06/10/2023
https://baotiengdan.com/2023/10/06/kinh-hoang/
Đây là một trường tư thục ở Đăk Lăk. Ông hiệu trưởng tên Sơn nói
"Việc này là hoàn toàn bình thường"!
Thưa ông, duy nhất chỉ công an mới được quyền khám người. Mà khám cũng
phải có lệnh, có quyết định, phức tạp lắm chứ không phải thích khám là khám
đâu. Ấy thế mà ông Sơn này đã đè hơn 2000 học sinh cả nam lẫn nữ ra khám xét suốt
nhiều năm nay. Kinh hoàng!
Tôi ngạc nhiên, vì không hiểu tại sao một việc làm vừa phi pháp vừa phản
giáo dục đến thế và đã diễn ra trong suốt nhiều năm nay mà từ phụ huynh đến
chính quyền địa phương đều không biết hay có ý kiến gì!
Từ bao giờ học sinh đã bị đối xử như tù nhân vào trại vậy?
Mới hai ngày trước là một ông hiệu trưởng ở Hà Nội, cũng tư thục, đuổi
học học sinh vì chỉ vì ông bố có ý kiến, hôm nay lại đọc thấy tin gây phẫn nộ
này.
Tưởng chỉ hiệu trưởng công lập mới lộng hành, nhưng, thì ra, hiệu trưởng
tư còn có phần oanh liệt hơn.
Vì sao, vì sao? Sân sau, thân hữu hay vì thiếu thốn trường lớp mà học
sinh trở thành con tin, ai cũng có quyền bóp nặn và ra điều kiện?
Hình như đây không phải chỉ còn là câu chuyện pháp luật nữa, mà phải thấy
đó là một bài toán chính sách. Nếu không có sự phân luồng, phân công xã hội và
đảm bảo cho đa dạng nhu cầu của người học bằng một hệ thống trường công đầy đủ
và một thị trường tư thục trăm người bán vạn người mua, thì hiệu trưởng ở đâu
cũng sẽ là những vua kiểu "tao là luật, luật là tao".
Và cứ thế nó hủy hoại môi trường giáo dục, tàn phá nhân cách con người,
từng từng...
Thái Hạo
.
https://www.facebook.com/photo?fbid=712900214050334&set=a.234608251879535
BÁO
DÂN TRÍ - Hơn 2.000 học sinh bị soát cặp và người trước khi vào
trường
.
--------------------------------
Bài liên
quan:
Trường học lục cặp, soát người học sinh (VNE).
Hơn 2.000 học sinh bị soát cặp và người trước khi vào trường (DT).
Dừng ngay việc soát cặp, người của hơn 2.000 học sinh trước
khi vào trường (2Sao).
Yêu cầu trường dừng việc kiểm tra tư trang, soát người học
sinh (Nghệ An 24h).
Trường học ở Đăk Lăk dừng lục cặp, soát người học sinh (VNE).
No comments:
Post a Comment