NATO
sẽ phản ứng nếu đường ống ở Biển Baltic bị cố ý phá hoại
11/10/2023
NATO
sẽ xem xét thiệt hại đối với đường ống dẫn khí đốt và cáp dữ liệu nối giữa các
quốc gia thành viên Phần Lan và Estonia, đồng thời có phản ứng “cứng rắn” nếu
nguyên nhân được xác định là một cuộc tấn công có chủ ý, Tổng thư ký NATO Jens
Stoltenberg nói hôm 11/10.
https://gdb.voanews.com/4d3ce59a-6b3c-4915-8d25-1fd1975b0ba7_w650_r1_s.jpg
Tổng
thư ký NATO Jens Stoltenberg và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Thiệt
hại trên đường ống Balticconnector và cáp viễn thông được xác nhận hôm
10/10 sau khi một trong hai nhà khai thác đường ống, Gasgrid của Phần Lan, ghi
nhận áp suất giảm và có thể bị rò rỉ vào tối Chủ nhật (8/10) trong một cơn bão.
Hôm 10/10,
Helsinki cho biết thiệt hại có thể do “hoạt động bên ngoài” gây ra và nguyên
nhân đang được điều tra, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực và đẩy
giá khí đốt lên cao.
“Bây giờ
điều quan trọng là xác định điều gì đã xảy ra và nó xảy ra như thế nào”, ông
Stoltenberg nói với các phóng viên ở Brussels trước cuộc họp của liên minh quân
sự.
“Nếu nó được
chứng minh là một cuộc tấn công có chủ ý vào cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO
thì điều này tất nhiên sẽ nghiêm trọng, nhưng nó cũng sẽ phải nhận được phản ứng
thống nhất và quyết tâm từ NATO”.
Đường
ống nối giữa Inkoo ở Phần Lan và Paldiski ở Estonia, đi qua Vịnh Phần Lan, một
phần của Biển Baltic kéo dài về phía đông vào vùng biển của Nga và kết thúc tại
cảng St Petersburg.
Hai
nhà điều hành hệ thống điện và khí đốt Elering của Estonia và nhà điều hành hệ
thống truyền tải khí đốt Phần Lan Gasgrid, vận hành đường ống Balticconnector,
mỗi bên sở hữu một nửa đường ống.
Các nhà điều
hành cho biết trong một tuyên bố rằng việc lập kế hoạch và tiến hành sửa chữa
đường ống sẽ mất ít nhất 5 tháng, với việc vận chuyển khí đốt có thể sẽ tiếp tục
trở lại sớm nhất vào tháng 4 năm sau.
Điện
Kremlin mô tả vụ việc này là “đáng lo ngại” và cho biết họ đang chờ thêm thông
tin.
Người phát
ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 11/10
rằng các đường ống dẫn Nord Stream của Nga bị hư hại do một cuộc tấn công ở Biển
Baltic, đề cập đến một sự cố xảy ra vào tháng 9/2022.
Sự
cố hôm 8/10 xảy ra khoảng một năm sau khi các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream
lớn hơn, đi qua Biển Baltic giữa Nga và Đức, bị hư hại do vụ nổ mà chính quyền
cho là do phá hoại.
Ông Henri
Vanhanen, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Phần Lan, cho biết vấn đề trọng
tâm sẽ là NATO sẽ phản ứng thế nào nếu có bằng chứng về một tác nhân nhà nước đứng
đằng sau vụ thiệt hại đường ống ở Biển Baltic.
“Tôi nghĩ
câu hỏi lớn về lâu dài là liệu chúng ta có các biện pháp rõ ràng nào để đối với
các hoạt động (phá hoại) như vậy không? Biện pháp ngăn chặn là gì?” ông
Vanhanen nói.
No comments:
Post a Comment