Truyền thông tự
do : Cơ chế phản ảnh các giá trị « nhân văn » một quốc gia
Minh Anh - RFI
Đăng
ngày: 02/10/2023 - 13:41
Sau
Đệ Nhị Thế Chiến, nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới, phần lớn là phương
Tây, đã tạo dựng được danh tiếng nhờ vào các tiêu chí chất lượng thông tin và
độ tin cậy cao. Nhưng sự xuất hiện của các mạng xã hội đã làm thay đổi sâu sắc
diện mạo ngành truyền thông, tạo ra một môi trường có tổ chức phức tạp, dễ biến
động và cho phép lan truyền trên Internet những nguồn thông tin thay thế khác.
https://s.rfi.fr/media/display/d54174ec-a5f8-11ec-8ce7-005056a90284/w:980/p:16x9/000_1FI1MC.webp
Ảnh
minh họa: Trụ sở FMM - tập đoàn chính của đài truyền hình France 24, đài phát
thanh RFI, đài phát thanh MCD, tại Issy-les-Moulineaux, ngoại ô Paris, Pháp.
AFP - KENZO TRIBOUILLARD
Trong
toàn cảnh « thật giả hỗn loạn » này, đâu là vị thế của truyền thông
Pháp ? Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của những kênh truyền thông mới, nước
Pháp nói chung và đài RFI nói riêng có những chiến lược ra sao để phát huy thế
mạnh ?
Giới
chuyên gia nói « cuộc chiến thông tin », ví truyền thông như
« công cụ gây ảnh hưởng », những thuật ngữ mà ông Jean-Marc Four, tân
giám đốc Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp RFI (từ tháng 5/2023), đã bác bỏ mạnh mẽ
trong cuộc trao đổi dành riêng cho ban Tiếng Việt, nhân dịp Hội thảo Địa Chính
Trị 2023, tổ chức ở Nantes, miền trung tây nước Pháp.
***************
Trước
hết xin cảm ơn ông Jean – Marc Four đã dành cho RFI Tiếng Việt cuộc phỏng vấn
này. Thưa ông, cho đến nay, truyền thông phương Tây, đặc biệt các hãng thông
tấn lớn trên thế giới như AFP (Pháp), Reuters (Anh Quốc), AP (Mỹ) và DPA (Đức)…
hầu như vẫn là nguồn thông tin tham khảo cho nhiều kênh truyền thông khác trên
toàn thế giới. Làm thế nào giải thích cho thế gần như « độc quyền »
về thông tin của những hãng trên ?
Jean-Marc
Four :
Có hai điều : Thứ nhất, về mặt lịch sử, quả thật những hãng thông tấn quốc
tế lớn này đã được phát triển mạnh ở phương Tây, và nhất là sau Đệ Nhị Thế
Chiến. Đây là những hãng duy nhất có thể phát triển một mạng lưới quan trọng
bởi vì có một ý muốn cung cấp thông tin khắp nơi trên toàn thế giới.
Họ
tự tạo cho mình các phương tiện để thực hiện ý muốn đó trong khi nhiều cường
quốc khác đã không quan tâm đến chủ đề này vì rất nhiều lý do, bởi vì đó không
là một ưu tiên, bởi vì có một dạng co cụm lại. Đây là trường hợp của Trung Quốc
chẳng hạn. Nước này từng ở trong một giai đoạn mà họ đã không nhìn nhiều ra bên
ngoài. Nhìn chung, đây là một hiện tượng lịch sử có liên quan đến thời kỳ này.
Mặt
khác, và đây là điểm thứ hai, chính là trong hai thập niên gần đây, chúng ta
chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cụm thông tin nghe nhìn khác, có quy mô lớn,
chứ không phải là các hãng thông tấn báo chí. Đầu tiên là tập đoàn thông tin
đến từ thế giới Ả Rập, ví dụ tập đoàn thông tin liên quan đến Al Zajeera của
Qatar.
Rồi
đương nhiên, quý vị có cả một trung tâm thông tin Nga với Russia Today có liên
kết chặt chẽ với quyền lực chính trị, tương tự với Trung Quốc, với Thổ Nhĩ Kỳ
với một mạng lưới nghe nhìn TRT và nhất là có cả trung tâm ảnh báo chí Anadolu
rất hùng hậu hiện nay.
Đương
nhiên, các hãng thông tấn chính hiện vẫn thuộc « phương Tây ». Dù
vậy, quang cảnh truyền thông nghe nhìn thế giới đã được đa dạng hóa rất nhiều
trong suốt hai thập niên qua.
https://s.rfi.fr/media/display/3bb00160-6116-11ee-b4ec-005056a90321/JMF_RFI.webp
Jean-Marc
Four, tân giám đốc Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI. © RFI
Bên
cạnh những hãng thông tấn lớn, những « dòng chính » theo như cách gọi
của nhiều chuyên gia, mỗi quốc gia còn có những kênh truyền thông khác để đưa
tin nhưng cũng thực thi tầm ảnh hưởng, chẳng hạn như VOA (Mỹ), BBC (Anh),
Deutsche Welle – DW (Đức) hay như Al Jazeera (Qatar) như ông vừa đề cập đến,
rồi CGNT (Trung Quốc) hay RT, Sputnik (Nga), nước Pháp dường như có vẻ kín
tiếng. Ông đánh giá thế nào về vị thế của truyền thông Pháp hiện nay trên
trường quốc tế ?
Jean-Marc
Four :
Chúng ta không thể xếp các tập đoàn đó trên cùng một cấp độ, bởi vì mức độ phụ
thuộc của họ đối với quyền lực chính trị là không giống nhau. Đó cũng là điều
làm nên sự khác biệt giữa những hãng truyền thông lớn của phương Tây và Russia
Today chẳng hạn. Chúng ta hãy lấy BBC làm ví dụ. BBC không nằm dưới sự chỉ đạo
của chính phủ Anh Quốc. BBC tự chủ trong các quyết định và độc lập trong việc
chọn đường hướng biên tập, điều này không có ở Russia Today.
Do
vậy, thật sự có một sự khác biệt quan trọng, và sự khác biệt này còn được tìm
thấy trong các phương thức tài trợ thực tế, tức đó có phải là nguồn tài trợ
trực tiếp đến từ quỹ của Nhà nước hay không ? Hay nguồn tài trợ được bảo
đảm có liên quan đến nguồn thu thuế, điều này không hoàn toàn giống nhau. Vì
vậy, chúng ta không thể xếp chúng trên cùng một mặt bằng giữa một bên là thông
tin tự do, còn bên kia thì không. Đó là điểm thứ nhất.
Điểm
thứ hai, trong quang cảnh này, Pháp cũng có những kênh truyền thông như truyền
hình France 24, đài phát thanh như Radio France Internationale. Tuy không có
những nguồn tài trợ quan trọng như BBC, như Deutsche Welle, VOA hay Russia
Today, nguồn tài chính hạn hẹp hơn nhưng sự hiện diện cũng không phải là ít
trên thế giới.
Nếu
tính gộp cả France 24 cho truyền hình, RFI cho phát thanh, mỗi tuần cũng thu
hút được gần 250 triệu lượt người nghe nhìn trên toàn thế giới. Một lượng khán
thính giả khá đáng kể. Chẳng hạn, nếu chỉ tính trong lĩnh vực kỹ thuật số, số
lượng phát hành các sản phẩm vidéo mỗi tuần của France 24 vượt qua cả BBC. Có
thể nói, sự hiện diện của Pháp là vẫn còn rất mạnh mẽ.
.
Những
tiến triển gần đây ở khu vực Sahel làm cho vùng ảnh hưởng của Pháp bị thu hẹp
dần. Liệu rằng điều đó có tác động đến « quyền lực mềm » của
Pháp ?
Jean-Marc
Four :
Tại những nước bị ảnh hưởng bởi các cuộc đảo chính những tháng gần đây hay
những năm gần đây, như ở Mali, Burkina Faso, Niger, vấn đề hiện nay chính là
thiếu vắng nguồn thông tin đáng tin cậy và được xác minh, thiếu tự do báo chí,
thiếu vắng các kênh thông tin theo đúng nghĩa của nó. Đây trước hết là một vấn
đề nội tại cho chính những nước đó và người dân của những nước này. Theo tôi,
chúng ta phải nhìn vấn đề từ quan điểm này nhiều hơn.
Vấn
đề « quyền lực mềm » của Pháp, nhưng không phải theo nghĩa ảnh hưởng
của chính phủ hay một quyền lực nào đó, mà theo nghĩa chia sẻ nhiều hơn các giá
trị, phổ biến các giá trị dân chủ, các nguyên tắc lớn về chủ nghĩa nhân văn, đa
nguyên, v.v… vấn đề này không giới hạn ở những gì đang xảy ra tại ba nước vùng
Sahel. Đó là thách thức lớn hơn nhiều, trên phạm vi rộng, cả ở châu Mỹ Latinh
hay tại châu Á.
Thế
nên, tôi nghĩ rằng hình ảnh nước Pháp như một nước tự do, mang các giá trị nhân
văn và ánh sáng, hình ảnh này chưa hề bị biến mất hoàn toàn mà nó vẫn còn hiện
hữu, vẫn mang tính thời đại.
.
Hoa
Kỳ với sự hỗ trợ của ngành công nghiệp điện ảnh để phổ biến nền văn hóa, tầm
ảnh hưởng của họ. Tương tự, Trung Quốc cũng xây dựng cả một mạng lưới rộng lớn
để tường thuật « China Story ». Với tư cách là giám đốc Đài Phát
thanh Quốc tế Pháp, ông có nghĩ rằng Pháp nói chung và RFI nói riêng nên có một
chiến lược để phát triển mạng lưới thông tin của mình ?
Jean-Marc
Four :
Câu trả lời đương nhiên là Có. Nói là một chuyện, nhưng để thực hiện thì đúng
là khó khăn hơn nhiều. Nhưng trước hết điều đó phải được tiến hành bằng nhiều
thứ tiếng, nghĩa là, đó không chỉ đơn giản được cung cấp thông tinh bằng tiếng
Pháp mà là phải được thông tin với một tập hợp các giá trị tự do báo chí của
chúng ta qua nhiều ngôn ngữ như tiếng Hoa, tiếng Việt, Maninka, Peul, Aoussa
hoặc tiếng Swahili, ở châu Phi, rồi trong tương lai có thể bằng tiếng Thổ bởi
vì hiện vẫn chưa có và bằng tiếng Tây Ban Nha đối với vùng châu Mỹ Latinh v.v…
Vì vậy, điều đầu tiên hết chính là khả năng duy trì, thậm chí củng cố một
mạng lưới tiếng nước ngoài. Đó là trục thứ nhất.
Trục
thứ hai, đương nhiên là phải đầu tư nhiều hơn nữa các hỗ trợ kỹ thuật số bởi vì
chúng ta biết rõ là số người nghe đài phát thanh trên thế giới có xu hướng giảm
dần đều đặn. Mặt khác, ngày càng có nhiều người chọn Internet để có thông tin
đầu tiên, và điều này thật sự đúng, nói một cách đơn giản, ở những người chưa
tới 25 tuổi.
Vì
vậy, nếu chúng ta muốn thu hút lượng thính giả trẻ tuổi tại một số châu lục
chẳng hạn như châu Phi, vốn chiếm đến một nửa lượng người nghe, thậm chí nhiều
hơn nữa ở một số nước thì nhất thiết phải đầu tư, đơn cử ở đây là cho điện
thoại thông minh, nghĩa là phải làm sao đưa thông tin trên điện thoại thông
minh của giới trẻ, nam cũng như nữ , sinh sống tại rất nhiều quốc gia khác nhau
trên thế giới. Chiến lược này đầu tiên hết phải đi qua ngả này, chúng ta không
thể chỉ dừng lại ở việc phát thanh trên đài.
.
Để
tóm lại cuộc nói chuyện, tôi xin trích một phát biểu của nhà văn Anh, nói rằng
« truyền thông đại diện thứ quyền lực mạnh nhất của xã hội đương đại của
chúng ta ». Theo ông, liệu truyền thông có sẽ là những công cụ không thể
thiếu cho bất kỳ một Nhà nước nào có một chiến lược gây ảnh hưởng ?
Jean
– Marc Four :
Tôi hoàn toàn phản bác thuật ngữ « công cụ ». Ở đây, chúng tôi không
là một công cụ, chúng tôi là những truyền thông tự do, chúng ta làm việc một
cách tự do. Bản thân tôi không nhận một chỉ thị nào từ chính phủ Pháp.
Điện thoại của tôi không phải để nghe người ta nói với tôi rằng phải để tin gì
trong bản tin. Điều này là không có, chúng tôi không phải là những công cụ, do
vậy, tôi không thể dùng thuật ngữ này.
Đây
là trường hợp của Russia Today đối với Matxcơva, nhưng đối với chúng tôi thì
không đúng như thế, đây không phải là cách mọi thứ diễn ra, chúng không xảy ra
như thế. Đúng là còn có mối quan hệ với quyền lực chính trị, nhưng sau đó,
truyền thông phản ảnh cả một tập hợp các giá trị.
Chúng
tôi là một kênh truyền thông của Pháp, do vậy, đương nhiên chúng tôi mang những
giá trị vốn là những giá trị của một nước như là Pháp, nhưng đó là những giá
trị của một quốc gia. Những giá trị của một quốc gia và chính sách một chính
phủ không giống nhau, chúng có một sự khác biệt. Chúng tôi đương nhiên phản ảnh
những giá trị này nhưng chúng tôi không phải là những công cụ !
.
RFI
Tiếng Việt một lần nữa xin cảm ơn ông Jean-Marc Four, giám đốc Đài Phát Thanh
Quốc Tế Pháp RFI.
No comments:
Post a Comment