Ông
Trọng chọn người kế cận thế nào?
RFA
2023.10.19
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-does-trong-choose-his-successor-10192023190623.html
Truyền thông trong nước đưa tin, hôm 8/10 ông Nguyễn
Phú Trọng được chọn làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự cho Đại hội 14 sẽ diễn ra năm
2026. Nhân dịp này, RFA phỏng vấn Giáo sư Carlyle Thayer ở Trường Khoa học Xã hội
Nhân văn, Đại học UNSW Canberra, Úc, về cách thức Đảng Cộng sản Việt Nam
chọn nhân sự kế cận.
Ông Trọng được nói là
đã chọn ông Trần Quốc Vượng vào vị trí kế cận ở Đại hội 13 nhưng không thành (Ảnh
minh họa) - Quốc hội Việt Nam
RFA: Vị trí Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 của
ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tác động thế nào đến chính trị Việt Nam? Trong Đại hội
13, ông Trọng cũng là Trưởng ban Nhân sự Đại hội. Một số chuyên gia phân tích rằng
ông đã đặt ra quy chế nhân sự để ông Trần Quốc Vượng kế vị. Nhưng cuối cùng ông
Vương phải về hưu. Sự kiện này có phản ánh điều gì về cách đại hội đảng chọn
nhân sự kế cận hay không?
Carlyle Thayer: Trên
cương vị Tổng Bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng có trách nhiệm bồi dưỡng, tiến cử
người kế nhiệm. Với tư cách là Trưởng ban Nhân sự, Trọng sẽ lãnh đạo Ủy ban xác
định quy mô của Ban Chấp hành Trung ương mới (bao nhiêu ủy viên chính thức và ủy
viên dự khuyết), cơ cấu tuổi (dưới 50, trong và dưới 60, 60 đến 65 và trường hợp
đặc biệt, miễn trừ cho những người trên 65 tuổi), và thành phần của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kế tiếp, theo “khối” hoặc ngành. Các địa
hạt này bao gồm chính quyền cấp tỉnh và địa phương, cán bộ giữ các chức vụ
trong chính phủ trung ương và các cơ quan trung ương, quân đội, công an và các
lĩnh vực khác.
Người đứng đầu Tiểu ban Nhân sự sẽ chủ trì các
cuộc họp của ủy ban để đánh giá xem những người được đề cử vào các vị trí trong
Ban Chấp hành Trung ương có đáp ứng các yêu cầu thiết yếu do Điều lệ và quy định
của đảng đặt ra hay không. Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo việc chọn người sẽ
đáp ứng các chỉ tiêu về đại diện ngành và độ tuổi.
Sau khi Tiểu ban Nhân sự đáp ứng được, những đề
xuất nhân sự của họ phải được Bộ Chính trị chuẩn y rồi trình Ban Chấp hành
Trung ương phê duyệt. Ban Chấp hành Trung ương có tiếng nói cuối cùng.
Những người được đề cử vào Ban Chấp hành Trung
ương khóa tiếp theo phải nhận được ít nhất năm mươi phần trăm cộng với một phiếu
bầu. Tháng 11 năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ việc Tổng Bí thư đề
cử Trần Quốc Vượng làm người kế nhiệm.
Ban Chấp hành Trung ương sắp mãn nhiệm sẽ gửi
kiến nghị tới các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Vào ngày cuối
cùng của Đại hội, các đại biểu sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Ban Chấp
hành Trung ương mới sau đó sẽ họp và bầu ra Bộ Chính trị, sau đó bầu chọn một
người trong Bộ Chính trị mới làm Tổng Bí thư.
Tóm lại, Tiểu ban Nhân sự có vai trò nòng cốt
trong việc định hình cơ cấu và thành phần của Ban Chấp hành Trung ương được bầu
tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 vào năm 2026. Nhưng tiếng nói cuối cùng vẫn
thuộc về các đại biểu đảng dự Đại hội 14.
*
RFA: Nếu tiếng nói cuối cùng thuộc về đại biểu tham
dự Đại hội 24, theo ông, điều gì quyết định việc bỏ phiếu của các đại biểu này
tại đại hội? Trong đại hội đó, có sự cạnh tranh giữa các ứng cử viên tiềm năng
cho vị trí Tổng Bí thư không?
Carlyle Thayer: Năm 2021 có 1.857 đại biểu tham dự Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Mỗi đại biểu được phát một danh sách tất cả các ứng cử viên đã được Ban Chấp
hành Trung ương sắp mãn nhiệm phê duyệt, để bầu vào Ban Chấp hành Trung ương mới,
hoặc Ban Chấp hành Trung ương khóa 14. Danh sách này được chú thích chi tiết về
vị trí mà ứng cử viên sẽ đảm nhiệm nếu được bầu.
Tại Đại hội không có hoạt động vận động tích cực
của cá nhân và các đại biểu không được đề cử bất kỳ ứng cử viên mới nào vào
danh sách đã được thông qua.
Cuộc bỏ phiếu là bí mật. Cũng có báo cáo rằng
do các hạn chế của đại dịch COVID, việc bỏ phiếu được thực hiện bằng phương thức
điện tử tại hội nghị vừa qua.
Có thể sẽ có cuộc thảo luận không chính thức
giữa các đại biểu tại Đại hội. Ví dụ, các đại biểu cùng tỉnh có thể thảo luận
quan điểm của họ.
Các đại biểu trước hết sẽ bỏ phiếu bầu ứng cử
viên vào Ban Chấp hành Trung ương mới. Như trên đã nói, chỉ những ứng cử viên
nhận được năm mươi phần trăm cộng với một phiếu bầu mới được trúng cử.
Sau khi Ban Chấp hành Trung ương mới được bầu,
Ban Chấp hành mới này sẽ tổ chức phiên họp toàn thể đầu tiên vào ngày cuối cùng
của Đại hội để bầu Bộ Chính trị mới. Sau đó, họ bỏ phiếu xem thành viên Bộ
Chính trị nào sẽ làm Tổng Bí thư. Tại đại hội vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương
sắp mãn nhiệm đã ấn định số lượng thành viên Bộ Chính trị mong muốn là 19 nhưng
chỉ có 18 người đủ điều kiện.
*
RFA: Nếu có tranh cử nội bộ trong đại hội đảng giữa
các ứng viên, điều đó có thể định hình chính trị Việt Nam như thế nào?
Carlyle Thayer: Các đại biểu tham dự đại hội toàn quốc chỉ có tác động không đáng kể đến
thành phần ban lãnh đạo mới. Họ được quyền lựa chọn nhiều ứng cử viên hơn số lượng
cần thiết để phục vụ trong Ban Chấp hành Trung ương. Kết quả cuối cùng chỉ khác
một chút so với hạn ngạch đặt ra cho giới tính, độ tuổi và khối ngành cho Ban
Chấp hành Trung ương mới.
Kết quả quan trọng nhất của việc bỏ phiếu tại
đại hội đảng toàn quốc là sự tiếp tục thay đổi thế hệ khi những người đương nhiệm
trên 65 tuổi và không được miễn trừ “trường hợp đặc biệt”, sẽ phải nghỉ hưu.
Nhóm ứng cử viên cho “tứ trụ” lãnh đạo – tổng
bí thư đảng, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội – phải phục vụ một
nhiệm kỳ 5 năm trong Bộ Chính trị mới đủ tiêu chuẩn. Ban Chấp hành Trung ương mới
sẽ bầu chọn ai là Ủy viên Bộ Chính trị và ai sẽ là Tổng Bí thư.
Chính Bộ Chính trị mới sẽ quyết định ai sẽ được
đề cử vào Quốc hội để phê chuẩn làm chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
*
RFA: Lý do bổ nhiệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
làm Trưởng Tiểu ban Nhân sự là gì? Việc để ông Trọng lãnh đạo Tiểu ban Nhân sự
phản ánh những ưu tiên, mục tiêu của đảng như thế nào?
Carlyle Thayer: Tổng Bí thư là người đứng đầu trong Bộ Chính trị. Ông Nguyễn Phú Trọng
sắp kết thúc nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ, và rất có thể sẽ nghỉ hưu tại
Đại hội toàn quốc lần thứ 14. Ông đã cống hiến toàn bộ sự nghiệp của mình cho
việc xây dựng đảng và loại bỏ những quan chức tham nhũng, bất tài và buộc những
người khác phải chịu trách nhiệm về cách họ thực hiện chính sách của đảng.
Trọng muốn để lại di sản của mình cho Đảng Cộng
sản Việt Nam. Việc ông được đề cử vào chức vụ Trưởng Tiểu ban Nhân sự cũng như
Trưởng Ban Văn kiện cho thấy ông được đa số ủng hộ trong Ban Chấp hành Trung
ương. Xây dựng đảng, chống tham nhũng và chống các hiện tượng tiêu cực sẽ vẫn
là ưu tiên hàng đầu của thế hệ cán bộ đảng tiếp theo.
.
RFA: Xin cảm ơn Giáo sư Carlyle Thayer đã dành cho
chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
----------------------------------------
Tin, bài liên quan
THỜI SỰ
Nghệ
sĩ lại được kêu gọi đấu tranh: cởi trói hay lấy lòng!
Quốc
hội cần ra luật “giám sát, ràng buộc trách nhiệm hình sự” liên quan công tác
nhân sự
Sách
chống tham nhũng của Tổng Bí thư: in cho ai đọc?
No comments:
Post a Comment