VN bắt
các lãnh đạo ngành đất hiếm giữa kế hoạch thách thức sự thống trị của TQ
BBC News Tiếng Việt
25 tháng 10 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx149lqxrvo
Công ty Blackstone Minerals hôm đầu tuần cho hay sẽ
tiếp tục đấu giá nhượng quyền đất hiếm ở mỏ Đông Pao của Việt Nam dù lãnh đạo
Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) bị bắt tuần trước vì vi phạm quy định
khai thác mỏ, theo Reuters.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14bc/live/923b8bf0-72e4-11ee-b315-7d1db3f558c6.png
Ông Lưu Anh
Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE)
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch tăng sản lượng
đất hiếm thô lên 2,02 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 để thách thức sự thống trị
của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, mới đây, công
an Việt Nam đã bắt giữ sáu người bị cáo buộc vi phạm các quy định khai thác mỏ,
trong đó có ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam
(VTRE) - công ty được cho là đi đầu trong nỗ lực tạo ra ngành công nghiệp đất
hiếm có thể giúp Việt Nam đáp ứng tham vọng nói trên.
Ông Lưu Anh Tuấn bị buộc tội giả mạo biên lai
thuế giá trị gia tăng khi mua bán đất hiếm với Tập đoàn Thái Dương, công ty điều
hành một mỏ ở tỉnh Yên Bái, miền bắc Việt Nam, theo Bộ Công an Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch bán đấu
giá các nhượng quyền khai thác đất hiếm mới vào cuối năm nay, VTRE nằm trong số
cấc công ty tham gia đấu thầu.
Văn phòng của VTRE tại Hà Nội đã đóng cửa nhiều
ngày, theo Reuters.
VTRE đã hợp tác với các công ty khai thác mỏ
Australia Australian Strategic Materials (ASM) (ASM.AX) và Blackstone Minerals LTD
(BSX.AX), những công ty không có tên trong cuộc điều tra của cơ quan chức năng
Việt Nam.
Blackstone cho biết vào tháng Chín rằng họ đã
đồng ý hợp tác với VTRE để giành được quyền nhượng quyền tại mỏ lớn nhất nước,
Đông Pao, ở tỉnh Lai Châu. Một giám đốc điều hành của Blackstone đã nói với
Reuters rằng khoản đầu tư của họ vào dự án sẽ lên tới khoảng 100 triệu USD nếu
giành được nhượng quyền.
ASM đã ký thỏa thuận ràng buộc vào tháng Tư với
VTRE về việc mua 100 tấn đất hiếm đã qua chế biến trong năm nay và cam kết đàm
phán một thỏa thuận cung cấp dài hạn hơn.
Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất
Hoa Kỳ, Việt Nam có trữ lượng khoáng sản quan trọng lớn thứ hai - được sử dụng
để sản xuất ô tô điện và tua-bin gió - sau Trung Quốc.
Người đứng đầu Tập đoàn Thái Dương, Đoàn Văn
Huấn, người cũng bị bắt, bị buộc tội thu lợi 25,80 triệu USD từ việc buôn bán
trái phép quặng khai thác từ mỏ của công ty ông ở tỉnh Yên Bái.
Cảnh sát đã tạm giữ 13.715 tấn quặng đất hiếm
trong một cuộc đột kích vào cơ sở của tập đoàn Thái Dương.
Reuters gọi điện đến số của tập đoàn Thái
Dương hôm thứ Sáu nhưng không ai bắt máy.
Thông cáo của chính phủ Việt Nam không nói rõ
điều gì khiến việc bán số khoáng sản này bất hợp pháp, nhưng một nguồn tin của
Reuters nói rằng quặng thô ở các mỏ của Yên Bái đã được xuất khẩu sang Trung Quốc,
do giá tinh chế loại quặng này trong nước không có lãi.
Theo luật Việt Nam, xuất khẩu quặng thô nói
chung bị hạn chế, vì nước này muốn tăng cường năng lực tinh chế.
Giới chức cũng tăng cường trấn áp việc khai
thác bất hợp pháp đất hiếm từ các mỏ bị bỏ hoang trong các tháng gần đây.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết
định khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên và
Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, ra Lệnh bắt bị can để tạm
giam và Lệnh khám xét với cả sáu người này.
------------------------------
TIN LIÊN
QUAN
Bên trong kế hoạch của
VN nhằm làm giảm sự thống trị của TQ về đất hiếm
26 tháng 9 năm 2023
.
Các công ty sản xuất nam
châm đất hiếm quay sang VN trong nỗ lực thoát phụ thuộc TQ
23 tháng 8 năm 202
.
Gali và germani: Bước đi mới
của Trung Quốc trong cuộc chiến vi mạch
1 tháng 8 năm 2023
No comments:
Post a Comment