chức khác họp tại Nhà Trắng,
ngày 12/10/2023, bàn về xung đột Israel - Hamas. The White House via
Reuters - WHITE HOUSE
Khi tuyên
bố Israel có « quyền và có nghĩa vụ đáp trả » và Washington sẽ
« cung cấp mọi phương tiện hỗ trợ thích hợp » cho Israel
sau « các cuộc tấn công khủng khiếp » của Hamas, tổng thống Mỹ
Joe Biden dường như đã để Tel Aviv toàn quyền hành động trong cuộc chiến chống
Hamas. Khả năng Israel mở cuộc tấn công trên bộ sẽ còn gây thương vong cho thường
dân lớn hơn rất nhiều. Điều này đang đặt tổng thống Mỹ trước áp lực đang lớn
dần trong nội bộ và phải suy nghĩ lại cách tiếp cận.
Khi tuyên
bố ủng hộ mạnh mẽ Israel, tổng thống Biden chỉ vấp phải thái độ dè dặt, lẻ tẻ, ở
một vài tiếng nói trong đảng Dân Chủ, e ngại Israel hành động không kiềm chế dẫn
đến thương vong lớn cho thường dân trong dải đất ven biển rất đông dân Gaza.
Những đợt
oanh kích dữ dội của quân đội Israel vào dải Gaza trong những ngày qua đã làm
hơn 1500 người thiệt mạng, trong đó có nhiều thường dân. Đồng thời, nhiều dấu
hiệu cho thấy quân đội Israel đang chuẩn bị mở cuộc tấn công quy mô trên bộ vào
Gaza để « hủy diệt » Hamas, như thủ tướng Israel
Netanyahu đã tuyên bố.
Mặc dù ủng
hộ Israel, một số lãnh đạo đảng Dân Chủ bắt đầu lên tiếng tỏ ý muốn Israel phải
tôn trọng các luật lệ của chiến tranh, tránh tối đa gây thương vong cho thường
dân.
Sự phản đối
quốc tế trước các hành động quân sự ồ ạt và quyết định phong tỏa hoàn toàn Gaza
ngày càng gia tăng, nhưng phe Dân Chủ vẫn cố gắng tỏ đoàn kết, tránh tạo cơ hội
cho đảng Cộng Hòa cáo buộc tổng thống làm suy yếu sự đáp trả quân sự của đồng
minh Israel. Điều này có thể khiến cuộc khủng hoảng trở thành một thách thức
chính trị cho tổng thống Biden, khi ông đang chuẩn bị cho chiến dịch tái tranh
cử vào năm 2024.
Đảng Dân
Chủ từ nhiều năm nay vẫn bị chia rẽ trên vấn đề Israel-Palestine. Phe được coi
là ôn hòa ủng hộ Israel, trong khi một số người được gọi là cấp tiến vẫn lên án
Israel, đặc biệt trong việc đối xử với người Palestine và việc mở rộng các khu
định cư của người Do Thái. Nhìn chung, trong đảng Dân Chủ có xu hướng ủng hộ
người Palestine nhiều hơn là Israel.
Tổng thống
Biden đã cam kết cung cấp cho Israel mọi sự hỗ trợ cần thiết. Cho đến giờ, ông
đã tránh không đưa ra lời kêu gọi rõ ràng là Israel phải kiềm chế phản ứng. Chỉ
có ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm Israel hôm thứ Năm tuần này
đã tuyên bố ông hy vọng Israel, với tư cách là một nền dân chủ, sẽ « tận
dụng mọi khả năng biện pháp phòng ngừa để tránh gây thiệt hại cho thường dân ».
Các quan chức Israel khẳng định lực lượng của họ đang cố gắng giảm thiểu thương
vong dân sự.
Chính quyền
của tổng thống Biden đang bị cuốn vào những rối ren ở Trung Đông. Trong khi
Washington giành được nhiều lời khen ngợi vì sự ủng hộ Israel, đồng minh thân cận
nhất của Mỹ trong khu vực, cuộc khủng hoảng cũng làm dấy lên những lời chỉ
trích là Washington không quan tâm đến hoàn cảnh của người Palestine, những người
đang mất dần hy vọng có được một quốc gia thực thụ do sự chiếm đóng của Israel.
Những diễn
biến sắp tới của cuộc chiến giữa Israel và Hamas sẽ có thể khiến đảng Dân Chủ Mỹ
thêm chia rẽ. Tổng thống Joe Biden bị đặt trước sự lựa chọn nan giải: ủng hộ mạnh
mẽ Israel nhưng phải kiềm chế hành động quân sự của Nhà nước Do Thái.
-------------------------------
Các nội
dung liên quan
Chiến
tranh Israel - Hamas : Hoa Kỳ trấn an đồng minh Israel
No comments:
Post a Comment