Quy hoạch cán bộ chiến
lược khóa XIV: ‘bổn cũ soạn lại’!
RFA
2023.10.09
Ông Nguyễn
Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, khi phát biểu bế mạc
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cho biết “Quy hoạch
cán bộ chiến lược khóa XIV sẽ làm từng bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ…”
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng còn nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV với
bài học kinh nghiệm có được từ các nhiệm kỳ trước, đặc biệt là nhiệm kỳ khóa
XIII… quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031, sẽ thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã được đưa vào quy hoạch.
Nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch…
Ông Lê Văn
Cuông, nguyên Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, vào tối ngày 9 tháng
10 năm 2023 nhận định với RFA:
“Quy hoạch
cán bộ cấp chiến lược cũng đã tiến hành trong nhiệm kỳ vừa rồi, nhưng có sơ suất
trong quá trình lựa, cử, bầu bán cho nên sau đó có một số Ủy viên Trung ương bị
kỷ luật. Vấn đề này khiến dư luận đặt câu hỏi vì sao quy trình tiến hành chặt
chẽ, nhưng lại để lọt lưới nhiều người không đủ tiêu chuẩn, rồi sau Đại hội bị
vướng vòng lao lý, bị kỷ luật. Kỳ này Ban chấp hành Trung ương vừa hợp cũng rút
ra được những bài học kinh nghiệm, chắc chắn sắp tới sẽ có các quy định, các bước
tiến hành chặt chẽ hơn và nó sẽ ngăn cản được những trường hợp lọt lưới vào Ban
chấp hành Trung ương khóa mới.”
Ông Lê Văn
Cuông cho biết, ông tin rằng nhiệm kỳ vừa rồi đã trải qua thực tiễn và rút được
những bài học kinh nghiệm cho khoa tới. Ông nói tiếp:
“Kỳ này
Ban chấp hành Trung ương sẽ có những cách làm mới, nhất là vấn đề thẩm tra tư
cách của các ứng cử viên. Ngoài ra sẽ mở rộng lấy ý kiến đến các đảng viên và đến
nhân dân để đóng góp xây dựng quy hoạch chặt chẽ và chuẩn xác hơn.”
Vào ngày
4/11/2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi chủ trì buổi họp
công bố quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026… cũng đã khẳng định: “Dứt khoát không đưa vào quy
hoạch những người có biểu hiện suy thoái, biến chất, rơi vào ‘tự diễn biến’, ‘tự
chuyển hóa’; nhất là những người cơ hội chính trị, như con lươn, con chạch, luồn
lách rất khéo... nên phải thận trọng. Do đó, quá trình quy hoạch phải làm chủ động
và phải thường xuyên theo dõi, giám sát liên tục, khi phát hiện cán bộ có vấn đề
là đưa ra khỏi quy hoạch ngay…”
Tuy nhiên
trong nhiệm kỳ 2021-2026, đã có 113 cán bộ cấp cao thuộc diện trung ương quản
lý bị xử lý kỷ luật chỉ trong năm năm nhiệm kỳ đại hội 12. Trong đó có bốn ủy
viên, nguyên ủy viên Bộ chính trị; 27 ủy viên, nguyên ủy viên trung ương đảng;
30 sĩ quan cấp tướng…
Ngoài ra,
chỉ trong một năm rưỡi tính từ đầu nhiệm kỳ đại hội 13, đã có gần 50 cán bộ cấp
cao thuộc diện trung ương quản lý bị xử lý kỷ luật. Trong đó, hơn 10 cán bộ bị
khởi tố; hai ủy viên trung ương đảng đương nhiệm bị khai trừ đảng, bị khởi tố,
bắt tạm giam… Đơn cử như nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, nguyên chủ tịch
Hà Nội Chu Ngọc Anh…
Giáo sư
Nguyễn Đình Cống, nguyên Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội, một đảng
viên đã từ bỏ đảng khi trả lời RFA liên vấn đề này cho rằng:
“Người
ta nói thế thôi chứ thực chất là chọn người cùng phe cánh với họ, cùng chạy chọt
với họ. Nói cho hay thì ai chả nói được. Họ nói là phải làm cho liêm khiết, cho
tử tế, cho đúng đắn, phải chọn cho được người có tài có đức. Họ tạo ra ra vậy để
chạy chức chạy quyền. Bây giờ ông nào muốn vào trung ương, thì phải đến gặp mấy
người trong ban. Hiện nay ra đại hội thì đại biểu không được giới thiệu người
mà chỉ được bầu trong danh sách do cấp ủy cũ chuẩn bị. Cấp ủy cũ thì dựa vào
danh sách của mấy ông trong Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Các
ông này lựa chọn thay cho đại hội.”
Theo Giáo
sư Nguyễn Đình Cống, các lãnh đạo nói ‘phải loại bỏ ra khỏi danh sách những người
biểu hiện suy thoái’, thực ra là loại bỏ những người không ăn cánh với họ. Mà
muốn loại thì theo ông Cống rất dễ, chỉ cần sơ hở một câu nói nào đó thôi là họ
loại. Ông Cống cho rằng, thực chất họ loại vì không ăn cánh, không phải trong
phe nhóm. Giáo sư Nguyễn Đình Cống nói tiếp:
“Chỉ là
dân chủ giả hiệu thôi, bởi mọi người chỉ được bầu trong danh sách chọn sẵn.
Cách làm như thế này là hạn chế những người có uy tín, có năng lực, có tài năng
nhưng không cùng phe cùng nhóm. Không chấp nhận ứng cử của những người mà họ cảm
thấy họ đủ trình độ và năng lực. Nếu muốn được nằm trong danh sách bầu thì phải
vào cho được cái quy hoạch của người ta. Cách làm như thế này là một dạng độc
tài độc đoán chứ chẳng dân chủ gì hết.”
Cũng trong
nhiệm kỳ Đại hội 13, một loạt các nhân sự cấp cao của Đảng Cộng sản cũng thay đổi
do nguyên nhân chết hoặc bị kỷ luật, điển hình là trường hợp Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc và hai Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam phải xin từ chức vì
những sai phạm liên quan đến các vụ án tham nhũng lớn trong Đảng Cộng sản.
Nhà báo Võ
Văn Tạo khi trao đổi với RFA về Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, cho biết ý kiến:
“Tôi
không hy vọng gì những quy hoạch nguồn cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở mọi
cấp độ; ví dụ cán bộ cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh rồi đến cấp trung ương. Tôi
nghĩ rằng, nói xin lỗi hầu hết là bất tài, vô dụng mà chỉ giỏi lấy lòng chạy vại,
mua chức, luồn lót để theo phe đang mạnh ở Đảng bộ hoặc địa phương hay ngành
nào đó…Những người đứng đầu mà thế lực người ta đang mạnh thì người nào được
lòng người mạnh nhất đó sẽ được đưa vào cơ cấu.”
Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng nói, cán bộ tốt hay xấu thì cứ hỏi dân là biết hết.
Nhưng trong thực tế, biết bao trường hợp người dân quay phim, chụp ảnh những
hành xử sai trái của các công chức rồi đưa lên mạng xã hội thì lại bị quy chụp
vào nhiều tội danh khác nhau.
----------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
·
Khó hay dễ thực hiện chính sách “tinh
giản biên chế”?
·
Cán bộ sợ trách nhiệm: pháp luật ‘bó
tay’?
·
Chuẩn mực đạo đức thời cũ và cán bộ, đảng
viên thời nay!
·
Có nên “tái bổ nhiệm” cán bộ sau “miễn
nhiệm”?
·
Miễn kỷ luật cán bộ 'dám nghĩ, dám
làm' là vi phạm pháp luật?
No comments:
Post a Comment