Khi
nào Việt Nam công bố học thuyết quân sự mới?
10/10/2023
https://www.voatiengviet.com/a/khi-nao-viet-nam-cong-bo-hoc-thuyet-quan-su-moi-/7304557.html
Học
thuyết quân sự cập nhật lần này sẽ là hạt nhân của “Nghị quyết về Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới”? Nội dung về tác chiến hiện đại, cũng như đối
tượng tác chiến trong tương lai của QĐND Việt Nam tới đây liệu sẽ có gì thay đổi?
https://gdb.voanews.com/E48AF4F2-CD1D-4CEE-A7F5-D9EE7F4ACEE1_w650_r1_s.jpg
Sách trắng
Quốc phòng Việt Nam trong đợt công bố hồi tháng 11 năm 2019.
Tập
huấn thao trường, gợi hướng hội trường?
Theo nguồn
tin chưa tiết lộ danh tính, sau Hội nghị Trung ương 8 lần này, nhiều khả năng Bộ
Quốc phòng sẽ cập nhật hóa “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam”. Tại
đó, Bộ Tổng tham mưu sẽ phác họa học thuyết quân sự mới, hiện đại hóa quân đội
theo hướng chính quy, hiện đại, cũng như nâng cao năng lực an ninh quốc phòng
thời đại kỹ thuật số, chiến tranh mạng, chiến tranh điện tử và chiến tranh
không – hải từ xa, đặc biệt là ngoài khơi. Thật ra, đấy là những nhiệm vụ khá cấp
bách mà Việt Nam cũng đã và đang tiến hành thời gian gần đây để đáp ứng các yêu
cầu và đòi hỏi do “Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới” đặt ra. Tất nhiên, Nghị quyết này đang trong
giai đoạn hoàn thiện dự thảo. Vẫn biết đây là chuyện “quân cơ” tối mật,
nhưng có thể lạm bàn, vì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã hé lộ cho toàn
quân và toàn dân biết, thông qua việc liệt kê tổng kết 10 năm thực hiện Nghị
quyết Trung ương 8, khóa 11 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc như nội
dung quan trọng của kỳ họp lần này, thậm chí được thảo luận trước cả việc quy
hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng (BCHTƯ) khóa 14 (1).
Sáng
2/10/2023 – hẳn là không phải ngẫu nhiên – đúng vào lúc tại Trụ sở Trung ương Đảng,
BCHTƯ khóa 13 khai mạc Hội nghị trung ương lần thứ 8, thì cùng ngay vào thời điểm
ấy, tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia 4, Bộ Tổng Tham mưu QĐND cũng đã tổ
chức khai mạc tập huấn tác chiến không gian mạng, tác chiến điện tử toàn quân
năm 2023. Thượng
tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng (TTMT chỉ đạo khai mạc tập huấn.
Đợt tập huấn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động huấn luyện, đào tạo, diễn tập. Trong thời gian tập huấn, các lực
lượng sẽ được nghiên cứu, bồi dưỡng về phương thức tác chiến hiện đại và vai
trò của lực lượng tác chiến không gian mạng, tác chiến điện tử. (2). Phải
thừa nhận, đây là dịp hiếm hoi khi Việt Nam công khai nội dung các khía cạnh
khác nhau của một đợt tập huấn về phương thức tác chiến hiện đại. Việc công khai
hóa này lại được diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ.
Không chỉ có ý nghĩa về thời gian, việc công khai hóa này còn gắn với nội dung
tổng kết 10 năm thực hiện “Nghị quyết Trung ương 8 khóa 11 về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc” tại Hội nghị.
“Nghị quyết
Trung ương 8 Khóa 11” ra đời vào tháng 10/2013, với các nhiệm vụ và giải pháp gồm:
nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh chính
trị nội bộ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế,
kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết tốt các vấn đề xã
hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, tuyên truyền (3). Trong các
giải pháp này, Việt Nam luôn coi trọng củng cố vững chắc nền quốc phòng
toàn dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh có
sức chiến đấu cao. Đồng thời gắn quốc phòng với đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường quốc tế
thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do
không tiếp cận được văn bản gốc của Nghị quyết, nên các nội dung trên cũng chỉ
được rút ra từ các đợt sơ kết riêng lẻ. Phần “học thuyết quân sự” cách
đây 10 năm chỉ được đề cập một cách khá sơ sài. Trong bối cảnh ấy, các
phát biểu nặng về nội dung tác chiến của Phó TTMT càng mang ý nghĩa thời sự,
gợi hướng cho các Ủy viên trung ương Đảng tại các cuộc thảo luận về quốc phòng
trong Hội nghị TƯ8.
Kiện
toàn thành một thể thống nhất?
Những ai
theo thuyết “tam vị nhất thể” có thể ấn tượng trước bối cảnh tích hợp của hai sự
kiện “nóng” nói trên. Khai mạc tập huấn trùng thời điểm với Hội nghị trung
ương. Các sự kiện này diễn ra sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “can đảm”
vượt lên sự phân hóa trong Bộ Chính trị ĐCSVN để lấy một quyết định lịch sử,
nâng bang giao với Mỹ vượt cấp lên “Đối tác chiến lược toàn diện” (CSP) (4). Nội
dung “Tuyên bố chung Việt – Mỹ” ghi rõ mười trụ cột chính của
CSP trong thời gian tới đây. Trong các trụ cột ấy thì kinh tế – thương mại – đầu
tư… tất cả đều mang ý nghĩa an ninh. Thực ra, an ninh phi truyền thống và an
ninh truyền thống đã tạo thành sức mạnh tổng hợp cho an toàn, an ninh (5). Vì
thế, dù nội dung hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh được
xếp thứ tự ưu tiên gần cuối, nhưng điều này không hề giảm xu hướng kiện toàn
“kinh tế – quốc phòng – an ninh” thành một thể thống nhất (6). Quan niệm “tam vị
nhất thể” ấy càng được khẳng định, nếu ta nhìn vào một trong tám nội dung trong
các “Gợi ý tổng thể” (Fact Sheet): Quan hệ hợp tác an ninh song phương
Việt – Mỹ sẽ “nằm trong tăng cường an ninh chung của khu vực”. Ở đây là khu vực
Ấn Thái Dương tự do và rộng mở (FOIP) (7).
Trước
khi nâng vượt cấp bang giao Việt – Mỹ lên CSP, báo chí đã giới thiệu tầm nhìn
chiến lược trong xây dựng đường lối quân sự của TBT Nguyễn Phú Trọng trong một
tác phẩm vừa xuất bản. Nội dung sách được trình bày theo từng nhóm vấn đề, từng
nhiệm vụ của quân đội, thể hiện nhất quán quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, định hướng
lớn về đường lối quân sự, quốc phòng trong tư tưởng của TBT. Lần đầu tiên, tác phẩm của TBT
được lãnh đạo Bộ Quốc phòng giới thiệu rộng rãi trước công luận. Người đứng
đầu Đảng đã đưa ra đòi hỏi đối với quân đội: Song song với quá trình hiện đại
hóa quân đội là sự quan tâm đầu tư con người có đủ bản lĩnh, ý chí và trí tuệ để
xứng đáng với danh xưng “bộ đội Cụ Hồ”. TBT nhấn mạnh, đất nước phải
đối mặt với sự phức tạp và nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Nhiều
tình huống đặt ra “thách thức mất – còn” trong các mối quan hệ quốc
tế.… Có khi đặt chúng ta trước lựa chọn: chiến tranh hay hòa bình
(8).
Liên quan
đến vấn đề đối tượng tác chiến tới đây của quân đội nhân dân Việt Nam, có thể
hình dung qua câu trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng vào
ngày 5/10/2023 khi bà Hằng khẳng định với báo giới rằng, lãnh đạo Việt
– Mỹ hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng,
công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện của mỗi bên, thông qua cơ chế hợp tác
được cả hai phía thống nhất. Phía Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng
cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ
chế đã thiết lập (9). Theo bà Hằng, chưa có thông tin liên quan đến việc
Hà Nội và Washington đàm phán thương vụ mua bán vũ khí, trong đó Hoa Kỳ dự tính
bán một lô chiến đấu cơ F-16 cho Việt Nam. Cách trả lời “nước đôi” này của bà Hằng
cho thấy, Bộ Ngoại giao “chưa có thông tin” chứ không phủ nhận việc Việt, Mỹ
đang đàm phán về F-16. Theo tin nội bộ, phi công Việt Nam đã học lái loại máy
bay này cách đây mấy năm rồi. Một khi hai nước đã đủ lòng tin để dành
cho nhau quy chế “Đối tác chiến lược toàn diện”, lại không loại trừ việc
Washington sẽ cung cấp vũ khí hiện đại cho Hà Nội, thì hẳn nhiên, Việt Nam sẽ
khó mà giữ được quan điểm cũ, coi Mỹ là đối tượng tác chiến.
--------------------
Chú thích
(9) https://plo.vn/viet-nam-len-tieng-ve-kha-nang-mua-may-bay-f-16-cua-my-post755035.html
No comments:
Post a Comment