Trung
Quốc : Một làn gió mới cho Con Đường Tơ Lụa Mới
Thanh Hà - RFI
Đăng ngày: 24/10/2023 - 16:152
Ý thức được là Sáng
Kiến Vành Đai và Con Đường – Belt and Road Initiatives BRI không còn sức
lôi cuốn ban đầu, tăng trưởng và đầu tư của Trung Quốc « có hạn »,
Bắc Kinh đi tìm « một làn gió mới cho Con Đường Tơ Lụa Mới ». Nhưng
làm thế nào để thuyết thuyết phục các đối tác của Bắc Kinh rằng BRI không đẩy
thế giới đến gần một cuộc « Chiến tranh lạnh toàn diện » như
ghi nhận của kinh tế trưởng ngân hàng Pháp Natixis, Alicia Garcia
Herrero ?
Chủ tịch
Trung Quốc nhân Diễn Đàn BRI Một Vành Đai Một Con Đường tại Bắc Kinh. Ảnh ngày
18/10/2023. AP - Ng Han Guan
Đánh dấu 10 năm khai sinh Con Đường Tơ Lụa Mới,
dự án đã được 150 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế hưởng ứng, Bắc Kinh tổ chức Diễn
Đàn BRI trong hai ngày 17 -18/10/2023. Trong số các khách mời ngoài sự hiện diện
của tổng thống Nga, nguyên thủ Indonesia, thủ tướng Hungary và của nhiều nước
châu Phi, trong lúc nhiều thành viên khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Qatar, Nam
Phi Achentina …và nhất là của hầu hết các nước châu Âu chỉ gửi phái đoàn đại diện
ở cấp chuyên gia. Điều đó làm dấy lên câu hỏi : BRI có còn sức thu hút như hồi
2013 khi ông Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Kazakhstan đã khai sinh Sáng Kiến
Vành Đai và Con Đường hay còn được gọi là Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường
?
Thành công về chính trị của Tập Cận Bình
Cột mốc 10 năm BRI diễn ra trong bối cảnh kinh
tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, đầu tư nước ngoài vào Hoa Lục sụt giảm,
cuộc đọ sức Mỹ- Trung không có dấu hiệu thuyên giảm. Dù vậy trên đài RFI Pháp
ngữ Eyck Freymann, nghiên cứu sinh trường Harvard Kennedy School, tác giả cuốn,
One Belt One Road, Chinese power meets the World -Một vành Đai, Một Con Đường,
Quyền Lực Trung Quốc với Thế Giới (NXB
Harvard UP, 2020) giải thích vì sao đối với ông Tập BRI là một thành công.
« Theo tôi
thì có ba mục tiêu. Đầu tiên và quan trọng hơn cả là ông Tập Cận Bình muốn củng
cố vị trí của mình về mặt đối nội với một chương trình đầy tham vọng. Con Đường
Tơ Lụa trở thành một khẩu hiệu mà tất cả các cơ quan trong guồng máy của Đảng
và Nhà Nước phải quảng bá và ca tụng. Chủ đích thứ nhì nhằm áp đặt kỷ luật và
trật tự vào lúc mà các ngân hàng Trung Quốc bắt đầu vươn ra quốc tế.
Ông Tập vẫn
muốn tiếp tục đặt các định chế ngân hàng này dưới sự lãnh đạo và kiểm soát của
nhà nước và nhất là của Đảng Cộng Sản. Điểm thứ ba là Tập Cận Bình muốn thế giới
hiểu rằng dưới sự lãnh đạo của ông, Trung Quốc càng lúc càng chiếm một vị trí
quan trọng trên sân khấu quốc tế và Bắc Kinh muốn rằng ảnh hưởng kinh tế đó sẽ
tạo dựng ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc với các đối tác mới, đặc biệt là
với các quốc gia đang phát triển (...)
Khi thông
báo dự án Một Vành Đai Một Con Đường, Tập Cận Bình và nhiều nhà lãnh đạo khác đều
mặc nhiên dựa trên giả thuyết là kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng vững
mạnh trong nhiều thập niên sắp tới. Nhưng chỉ một chục năm sau, chúng ta thấy
tăng trưởng của Trung Quốc đang bị chựng một cánh đáng kể. Cũng rất có thể là
Trung Quốc rơi vào một chu kỳ tăng trưởng chậm trong nhiều năm. Điều đó có
nghĩa là Bắc Kinh sẽ không thể tiếp tục cấp tín dụng dài hạn hàng trăm tỷ đô la
cho thế giới. Ông Tập Cận Bình đã phải rà soát lại và thu hẹp những tham vọng của
mình. Tuy nhiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cấp tín dụng cho các đối tác chỉ
chiếm một vị trí khiêm tốn trong Sáng Kiến Một Vành Đai một Con Đường. Bởi theo
tôi, BRI chủ yếu theo đuổi mục đích chính trị và ông Tập có một mục tiêu kép đó
là vừa mở rộng kiểm soát của Đảng và Nhà Nước đối với hệ thống tài chính ngân
hàng Trung Quốc, vừa khẳng định ông là một vĩ nhân trên bàn cờ quốc tế. Hơn bao
giờ hết quyền lực của ông Tập đã được củng cố tại Trung Quốc ».
Trong báo cáo công bố cuối 2021 cơ quan tư vấn
Mỹ AIDDATA ghi nhận đã « có tổng cộng
gần 13.500 dự án đầu tư với tổng số vốn lên đến gần 1.000 tỷ đô la đã được thực
hiện trong khuôn khổ Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường ». Trong Sách Trắng về BRI công bố ngày 10/10/2023 Trung Quốc tự hào đưa
ra những thành tích như là « tổng kim
ngạch trao đổi mậu dịch với 150 nước tham gia BRI đạt 2.900 tỷ đô la năm 2022
(…) và trong tháng 6/2023 Bắc Kinh đã ký hơn 2.000 thỏa thuận hợp tác » với các bên tham gia Con Đường Tơ Lụa Mới.
Điều đó không che dấu được một thực tế đó là đầu
tư của Trung Quốc trong khuôn khổ BRI giảm mạnh từ sau đại dịch Covid 19 nhất
là khi nhìn vào thống kê các dự án Trung Quốc đổ đổ về châu Phi. Theo báo cáo của
đại học Mỹ Boston, tín dụng cấp cho châu Phi đang từ 8,5 tỷ đô la năm 2019 đã
giảm xuống còn chưa đầy một tỷ vào cuối 2022.
Nhưng trong 10 năm qua, nhờ Sáng Kiến Một Vành
Đai Một Con Đường Trung Quốc trở thành chủ nợ chính của nhiều quốc gia. Cũng vì
những khoản nợ khổng lồ những dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đường thủy, đường
bộ … mà nhiều nước như Sri Lanka hay
Zambia và trong một chừng mực nào đó là Lào đã bị « cột chặt » vào với Bắc
Kinh. Theo thống kê của AIDDATA 35 % các dự án hợp tác với Trung Quốc trong
khuôn khổ BRI đã đặt ra « rất nhiều vấn đề » cho các đối tác của Bắc Kinh. Sri
Lanka bị rơi vào « bẫy nợ » Trung Quốc. Pokhara thành phố lớn thứ nhì của Nepal
không biết phải làm gì với phi trường quốc tế mới tinh nhưng không có bóng người
qua lại.
Từ BRI đến Con Đường Tơ Lụa Digital
Cũng vì tránh mang tiếng là đã « giăng bẫy nợ
» cho các nước nghèo với những công trình xây dựng khổng lồ nhưng vô bổ, tại diễn
đàn Bắc Kinh vừa qua ông Tập Cận Bình đã nhán mạnh đến khái niệm một « Cộng đồng
có chung định mệnh ». Trả lời RFI Pháp ngữ giáo sư Trần Kiến Phủ (Chen Chien
Fu) giám đốc Viện Nghiên Cứu Trung Quốc -Đại Học Đạm Giang (Tamkang) Đài Loan
ghi nhận nhiều thay đổi trong chính sách của Trung Quốc về dự án Con Đường Tơ Lụa
Mới so với những mục tiêu ban đầu hồi 2013 :
« Mười năm vừa
qua dự án BRI đã có nhiều thay đổi. Trung Quốc càng vững mạnh, nhất là sau khi
thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á – AIIB năm 2016, nhiều nước
châu Âu bắt đầu tham gia vào ngân hàng này. Có thể nói đấy là thời kỳ vàng son
của chương trình Một Vành Đai Một Con Đường, về khía cạnh ảnh hưởng của Trung
Quốc. Dự án sau đó đã tiếp tục có nhiều chuyển biến khác. BRI không chỉ còn tập
trung vào các chương trình phát triển cơ sử hạ tầng mà đã mở rộng đến nhiều
lĩnh vực khác như là các dự án xây dựng đường ống dẫn dầu và khí tự nhiên. BRI
bao gồm luôn cả các nguồn nhiên liệu hiếm. Với châu Phi chẳng hạn thì Trung Quốc
chỉ có một mục tiêu đó là bảo đảm các nguồn cung cấp về khoáng sản hiếm và xây
dựng căn cứ quân sự tại châu lục này ».
Từ 2020 ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã
bắt đầu đề cập đến « Con Đường Tơ Lụa digital (DSR Digital Silk Road) : Bắc
Kinh xem việc kết nối Hoa Lục với phần còn lại của thế giới về công nghệ kỹ thuật
số là « một ưu tiên trong các chương trình hợp tác » trong tương lai. Nhưng
không chỉ có thế giáo sư Trần Kiến Phủ đại học Đài Loan giải thích tiếp :
« Trong
tương lai sẽ còn có nhiều thay đổi khác nữa. Chẳng hạn như BRI sẽ không tạo cảm
giác đây là một công cụ để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng về ngoại giao bằng những
chương trình đầu tư hào phóng. Có thể là Trung Quốc sẽ nhắm đến những mục tiêu
chính xác hơn và mang tính cách lâu dài hơn, thí dụ như là các chương trình
liên quan đến quyền của phụ nữ, hay các chương trình phát triển năng lượng
xanh. Rất có thể Một Vành Đai Một Con Đường không chỉ tập trung vào các dự án đầu
tư cơ sở hạ tầng mà sẽ chuyển hướng sang các dự án mang tính xã hội hay… Mục
tiêu là nhằm cải thiện hình ảnh của Trung Quốc với các đối tác nhận tài trợ của
Bắc Kinh ».
BRI mượn tay doanh nghiệp Trung Quốc vì một trật tự mới ?
Về phần nghiên cứu sinh trường Harvard Kennedy
School Eyck Freymann thì BRI trước hết là một công cụ để ông Tập Cận Bình vừa củng
cố vai trò của các doanh nghiệp Trung Quốc ở hải ngoại, vừa vẫn kềm tỏa số này
trong vòng kiểm soát của Đảng và Nhà nước :
« Khi ông Tập
Cận bình lên cầm quyền, ông thừa hưởng chính sách đẩy mạnh đầu tư của Trung Quốc
ra nước ngoài. Tuy nhiên đó cũng là cơ hội để nhiều doanh nghiệp Trung Quốc
chuyển vốn ra khỏi Hoa Lục và như vậy thì đâu có phải là vì lợi ích quốc gia.
Đó là lý do vì sao ông Tập Cận Bình đã nhanh chóng giành lại quyền để định hướng
lại chính sách phát triển và đầu tư của Trung Quốc ở hải ngoại. Bắc Kinh đã loại
bỏ những dự án không có lợi cho Nhà nước Trung Quốc (…). Trong chiều hướng đó,
những mục tiêu của Sáng Kiến BRI đã thay đổi theo thời gian. Trung Quốc thích
nghi, học hỏi và cũng đã phạm phải nhiều sai lầm : trong những năm đầu Con Đường
Tơ Lụa Mới còn lỏng lẻo trong cách tổ chức. Giờ đây, mọi người ý thức là túi tiền
của Trung Quốc cũng có hạn và Bắc Kinh thì chủ trương thu hoạch những thành quả
về mặt chính trị tối đa với một số vốn phải bỏ ra ít chừng nào tối chừng nấy.
Nói cách khác Trung Quốc đang mở ra mối quan hệ với các đối tác của mình dưới một
góc độ khác hẳn và cũng đang tìm kiếm những dự án khác ».
Song cũng không thể chối cãi là nhiều đối tác
của Bắc Kinh thất vọng vì BRI. Nhiều thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu từng
hào hứng đón nhận đầu tư của Trung Quốc, đứng đầu là Hy Lạp hay Bồ Đào Nha và
nhiều nước ở Trung và Đông Âu. Phần lớn đã rất « kín tiếng » nhân lễ mừng sinh
nhật BRI 10 năm tuổi. Ý thì đang chuẩn bị chia tay với dự án được ông Tập Cận
Bình coi là tủ kính của nền ngoại giao Trung Quốc từ khi ông lên cầm quyền.
Small is beautiful
Chính vì thế mà trong diễn văn khai mạc Diễn
Đàn BRI ở Bắc Kinh vừa qua chủ tịch Trung Quốc cam kết tiếp tục đầu tư 100 tỷ
đô la cho Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường, chú trọng nhiều hơn đến những dự
án phát triển sạch, chú ý hơn đến môi trường xã hội của các đối tác cùng làm ăn
với Trung Quốc. Có điều như nghiên cứu sinh Harvard Kennedy School, Eyck
Freymann, rất có thể là chu kỳ tăng trưởng mạnh của kinh tế Trung Quốc đã qua
do vậy Bắc Kinh hô to khẩu hiệu Small is beautiful một phần là tránh để phải tiếp
tục chi ra những chương trình đầu tư hàng chục triệu đô la.
Tuy nhiên theo kinh tế trưởng ngân hàng Pháp
Netixis, bà Alicia Garcia Herrero, chính vì cuộc đọ sức Mỹ Trung không có dấu
hiệu thuyên giảm nên BRI lại càng là công cụ để Bắc Kinh lôi kéo thêm đồng minh
về phía mình. Hơn nữa Nga, Iran đang bị Hoa Kỳ và phương Tây trừng phạt, cộng đồng
quốc tế đang bị chia rẽ sau hơn 600 ngày chiến tranh Ukraina. Gần đây hơn, mọi
chú ý đang dồn về Trung Cận Đông nơi mà tình hình được ví như một « thùng thuốc
súng » từ sau đợt tấn công phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas tiến hành trên
lãnh thổ Israel, một phần thế giới Hồi Giáo và Ả Rập đang phẫn nộ. Đây lại càng
là cơ hội để ông Tập Cận Bình đã nhắc nhở rằng Trung Quốc là một « yếu tố hàn gắn
» những chia rẽ trên thế giới hiện.
Trong cương vị chủ nhà lãnh đạo Trung Quốc tại
diễn đàn BRI vừa qua đã nhắc lại những thành tựu đã đạt được trong thập niên vừa
qua trong khuôn khổ dự án Con Đường Tơ Lụa Mới. Bắc Kinh đưa ra hình ảnh một nước
Trung Quốc bảo vệ mô hình kinh tế toàn cầu « rộng mở » chống lại mọi chủ trương
bảo hộ, mọi biện pháp dùng đòn kinh tế, thương mại « đơn phương trừng phạt hay
uy hiếp các quốc gia khác », mọi quyết định làm xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một nhà ngoại giao châu Âu nhận định : với phát biểu này, không hiểu là lãnh đạo
Trung Quốc muốn « chỉ trích đường lối của chính quyền Biden hay của chính ông ?
»
Nhà báo Alex Wang, cây bút trên tạp chí chuyên
về địa chính trị Revue des Conflits đi xa hơn khi cho rằng tiếp quan khách nhân
Diễn Đàn BRI lần thứ ba tuần trước, ông Tập Cận Bình để lộ rỏ những ưu tiên về
kinh tế, chính trị và địa chính trị : ông không chỉ chuẩn bị công luận trước viễn
cảnh « một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ mà còn trình bày với thế giới về một mô hình
phát triển khác, hấp dẫn hơn đối với các nước đang phát triển so với những gì
mà phương Tây đã đề nghị với các quốc gia này từ lâu nay ».
Đành rằng sau 10 Nnăm đi vào hoạt động, BRI
không hoàn hảo và là một « bẫy nợ » nguy hiểm nhưng Trung Quốc là một chủ nợ hiếm
hoi cấp tín dụng cho những quốc gia bị các chủ nợ phương Tâ coi là những điểm đầu
tư « không an toàn và những đối tác không đáng tin cậy ».
No comments:
Post a Comment